Tổng quan về khoa học và công nghệ
lượt xem 69
download
Khoa học là hệ thống tri thức gồm những quy luật về tự nhiên xã hội và tư duy được tích luỹ trong quá trình nhận thức trên cơ sở thực tiễn được thể hiện bằng những khái niệm , phán đoán học thuyết . bản chất của khoa học ở góc độ này là hệ thống tri thức mang tính quy luật-Vai trò nhiệm vụ của nó bao gồm cả hai chức năng nhận thức và cải tạo thế giới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tổng quan về khoa học và công nghệ
- Tổng quan về khoa học và công nghệ I ) Khái niệm chung về khoa học và công nghệ. 1) Khái niệm khoa học. Khoa học là hệ thống tri thức gồm những quy luật về tự nhiên xã hội và tư duy được tích luỹ trong quá trình nhận thức trên cơ sở thực tiễn được thể hiện bằng những khái niệm , phán đoán học thuyết . bản chất của khoa học ở góc độ này là hệ thống tri thức mang tính quy luật-Vai trò nhiệm vụ của nó bao gồm cả hai chức năng nhận thức và cải tạo thế giới. Khoa học cũng có thể được xem là một hiện tượng của đời sống xã hội. Nó vừa là hệ thống những tri thức , vừa là sự sản xuốt tinh thần –sản xuốt ra những tri thước cũng như hoạt động thực tiễn dựa vào tri thức đó. Khoa học là hệ thống tri thức chân thực về thế giới đã được kiểm nghiệm qua thực tiễn. Một cách tổng quát khoa học như là hệ thống thể chế, như là hệ thống hoạt động và như là hệ thống tri thức. Chúng ta cũng có thể xem khoa học là hệ thống hoạt động ta có thể định nghĩa sơ lược khoa học là hệ thống những hoạt động đặc biệt, những hoạt động đòi hỏi làm lượng chất xám. Chủ thể của hoạt động này phải được đào tạo, có năng lực chuyên môn. Sản phẩm của hoạt động đó là sản phẩm khoa hộc một thứ hàng hoá công cộng. Đó là lí do giả thích vì sao hoạt động khoa học được xếp vào khu vực kinh tế nhà nước. ở khía cạch thứ ba khoa học như là hệ thống tri thức. Trình độ phản ánh của khoa học ở giai đoạn nhận thức cảm tính và kinh nghiệm. Tri thức khoa học rõ ràng không phải từ trên trời rơi xuống tỉnh dậy sau một đêm là có tri thức khoa học. Tri thức khoa học phải kế thừa hệ thống tri thức cũ, đã có để đi đến những tri thức mới. Khoa học là sự biểu hiện của sự khôn ngoan của trí tụê đồng thời là một nguồn tài nguyên vô tận cho cuộc sống của con người. Tóm lại khoa học hiểu một cách chung nhất là hệ thống tri thức của nhân loại vể tự nhiên, xã hội và tư duy được của con người tích luý trong lịch sử. 2 ) Công nghệ. Công nghệ có xuất xứ từ hai tiếng Hy Lạp cổ: techno- tài năng nghệ thuật, kỹ thuật sự khoé loé, logy- lời lẽ ngôn từ cách diễn đạt. ỏ đây công nghệ đã bao gồm trong nó yếu tố kỹ thuật. Công nghệ là khoa học làm, khoa học ứng dụng nhằm vận dụng các quy luật tự nhiên và các nguyên lý khoa học, đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần của các con người. 1
- Công nghệ là các phương tiện kỹ thuật, là sự thể hiện vật chất hoá các tri thức ứng dụng khoa học. Công nghệ là tập hợp các cách thức, phương pháp dựa trên cơ sở khoa học và được áp dụng vào các ngành sản xuất khác nhau để tạo ra các sản phẩm vật chất và dịch vụ. Một cách tiếp cận khác, công nghệ là tổ hợp nhiều công đoạn của quá trình biến đổi tri thức khoa học thành sản phẩm và dịch vụ. Công nghệ bao gồm bốn yếu tố: Phần trang bị, phần con người, phần thông tin và tổ chức quản lý. Phần trang bị chính là phần cứng của công nghệ bao gồm máy móc, thiết bị .... Phần thông tin là phần mềm của công nghệ. Đó là dữ liệu, tư liệu, bản mô tả sáng chế bí quyết ký thuật. Tóm lại công nghệ là tập hợp các phương pháp, quy trình kỹ năng, bí quyết, công cụ, phương tiện dùng để biến các nguồn lợc thành sản phẩm. II ) Mối quan hệ giữa khoa học và công nghệ Khoa học Phương tiện thiết bị Công nghệ ← ↓ ↑ Phát minh sáng tạo Khám phá → áp dụng Trước hết khoa học và công nghệ có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Từ hai khái niệm được viết tách rời nhau thì giữa hai khái niệm được nối với nhau thành khái nịêm kép với dáu gạch nối (-). Vấn đề cốt lõi của nó là ở chỗ quan hệ vật chất giữa khao học và công nghệ. Đó là mối quan hệ hai chiều biện chứng. Khoa học là tiền đề, là cơ sở của công nghệ. Có người xem khoa học và công nghệ có quan hệ phát sinh và tất nhiên phát sinh là công nghệ. Con người chỉ sau khi hiểu được bản chất của vạn vật quanh họ, quy luật vận động của chúng, lúc đó con người mới nghĩ được đến việc lợi dụng chúng như thế nạo?. Thế giới mở ra theo sự hiểu biết của con người. Kiến thức khoa học là ngọn nguồn của công nghệ. Khoa học càng phát triển thì công nghệ càng có điều kiện để mở rộng phát triển theo. Nhưng chính công nghệ lại chính là phương tiện để đưa khoa học vào cuộc sống, tăng giá trị xã hội của khoa học. Nói cách khác từ thực tiến đến khoa học và khoa học qua công nghệ trở lại phục vụ cho thực tiễn 2
- cuộc sống và sản xuất công nghệ đã biến năng lực cải tạo thế giới tiềm ẩn của khoa học thành hiện thực. Công nghệ còn là điều kiện thúc đẩy, hỗ trợ hoạt động nghiên cứu khoa học nhân thức thế giới. Đều này là rõ ràng không cần bàn cãi nhiều, nhờ có thiết bị phương tiện hiện đại người ta dễ dàng và nhanh chóng tiến hành các hoạt động nghiên cứu mà trước đây cần một khoảng thời gian rất lớn. Nhờ công nghệ các thao tác nghiên cứu thủ công được loại bỏ. Công nghệ đã tham gia vào quá trình nghiên cứu khoa học, đóng góp vào kết quả nghiên cứu khoa học. III ) Vai trò của khoa học công nghệ. Khoa học công nghệ có vai trò đặc biệt quan trọng đối với xã hội loại người. Sự tác động của khoa học công nghệ có thể được tìm thấy trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Tuy nhiên chúng ta có thể đánh giá tầm quan trọng của khoa học công nghệ đối với sự phát triển kinh tế xã hội. 1)Mác từng khẳng đình: “ Những thời đại kinh tế khác nhau không phải ở chỗ chúng sản xuất ra cái gì mà là ở chỗ chúng sản xuất bằng cách nào với những tư liệu lao động nào? Mức độ phát triển của khoa học công nghệ là cơ sở tạo ra các phương tiện và cách thức sản xuất của loại người do đó nó quyết đình trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, quy định sự phát triển của thời đại. Mỗi bước tiến của khoa học- công nghệ chính là cơ sở vạch thời đại. 2) Khoa học- công nghệ có vai trò then chốt, là đầu tàu đối với sự phát triển kinh tế của các nước. Khoa học công nghệ mở đường cho kinh tế phát triện. 3) Những đổi mới từ lĩnh vực hoạt động khoa học công nghệ là ngọn nguồn của làn sóng chính làm thay đổi đời sống kinh tế xã hội của loài người dẫn chúng ta đến cách tiếp cận mơí về vai trò khoa học công nghệ. Khoa học công nghệ ngày nay đã biểu hiện sức mạnh của trí tuệ của loài người, là cơ sở động lực quan trọng nhất cho sự phát triện kinh tế xã hội của các quốc gia. Khoa học công nghệ đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp và quan trọng hàng đầu. Đây là đặc trưng lớn nhất được nhiều người đồng tình nhất. Những thành tựu khoa học có thể thông qua hai yếu tố nói trên để đến lực lượng sản xuất. Nó có thể vật chất hoá trong tự nhiên sản xuất mới và đối tượng lao động. Những thành tựu khoa học nào không được vật chất hoá được trong tư liệu lao động và đối tượng lao động sẽ qua con người để đến lực lượng sản xuất. Vai trò động lực của khoa học công nghệ có thể khái quát ở một số điểm cơ bản sau: 3
- a)Sự thay đội về chất trong cơ cấu lực lượng sản xuất. Dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại lực lượng lao động dã có những biến đổidáng kể. Ngày nay, dưới tác động của cách mạng khoa học công nghệ hiện đại quan niệm về lực lượng lao động có phạm vi rộng hơn sẽ có cơ cấu khác nhau đáng kể: Lực lượng lao động phải được bao gồm không chỉ lao động cơ bắp mà bao gồm cả lao động kỹ thuật. Lao động cơ bắp không còn là lao động đặc trưng mà lao động trí tuệ mới trở thành đặc trưng. Tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại không chỉ thúc đẩy và nâng cao tính chất xã hội hóa của lực lượng sản xuất trong từng ngành, từng quốc gia mà còn vượt khỏi khuôn khổ quốc gia trở thành lực lượng sản xuất mang tính quốc tế hoá. Sự chín muồi của tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất đến lượt nó lại có tác động đến việc nâng cao trình độ sản xuất kinh tế trong nước và trên phạm vi quốc tế. b)Sự thay đổi nhanh chóng về cơ cấu kinh tế của mọi kinh tế thế giới. Tính chất mới của nền kinh tế thế giới biểu hiện ở tốc độ nhanh với tính chất này các quốc gia muốn đuổi kịp và vượt nhau để trở thành một quốc gia giàu có văn minh không phải ở độ dài thời gian và giàu tài nguyên, mà là ở chỗ quồc gia đó tạo ra một tốc độ nhanh để sao cho hàm lượng lao động tri tuệ chiếm ưu thế so với lao động cơ bắp. Cơ cấu ngành sản xuất đã có sự thay đổi đáng kể. Về cơ cấu ngành sản xuất đã và đang diễn ra quá trình giảm tương đối của các ngành sản xuất vật chất và quá trình tăng trưởng đối với các ngành sản xuất phi vật chất. c) sự thay đổi từ chiến lược kinh tế quốc gia sang chiến lược kinh tế quốc tế. Phân công lao động quốc tế diễn ra cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. phân công lao động thực chất là sự chuyên môn hoá lao động và do đó chuyên môn hoá sản xuất. Sự chuyên môn hoá càng sâu thì hợp tác háo ngày càng mở rộng và chặt chẽ. Sự tác động của khoa học công nghệ đối với kinh tế thế giới 4
- Chiến lược phát triển lực lượng sản xuất: Đồng bộ hoá giữa tư liệu sản xuất hiện đại ứng với con người hiện đại Thay đổi sở hữu và cơ chế kinh tế: -từ sở hữu thuần tuý sang đa dạng -từ cơ chế kinh tế thuần tuý sang cơ chế hỗn hợp Tính chất mới của nền kinh tế Tốc độ nhanh - sản xuất (tính tức thời) - tiêu thụ - huỷ bỏ sản phẩm Cách mạng khoa học và công nghệ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành: Các ngành phi vật chất tăng nhanh Các ngành công nghệ mới tăng nhanh và có hiệu quả hơn các ngành truyền thống Thay đổi cơ cấu giá trị hàng hoá Ngành công nghiệp truyền thống: tỷ trong c>v Ngành công nghiệp mới: tỷ trong c
- Thay đổi chiến lược kinh doanh Từ chuyên môn hoá→đa dạng hoá Từ quốc gia→đa quốc gia Quy mô lớn→nhỏ Chiến lược đầu tư vốn giữa các nước: đầu tư xemn kẽ vốn giữa các nước phát triển với nhau có tốc độ nhanh hơn so với đầu tư qua các nươcs kém phát triển. Chiến lược tái sản xuất: chuyển từ mô hình chiều rộng là chủ yếu sang mô hình chiều sâu là chủ yếu 4) Khoa học công nghệ đối với các nước đang phát triển kém phát triển là giải pháp quan trọng hàng đầu. Vai trò của khoa học công nghệ đối với sự phát triển của nền kinh tế ở nước Việt Nam Từng bước biến đổi về chất lượng sản xuất và trình độ xã hội hoá sản xuất Từng bước thực hiện chiến lược đồng bộ hoá tư liệu sản xuất và con người hiện đại Chuyển từ độc quyền, từ độc tôn sở hữu sang đa dạng hỗn hợp để có tự do kinh doanh và tự chủ. Chuyển từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường. Cách mạng khoa học và công nghệ Chịu ảnh hưởng tiến đến thích nghi với tính chất mới của nền kinh tế thế giới về tốc độ nhanh (mua nhanh, bán nhanh, huỷ bỏ sản phẩm nhanh, sản xuốt nhanh) Thay đổi cơ cấu kinh tế ngành, vùng, đặc thu, đô thị hoá qua phân công lại lao động thoe hướng cơ cấu: công-nông- dịch vụ hiện đại gắn với phân công và hợp tác kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng. 6
- Thay đổi chiến lược kinh doanh -từ kinh doanh chuyên môn hoá→đa dạng hoá -từ quốc gia →xuyên và đa quốc gia -từ quy mô lớn →quy mô vừa và nhỏ làm chính Từng bước chuyển mô hình tái sản xuốt từ giản đơn sang cả chiều rộng lẫn chiều sâu→ sâu là chủ yếu. Tóm lại khoa học công nghệ tạo ra ngành kinh tế mới, cách thức tạo ra của cải mới, những đối tượng lao động mới cho sự phát triển của xã hội loài người. Thực trạng khoa học công nghệ của Việt Nam và các giải pháp phát triển khoa học công nghệ I ) Thực trạng khoa học công nghệ của Việt Nam Việc đánh giá thực trạng khoa học công nghệ là hết sức cần thiết. Đó là căn cứ để đưa ra các giải pháp cho tương lai khoa học công nghệ nước nhà. Nạn mù chữ tính đến năm 2000 cơ bản đã bị xoá bỏ, số người biết chữ đã đạt 93,7% dân cư. Trong tương lai số lượng cán bộ khoa học công nghệ có nhiều khả năng được tăng cường phát triển. Số sinh viên đại học trên một vạn dân năm 2000 là 117 người và dự báo sẽ tăng lên trong các năm tiếp theo khi xã hội hoá giáo dục được đẩy mạnh chế độ học tập suốt đời được ý thức đầy đủ. Nhịp độ tăng trưởng kinh tế năm 2000 là 7%. Đó là tốc độ tăng trưởng khả thi nền kinh tế toàn cầu đang rơi vào suy thoái kết quả này là sự đóng góp của các ngành kinh tế mà có sự trợ giúp đắc lực của khoa học-công nghệ mới. Trong lĩnh vực nông nghiệp khoa học công nghệ đã được đưa vào ứng dụng và đem lại những thành tựu đang thuyết phục. Nhiều vùng sản xuất nông sản hàng hoá tập trung gắn với công nghiệp chế biến bắt đầu được hình thành sản phẩm nông nghiệp đa dạng hơn. Trong ngành thuỷ sản lâm nghiệp đã đạt được sự tiến bộ đáng kể về sản lượng, chất lượng. Xuất khẩu nông lâm thuỷ sản năm 2000 đạt 4,3 tỷ USD. 7
- Từ năm 1995-2000 nhịp độ tăng trưởng công nghiệp bình quân 13,5%. Xuất khẩu công nghiệp đạt 10 tỷ USD năm 2000. Hệ thống thông tin quốc gia được hoàn thiện dần đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới. Cách mạng thông tin trong nước đã và đang được xây dựng. Mạng CP-Net được xây dựng, từ cuối năm 1997 cả nước đã có 94 mạng LAN. Các dự án cơ sở dữ liệu quốc gia đã được xây dựng, triển khai và đem lại hiệu quả thiết thực từng bước hình thành một xã hội thông tin. Tuy nhiên phải nói rằng nền khoa học công nghệ nước cũng đang bộc lộ nhưng yếu kém. Những yếu kém này nếu không sớm được khắc phục sẽ là lực cản rất lớn trên bước đường phát triển. Về đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ một thực tế đáng báo động là “Đội ngũ tri thức đã bị lão hoá nặng nề”. Hiện tượng hẫng hụt giữa các thế hệ là khá rõ. Tuổi thọ trung bình của cán bộ khoa học công nghệ làm việc ở các viện nghiên cứu từ 45-46 tuổi, lứa tuổi trên 45 chiếm 65-70%. Các cơ quan nghiên cứu khoa học và phát triển của nước ta quá cồng kềnh và có quá nhiều đầu mối chân được sắp xếp cho đồng bộ, còn phân tán, thiếu phối hợp do đó đạt hiệu quả thấp. Các viện nghiên cứu và các trường đại học chưa gắn kết với nhau. Việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật thiếu tập trung dứt điểm cho từng mục tiêu. Cán bộ khoa học công nghệ có trình độ cao đã ít lại chưa được sử dụng tốt. Những yếu kém của khoa học công nghệ nước ta có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau song nguyên nhân cơ bản là sự quản lý Nhà nước về khoa học công nghệ chưa đáp ứng được yêu cầu. Các chính sách ban hành, thực hiện còn chậm tính khả thi thấp. Cơ chế nhìn chung còn chưa đồng bộ, có thể nói là chắp và cứng nhắc chưa được sửa đổi bổ sung kịp thời trong thực tiễn để hoà nhập vào đời sống khoa học công nghệ sôi động trong thời đại mới. II ) Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý Nhá nước về khoa học và công nghệ. 1)Xây dựng một hệ thống chính sách và cơ chế pháp lý cho sự nghiệ khoa học và công nghệ phát triển thuận lợi Nhà nước cần cung cấp những điêù kiện cần thiết cho nghiên cứu khoa học, coi lao động trí tuệ – vốn quý nhất trong vốn quý lao động ; đổi mới ngay hệ thống thang bậc lương cũ đối với các ngành khoa học; xây dựng chính sách tiền lương đúng đắn với ngành này. Sớm có những chính sách có tác dụng kích thích các chủ thêt sản xuất kinh doanh ở tất cả các hình thức sở hữu trong và ngoài nước đầu tư sức người sức của vào việc trang bị công nghệ hiện đại. 2)Đổi mới hệ thống các tổ chức khoa học công nghệ để tăng hiệu quả đầu tư và quả lý của Nhà nước. Đối với các tổ chức nghiên cứu hoạt 8
- động có hiệu quả cần có hướng ưu tiên phát triển. Nước ngoài đối với các tổ chức khoa học công nghệ không phát huy được tác dụng sớm có cách giải quyết phù hợp: giải thể ; chuyển hướng sang sản xuất kinh doanh. 3)Cần kết hợp chặt chẽ khoa học-công nghệ với ngành giáo dục và đào tạo và tận dụng các cơ hội hợp tác quốc tế để phát triển nguồn nhân lực cho sự nghiệp khoa học- công nghệ. 4)Hệ thống các tổ chức quả lý khoa học cần củng cố thống nhất và phải đổi mới phương pháp quả lý các hoạt động khoa học- công nghệ. 5)phát huy năng lực quả lý của đổi ngũ cán bộ quả lý của Nhà nước và các tổ chức khoa học – công nghệ. 6)Đẩy mạnh hợp tác quốc tế chuyển giao công gnhệ . 7)xây dựng đồng bộ các loại thị trường trong đó có thị trường khoa học- công nghệ. Sự lớn nhanh của Việt Nam trong tương lai phụ thuộc rất lớn vào năng lực khoa học- công nghệ. Vì vậy chúng ta phải thêm hết nhân tài vật lực vào hoạt động này, coi đó là sự đầu tư hiệu quả nhất, lợi nhuận cao nhất. Khi cuộc cách mạng khoa học – công nghệ đang diễn ra sôi động mạnh mẽ trên thế giới chúng ta cần phải có cách hoà minh vào dòng chảy của thời đại cố gắng bắt nhịp và chạy sang hành thậm chí vượt thời đại. 9
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
MỘT SỐ NÉT TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
13 p | 1387 | 467
-
kỷ yếu hội thảo chuyên đề internet of things (iot): Ứng dụng công nghệ thông tin và internet of things (iot) trong hoạt động thư viện – y tế phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học và khởi nghiệp (phần 2)
49 p | 173 | 36
-
Đánh giá khoa học và công nghệ trong điều kiện của Việt Nam
148 p | 121 | 35
-
Hà Nội và Bách khoa thư (Tập 6): Phần 1
285 p | 121 | 24
-
Nhân lực khoa học và công nghệ: Từ khái niệm của các tổ chức quốc tế đến khả năng vận dụng cho Việt Nam
12 p | 109 | 6
-
Biểu tượng trong một số tiểu thuyết về chiến tranh biên giới Tây Nam Việt Nam
12 p | 20 | 6
-
Khoa học và công nghệ Việt Nam 2021: Công cuộc đổi mới và sáng tạo - Phần 1
124 p | 9 | 4
-
Khoa học và công nghệ Việt Nam 2020: Công cuộc đổi mới và sáng tạo - Phần 1
122 p | 13 | 4
-
Nâng cao chất lượng đào tạo của Khoa Công nghệ thông tin
9 p | 36 | 4
-
Sự phù hợp của thang đo HEDPERF trong đo lường nhận thức về chất lượng dịch vụ giáo dục của sinh viên: Nghiên cứu trường hợp Đại học Công nghiệp Hà Nội
6 p | 93 | 4
-
Đề xuất bộ chỉ tiêu thống kê về ứng dụng, chuyển giao và đổi mới công nghệ
10 p | 45 | 3
-
Công tác chuyển đổi số tại các cơ quan, trường học, doanh nghiệp tại Hải Dương
9 p | 6 | 3
-
Tổng quan nghiên cứu về phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua hoạt động khám phá khoa học và công nghệ
11 p | 7 | 3
-
Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ và Giải thưởng Hồ Chí Minh: Phần 2
139 p | 67 | 2
-
Phát triển năng lực nghiên cứu khoa học cho sinh viên dựa trên dạy học tích hợp nghiên cứu
9 p | 10 | 2
-
Một số vấn đề về sự tham gia của các bên liên quan trong quy trình hoạch định chính sách khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo vì các mục tiêu phát triển bền vững
17 p | 12 | 2
-
Chuyển đổi số trong công tác quản lý dữ liệu khoa học của giảng viên trường Đại học Xây dựng Miền Tây
6 p | 8 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn