intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tm hiểu các hình thức hoạt động ngoại khóa

Chia sẻ: Nguyen Ngoc Tuan | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:4

637
lượt xem
29
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nó chỉ các hình thức hoạt động kết hợp với học tập vui chơi ở phạm vi ngoài phòng học của lớp, gắn việc học tập ở trường với cuộc sống xã hội, giúp học sinh hòa nhập được thực tế bên ngoài nhà trường.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tm hiểu các hình thức hoạt động ngoại khóa

  1. TÌM HIỂU CÁC HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA I.Vị trí của hoạt động ngoại khóa _ Là một hoạt động ngoại lớp _ Nó chỉ các hình thức hoạt động kết hợp với học tập vui chơi ở phạm vi ngoài phòng học của lớp , gắn việc học tập ở trường với cuộc sống xã hội , giúp học sinh hòa nhập được thực tế bên ngoài nhà trường. • Về tính chất : Là hình thức vui chơi trong học tập cho nên nó rất hứng thú và hấp dẫn • Về hình thức : Nó mở rộng môi trường hoạt hoạt động ,tạo điều kiện đưa học sinh vào cuộc sống, gắn kiến thức với thực tế cuộc sống. • Về nội dung : Nó không đóng khung trong trương trình chính khóa . Nó cũng không chỉ là dạy chữ mà là dạy con người , dạy làm người . Cần phân biệt hoạt động ngoại khóa với hoạt động phụ đạo và hoạt động bồi dưỡng - Học sinh cần phụ đạo là học sinh có kết quả học tập dưới mức đặt ra của chương trình về mặt kiến thức hoặc về mặt kĩ năng hoặc về cả hai. Tóm lại học sinh cần phụ đạo là học sinh kém . - Học sinh cần bồi dưỡng là học sinh có kết quả học tập trên mức yêu càu đặt ra của chương trình . các em được bồi dưỡng để có nhận thức và kĩ năng vững chắc hơn Cũng không thể lẫn lộn với bồi dưỡng học sinh có năng khiếu. Là loại học sinh có năng lực phát triển về nhận thức ,hoặc thực hành kĩ năng trên mức trung bình của học sinh cùng lưới tuổi , cùng trình độ. II.Nhiệm vụ của hình thức hoạt động ngoại khóa Có hai nhiệm vụ : *Nâng cao năng lực vận dụng kiến thức và kĩ năng của môn học vào trong cuộc sống , làm cho kiến thức kỹ năng môn học tiếp nhận được trên lớp chở nên sâu sắc hơn,tích cực hơn,kỹ năng sử dụng kiến thức trở nên thuần thục hơn.Nó còn làm cho các em quen dần với việc sử dụng các tài liệu tham khảo,từ đó mà làm phát triển nhu cầu tự học,năng lực nghiên cứu khoa học. * Đưa học sinh vào cuộc sống xã hội,vào cuộc sống tập thể.  Con đường tốt nhất để đào tạo con người mới cuả xã hội la nhà trường hòa bình vào cuộc sống.Chỉ có cách đó mới làm cho con người mà đào tạo thích ứng được với những biến đổi to lớn của cuộc sống.Đấy là chưa kể đến tác dụng mở rộng tầm mắt chính trị cho học sinh về tình hình và nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới.Từ đó mà giúp các em xác định được vị trí của mình trong xã hội,sống có đạo đức và văn hóa. III.NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA.
  2. * Phải tôn trọng tinh thần tự nguyện tham gia ,tính độc lập sang tạo của học sinh nhưng lại phải có tổ chức ,có hướng dẫn chu đáo. * Nội dung hoạt động phải gắn với chương trình học và hình thức hoạt động phải đa dạng,phong phú. IV. MỘT VÀI HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG NGOÀI LỚP Ở TIỂU HỌC. 1.Tham quan: a) Đặc trưng : tham quan là hình thức hoạt động tiến hành ở ngoài lớp ,là hình thức tiếp xúc với cuộc sống thực tế bên ngoài xã hội . Có tác dụng với nhiều mặt của họ sinh : - Về nhận thức : tạo điều kiện để ọc sinh nhận biết và quan sát sự vật , hiện tượng có liên quan mật thiết tới vốn sống , vốn hiểu biết của học sinh về cuộc sống . Làm phong phú vốn hiểu biết ,kể cả vốn ngôn ngữ. -Về tình cảm : tạo điều kiện cho học sinh hòa mình vào cuộc sống xã hội , nhờ đols mà khơi dậy cảm xúc nóng bỏng về cuộc sống , từ đó làm cho các em cảm thấy yêu và gắn bó hơn với cuộc sống xã hội. b) Phân loại : 3 loại tham quan * Tham quan mở đầu cho việc học tập một đề tài * Tham quan trong quá trình nghiên cứu đề tài *Tham quan để kết thúc việc nghiên cứu một đề tài c) Chuẩn bị tham quan - Về phía giáo viên , người tổ chức +Xác định đề tài và vị trí tham quan trong hệ thống các bài học , định rõ được mục đích giáo dưỡng và giáo dục của cuộc tham quan . Lựa chọn đối tượng nghiên của học sinh tại nơi tham quan. +Xây dựng kế hoạch tham quan .Dự kiến các công việc trong cuộc tham quan , xác định phương thức hoạt động ,các giai đoạn công tác trong cuộc tham quan. +dự kiến tổng kết tham quan .Thời gian và cách thức tổng kết ngay sau khi tham quan hay khi về lớp , dưới hình thức bài tập làm văn hay thu hoạch tranh vẽ. -Về phía trò +học sinh phải có hiểu biết về việc tham quan: Địa điểm tham quan , mục đích tham quan, những việc làm trong tham quan, cách tiến hành việc thực hành hay quan sát … +Phải hiểu rõ về mặt tổ chức : Nội dung tham quan , biên chế trong đội ngũ tham quan , vật dụng cần mang theo. 2) Đọc sách báo a) Đặc trưng _là một hình thức hoạt động ngoài lớp phổ biến và rất qan trọng đối với lứa tuổi tiểu học . Đó là một nhu cầu không bao giờ thỏa mãn của trẻ nhỏ, là moojthoatj động không thể thiếu đối với mỗi người trong đời sống văn hóa .
  3. _là một phương tiện dễ tạo ra nhất để tự học, nâng cao trình độ văn hóa và giáo dục của mỗi người. đọc sách được tổ chức đúng cách sẽ giúp hoàn thiện các quan điểm , các khái niệm hình thành thế giới quan của người đọc và do đó ảnh hưởng đền hành vi , đến năng lực của người đọc , thúc đẩy người ta tham gia đời sống xã hội, giúp giáo dục đạo đức , hình thành những thị hiếu thẩm mĩ cho người đọc. _Đòi hỏi phải có phương pháp thì mới có lợi , mới phát huy được tác dụng . b) các dạng đọc sách * Đọc sách để giải trí *Đọc sách để học tập 3) Làm báo a)Đặc trưng Có tác dụng rất thiết thực đến việc phát triển năng lực sử dụng tiếng việc của học sinh . Mỗi báo cáo các em viết hính là một bài văn . Báo trong nhà trường là tấm gương phản ánh các mặt hoạt động của học sinh ,nội dung có thể phản ánh các sinh hoạt của lớp , trao đổi những vấn đề học tập, Cũng có thể là nơi trao đổi tiếng cười , lời phê phán nhẹ nhàng với những thói hư tật xấu cần sữa chữa . Gồm các bài viết ,bức tranh của các bạn trong lớp, các sưu tập phục vụ học tập…. Báo trong nhà trường , nhất là nhà trường tiểu học không nên và không thể diễn ra thường xuyên , chỉ nên tổ chức vào các dịp kỉ niệm đặc biệt. b) Các hình thức *Báo tường Phổ biến nhất thường giao cho một hai học sinh trong lớp viết chữ đẹp, trình bày các bài viết của các bạn lên tờ giấy to. *Báo bảng Là hình thức báo viết phấn chữ to. 4) Tổ chức văn nghệ a) Đặc trưng Hoạt động văn nghệ này khác với các hoạt động trình diễn văn nghệ bình thường ở chỗ : các tiết mục trình diễn phải có nội dung gắn liền với chương trình học trong nhà trường Đây là hình thức hoạt động ngoại khóa rất hứng thú , có tác dụng rất lớn về nhiều mặt. b) Các hình thức tổ chức *Hoàn cảnh *kịch ngắn *Ngâm thơ *Độc tấu-kể chuyện *Ca hát
  4. 5) trò chơi học tập a) Đặc trưng . Trò chơi là một trong những phương tiện làm phát triển óc thông minh , sang tạo , giáo dục tư tưởng , tình cảm tốt đẹp cho học sinh . Trò chơi gây không khí thi đua lành mạnh . Trò chơi học tập phải có nội dung gắn liền với nội dung các bài học trong chương trình . Nó phải góp phần khắc sâu kiến thức , kĩ năng bài học , lí tướng nhất là biến các bài luyện tập trong chương trình thành trò chơi. Khi đã sử dunhj trò chơi thì nhất thiết phải đổi thay cách tổ chức giờ học b) Một vài hình thức trò chơi học tập * Tìm từ lạc * Tìm tiến điền vào chỗ trống *Xếp từ thành nhóm *Tìm từ điền ô trống *Xếp câu thành đoạn , bài * Viết văn liên hoàn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2