intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Trẻ bị sổ mũi có thể… bị điếc

Chia sẻ: Tong Thanh Tam | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

58
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cha mẹ thường không quá lo lắng khi thấy con bị sổ mũi, quấy khóc, sốt…, Nhưng đó có thể là biểu hiện của viêm tai giữa – một bệnh rất phổ biến và hay được phát hiện muộn, có thể gây điếc vĩnh viễn hoặc viêm màng não. Bé Long, 2 tuổi, Kim Giang, Hà Nội, là một trong những nạn nhân của căn bệnh viêm tai giữa.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Trẻ bị sổ mũi có thể… bị điếc

  1. Trẻ bị sổ mũi có thể… bị điếc
  2. Cha mẹ thường không quá lo lắng khi thấy con bị sổ mũi, quấy khóc, sốt…, Nhưng đó có thể là biểu hiện của viêm tai giữa – một bệnh rất phổ biến và hay được phát hiện muộn, có thể gây điếc vĩnh viễn hoặc viêm màng não. Bé Long, 2 tuổi, Kim Giang, Hà Nội, là một trong những nạn nhân của căn bệnh viêm tai giữa. Thấy con có triệu chứng cảm lạnh, sốt, chảy nước mũi, ho, chị Dương, mẹ bé, cũng ra hiệu tân dược mua thuốc cảm, kháng sinh về chữa. Nhưng bệnh cứ lai rai không khỏi, Long quấy khóc, biếng ăn và vẫn
  3. sốt. Sau đó, bé có vẻ ít khó chịu hơn nhưng lại lơ ngơ khi người lớn gọi. Một hôm thấy có dịch giống như mủ chảy ra từ tai con, chị Dương hốt hoảng mang bé đi khám ở Viện Tai mũi họng. Các bác sĩ khẳng định cháu bị viêm tai giữa rất nặng, gây thủng màng nhĩ. Hỏi kỹ, chị Dương mới hay tình trạng này bắt nguồn từ những viêm nhiễm ở mũi họng, và trẻ đã có những dấu hiệu đau tai như kéo giật tai, nhưng chị không biết để quan tâm. Yêu sức khỏe - Sức khỏe! Chuyên mục về tin tức sức khỏe, tư vấn trực tuyến, gia đình, tin tức làm đẹp, đời sống, y tế. Theo tiến sĩ Nguyễn Thị Ngọc Dinh, nguyên viện trưởng Tai mũi họng Trung ương, trường hợp trẻ bị viêm tai giữa nặng đến mức thủng màng nhĩ mới được cha mẹ phát hiện và đưa đi khám không hề hiếm gặp, bởi triệu chứng bệnh ban đầu không mấy điển hình.
  4. Lúc đầu, trẻ chỉ có biểu hiện giống như cảm cúm thông thường, khi nặng hơn sẽ kêu đau tai,trẻ chưa biết diễn đạt thì giật tai mạnh hoặc quấy khóc. Khi nằm, nhai, bú, bé sẽ quấy khóc nhiều hơn do cảm giác đau tăng. Đến khi có hiện tượng chảy mủ tai là bệnh đã rất nặng, gây thủng màng nhĩ. Lúc này, trẻ bớt đau nên có vẻ ngoan hơn, nhưng có biểu hiện thiếu tập trung, không phản ứngvới các âm thanh do mất thính lực. Phần lớn các trường hợp viêm tai giữa ở trẻ em xuất phát từ viêm đường hô hấp trên, do cơ quan này thông với phần sau cổ họng, khiến dịch chứa vi khuẩn từ mũi họng, VA, amiđan có thể đi vào. Tình trạng nhiễm trùng có thể làm tắc lối thông này, khiến dịch nhầy ở tai giữa không được dẫn lưu xuống họng như bình thường, lâu dần gây viêm. Nếu được điều trịkịp thời, bác sĩ sẽ cho dùng kháng sinh, hoặc chích rạch dẫn lưu mủ, làm thuốc tai cẩn thận. Bệnh sẽ khỏi trong 1-2 tuần không để lại di chứng. Nếu muộn hơn, trẻ
  5. có thể gặp các biến chứng như hoại tử xương tai, hoặc viêm xoang, màng não, liệt mặt do tổn thương dây thần kinh 7 – những cơ quan “láng giềng” của tai giữa. Nếu màng nhĩ bị tổn thương nặng, trẻ sẽ bị điếc. Với trẻ dưới 12 tháng tuổi, điếc đồng nghĩa với không còn khả năng tập nói. Do đó, khi trẻ có biểu hiện cảm, viêm đường hô hấp trên như sổ mũi, sốt…, cha mẹ nên đưa đi khám ởchuyên khoa tai mũi họng để bác sĩ khám cả tai, đặc biệt là nếu trẻ có biểu hiện vò dứt tai. Nếu trẻ kém phản ứng với âm thanh, thích bật to TV, đài, nói to hơn, mất tập trung… thì việc đến bác sĩ càng khẩn thiết. Yêu sức khoẻ! Trang tin tức sức khoẻ tổng hợp, đem lại kiến thức sức khoẻ, mẹo vặt phòng bệnh chữa bệnh cho gia đình, những bài thuốc chữa bệnh nhân gian. Để phòng nguy cơ viêm tai giữa ở trẻ, các chuyên gia khuyên:
  6. - Luôn giữ vệ sinh sạch sẽ mũi, họng cho trẻ nhỏ. Giữ sức khỏe cho trẻ, tránh cảm và các bệnh đường hô hấp trên, nếu bị thì phải điều trị dứt điểm. - Khi trẻ nôn trớ, không nên đặt nằm đầu thấp vì chất nôn dễ tràn vào tai giữa theo vòi thông ở sau họng. Tương tự, khi gội đầu cũng không nên hạ thấp đầu trẻ quá, trẻ khóc nước bọt sẽ chảy qua vòi thông, vào tai giữa. - Tránh cho bé tiếp xúc với khói thuốc lá, vì nó làm tăng khả năng mắc và sự nghiêm trọng của bệnh. Yeusuckhoe.com (Theo VnExpress) Vì lý do nào đó, công việc, học hành… bạn phải thường xuyên thức khuya và thiếu ngủ, khi đó giữ gìn sắc đẹp bằng cách nào? Tin liên quan Thức khuya và những tác hại khôn lường (31/03) Thức ăn nhẹ tốt cho người thức khuya (03/10) Làm việc khuya, uống nước tăng lực có tốt không? (14/06)
  7. >> TƯ VẤN TÂM LÝ – KHÁM BỆNH MIỄN PHÍ TẠI AloBacsi.vn Làm sáng cửa sổ tâm hồn Thức khuya, thiếu ngủ thường xuyên sẽ làm thay đổi sắc tố xung quanh da mắt, chúng sẽ xuất hiện quầng thâm đen, không những thế tròng trắng mắt còn bị đục, mắt sưng húp lên. Vì thế, khiến cho đôi mắt kém sáng, gương mặt vì thế cũng kém tươi hơn. Giải pháp: Lấy 2 túi trà đen dùng rồi cho vào tủ lạnh, dùng đắp quanh mắt trong 10 – 20 phút. Sau vài lần, mắt sẽ giảm sưng và quầng thâm. Để tránh tình trạng mắt kém sáng và mặt phù vào sáng hôm sau, cần lưu ý bữa ăn tối cố gắng tránh hay ít hấp thụ muối và rượu. Trước khi ngủ cần tẩy trang vùng mặt sạch sẽ. Khi làm sạch xung quanh mắt phải chậm, gọn, có thể dùng bông tăm thấm nước lau, rồi dùng gòn khô lau nhè nhẹ. Nếu cách làm sạch không đúng rất dễ làm mắt sưng đỏ.
  8. Hồng hào làn da Làn da tiến hành chuyển hoá các chất thường xảy ra vào thời điểm 1 – 2 giờ sáng khi ngủ ngon. Do đó, nếu thức khuya sẽ làm cho quá trình này chưa kịp diễn ra hoặc diễn ra không tốt, làm cho sắc mặt xanh tái, kém sáng sủa. Giải pháp: Sắp xếp thời gian sao cho tổng thời gian ngủ trong ngày đủ khoảng 8 giờ. Nếu ngủ bữa tối không đủ thì nên ngủ trưa “bù” 1 – 2 tiếng để bảo đảm tinh lực dồi dào. Đắp mặt nạ sẽ giúp da phục hồi nhanh và sáng hơn. Bạn có thể dùng dưa chuột, cà chua hay đơn giản là thoa sữa tươi lên mặt trong 10 phút sau khi đã vệ sinh xong, làn da sẽ trở nên mát dịu, những chỗ sưng phồng hay căng nóng cũng dịu đi nhanh chóng. Thực hiện vài động tác massage mặt trước khi ngủ cũng có tác dụng tốt giúp giảm các dấu hiệu “xấu” vào sáng hôm sau. Thắt đáy lưng ong
  9. Bạn đừng tưởng rằng giấc ngủ không liên quan đến vóc dáng. Thật ra, thời gian ngủ quá ít sẽ làm cho người ta gầy đi, kém năng động hơn, thậm chí ở một số người lại “phát phì”. Kết quả của một nghiên cứu của Đại học Chicago (Mỹ) cho thấy, những người mỗi ngày ngủ hơn 8 giờ và ngủ dưới 4 giờ đều có thể tăng cân. Giải pháp: Ngủ với mức vừa phải bao giờ cũng tốt nhất cho sức khoẻ và sắc đẹp. Vì thế, hãy đừng thức khuya quá 12 giờ và hãy nhớ ngủ bù vào trưa hôm sau nhé. Cho một ngày năng động Thức khuya, thiếu ngủ thường khiến bạn mệt mỏi, uể oải ngày hôm sau. Giải pháp: Trước khi ngủ soi gương tự làm ra nhưng biểu lộ tốt nhất, ví dụ cười với mình bằng nụ cười tươi tắn, ngủ với tâm khảm vui tươi rất có ích cho việc làm đẹp. Không khí trong phòng cần đảm bảo có độ ẩm, thực hiện những hoạt động thể dục vừa phải như đi bộ.
  10. Sáng hôm sau thức dậy, hay hoà mình vào tia nước mắt từ vòi tắm hoa sen. Đây là phương thức hiệu quả nhất đê chống lại cảm giác mệt mỏi cơ thể sau những đêm thức khuya vì nước có tác dụng thư giãn, giúp cho phục hồi sinh lực và cả về thể lực lẫn tinh thần. Sau đó, bạn hãy gội đầu và xả sạch tóc một cách cẩn thận. Bạn có thể thực hiện vài động tác xoa bóp nhẹ cho da để giảm bớt sự căng thẳng đồng thời loại bỏ được các tế bào bị chết và làm lưu thông máu trong cơ thể. Nếu có thể hãy trang điểm nhẹ với tông màu sáng để cảm thấy mình đẹp hơn, tự tin hơn để bắt đầu ngày mới. Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý chọn cho mình một gối nằm tốt và tư thế ngủ thích hợp. Gối và tư thế thích hợp là khi bạn nằm cảm thấy thoải mái nhất. Hai yếu tố này sẽ giúp tránh xảy ra hiện tượng nổi bầu mắt và phù mặt. Tư thế ngủ có ảnh hưởng rất lớn với vùng mặt, vùng đầu và làm đẹp.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0