intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tránh những cái chết oan uổng vì sặc

Chia sẻ: Ngo Van Quang | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:2

75
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khoảng 7g30 sáng 21/3/2000, sau khi cho đứa con trai đầu lòng mới 11 ngày tuổi bú xong, người mẹ đặt con nằm xuống giường rời quay vào bếp. Chỉ ít phút sau, trở lại bên giường, người mẹ đã phát hiện đứa bé miệng đầy sữa, người tím tái, thở ngáp cá...Hoảng hốt, chị đưa bé đi cấp cứu ngay. Đúng 8 giờ, khoa Cấp cứu BV. Nhi đồng 1 TP. HCM đã tiếp nhận bé (D.H.V, nhà ở P11, Q3). Và dù đã cố gắng hết sức, nhưng các bác sĩ đành bó tay, vì bé được đưa đến trong tình trạng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tránh những cái chết oan uổng vì sặc

  1. Để tránh những cái chết oan uổng vì... sặc (Trích Báo Phụ Nữ ngày 25/3/2000) Khoảng 7g30 sáng 21/3/2000, sau khi cho đứa con trai đầu lòng mới 11 ngày tuổi bú xong, người mẹ đặt con nằm xuống giường rời quay vào bếp. Chỉ ít phút sau, trở lại bên giường, người mẹ đã phát hiện đứa bé miệng đầy sữa, người tím tái, thở ngáp cá...Hoảng hốt, chị đưa bé đi cấp cứu ngay. Đúng 8 giờ, khoa Cấp cứu BV. Nhi đồng 1 TP. HCM đã tiếp nhận bé (D.H.V, nhà ở P11, Q3). Và dù đã cố gắng hết sức, nhưng các bác sĩ đành bó tay, vì bé được đưa đến trong tình trạng đã ngưng thở, ngưng tim, khi đặt nội khí quản để giúp thở thì thấy toàn là sữa chảy ra. Bé đã chết vì sặc sữa! Đó là câu chuyện đau lòng mà chúng tôi mới biết ngày hôm qua. Hai năm trước, cũng tại khoa Cấp cứu – Săn sóc tăng cường của bệnh viện này, chúng tôi đã từng chứng kiến liên tiếp hai cái chết đau lòng khác của một đứa bé 4 tuổi bị sặc... chanh (do bà nội vắt chanh vào họng khi bé đang sốt) và một bé 6 tháng tuổi bị sặc bột! Chuyện sặc ở trẻ em – rõ ràng vẫn chưa thể tránh được những cái chết oan uổng! Nguyên nhân gây sặc Sặc là một phản xã co thắt thanh môn, khi có đồ ăn thức uống hay dị vật lọt vào khí quản làm tắc nghẽn đường thở, mà hậu quả xấu nhất là dẫn đến tử vong. Với trẻ em, chỉ ngưng thở 4 phút là đã gây ra chết não. Một số trường hợp cứu sống được thì đứa bé cũng bị di chứng não (bại não do não không được cung cấp oxy trong thời gian bé bị ngưng thở) thành tàn tật suốt đời. Trẻ dưới một tuổi rất dễ bị sặc trong khi bú sữa, ăn bột hoặc uống thuốc, do cho bú không đúng tư thế (nằm ngửa đầu), bình sữa không đúng vị trí (sữa không ngập hết núm vú làm bé nuốt nhiều hơi), lỗ núm vú quá to làm sữa chảy xuống nhanh, bé nuốt không kịp... Nhiều bà mẹ vì bận bịu nên cứ để bé nằm ôm bình bú một mình, bình sữa được chèn giữ bằng gối. Bé còn quá nhỏ để có những phản xạ để tự bảo vệ khi sặc. Đến khi bà mẹ phát hiện bé bị sặc, thì sữa đã chảy tràn vào hai cuống phổi! Một sai lầm thường thấy nữa là: dỗ đứa bé đang khóc bằng việc ấn bình sữa vào miệng bé, rất dễ gây sặc. Cũng như tật lười ăn ở trẻ con, người nhà thường bắt ép đứa bé phải ăn, dù đang la khóc hoặc cố chọc cho bé cười để há miệng ra là đút ngay bột, cháo... mà không lường hết những nguy hiểm do sặc. Vừa cho trẻ ăn vừa đùa giỡn với bé cũng là một nguyên nhân gây sặc. Sặc thuốc: tâm lý các bé thường sợ uống thuốc mà các phụ huynh lại hay sốt ruột, lo lắng nên đổ vội vào miệng đứa bé đang giẫy khóc. Thậm chí có khi còn bóp mũi cho bé há miệng ra để đổ thuốc vào. Chưa kể đến việc cho bé dưới một tuổi uống cả viên cho mau khỏi bệnh. Ngoài ra, còn phải nói đến những cái chết oan uổng vì hủ tục “đổ sả nặn chanh”, khi đứa bé đang sốt cao co giật. Chanh nguyên chất có hàm lượng axit cao không chỉ gây phản ứng sặc, mà còn gây phỏng niêm mạc môi, họng bé! Với các trẻ trên một tuổi dị vật gây tắc nghẽn đường thở có thể là các loạt hạt: hạt dưa, hạt cam, hạt sapuchê, đậu phộng, đậu xanh, hạt mãng cầu, hạt chôm chôm, đuôi bút bi,
  2. các loạt viên: viên bi, viên thuốc... Nguyên nhân gây sặc là do trẻ tự bóc ăn, tự bỏ vào miệng các loại thức ăn, đồ vật. Ngăn ngừa và xử lý đúng khi trẻ bị sặc là điều quan trọng Hạn chế không để trẻ bị sặc là điều các bậc phụ huynh cần lưu ý. Đồng thời, cũng phải hết sức cảnh giác với loại sặc do dị vật lọt vào đường thở, bởi tính hiếu động ở trẻ độ tuổi nhà trẻ, mẫu giáo. Các bậc phụ huynh nên tránh để các loại đồ chơi nhỏ xíu, các loạt hạt, nút áo, kim gút... trong tầm tay bé, và cần nắm vững những nguyên tắc cơ bản để cấp cứu tại chỗ khi trẻ bị sặc: Sau khi xác định tình trạng ngưng thở của trẻ (không nhìn, nghe, cảm thấy hơi thở của trẻ) bạn nên tiến hành thổi ngạt. Áp sát miệng bạn vào miệng và mũi trẻ, thổi 2 hơi mạnh, (đầu và cằm trẻ được nâng ngửa ra). Sau đó đặt trẻ nằm sấp theo cánh tay bạn, đầu thấp rồi vỗ mạnh bằng lòng bàn tay vào lưng trẻ 4 cái, để tăng áp lực đường thở tống dị vật ra. Tiếp tục lật em bé trở lại nằm ngửa ra trên tay bạn (theo kiểu trở bánh tráng) đầu vẫn thấp, rối ấn mạnh vào ngực 4 cái bằng hai ngón tay bạn. Liên tục như thế từ 6 – 10 lần vừa vỗ lưng vừa ấn ngực, đến khi bé thở lại được và tống hết đàm nhớt, dị vật ra ngoài. Sau đó mau chóng đưa bé đến ngay bệnh viện gần nhất để kiểm tra xem dị vật còn trong đường thở hay không (ngay cả khi thấy trẻ đã thở lại bình thường). Trong thời gian vận chuyển cấp cứu, vẫn bền bỉ thực hiện vỗ vỗ lưng, ấn ngực thổi ngạt, nếu bé vẫn bị tắc nghẽn đường thở.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2