intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Trẻ co giật, cảnh giác động kinh

Chia sẻ: Tae_in Tae_in | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

100
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cháu trai tôi năm nay hơn 5 tuổi. Từ nhỏ đến giờ cháu phát triển bình thường. Một sáng gần đây trong lúc ngủ khoảng 4g sáng cháu lên cơn co giật, chân tay co quắp, mắt trợn ngược, lè lưỡi và tè dầm, tim như ngừng đập và môi trắng bợt. Sau khi được hô hấp cháu dần tỉnh lại nhưng người mềm nhũn và sau đó dường như cháu không biết bệnh vừa xảy ra. Một lúc sau cháu trở lại trạng thái bình thường. Đây là lần đầu tiên cháu bị vậy. Bố mẹ cháu đã đưa...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Trẻ co giật, cảnh giác động kinh

  1. Trẻ co giật, cảnh giác động kinh Cháu trai tôi năm nay hơn 5 tuổi. Từ nhỏ đến giờ cháu phát triển bình thường. Một sáng gần đây trong lúc ngủ khoảng 4g sáng cháu lên cơn co giật, chân tay co quắp, mắt trợn ngược, lè lưỡi và tè dầm, tim như ngừng đập và môi trắng bợt. Sau khi được hô hấp cháu dần tỉnh lại nhưng người mềm nhũn và sau đó dường như cháu không biết bệnh vừa xảy ra. Một lúc sau cháu trở lại trạng thái
  2. bình thường. Đây là lần đầu tiên cháu bị vậy. Bố mẹ cháu đã đưa cháu lên BV Nhi Đồng 1 khám. Đi điện não kết quả bình thường, bác sĩ khám không có kết luận gì. Vậy cho tôi hỏi có phải cháu bị bệnh động kinh không? Xin nói thêm mẹ cháu bị bệnh động kinh từ năm 2 tuổi, vậy cháu có bị di truyền không? Và phải đưa cháu đến đâu để có những chẩn đoán chính xác và điều trị sớm? (L.Út) - Trả lời của Phòng mạch Online: Động kinh là một căn bệnh thường gặp trong nhóm các bệnh thần kinh. Đặc biệt, tới 60% số bệnh nhân của căn bệnh này là trẻ em. Bệnh động kinh do nhiều nguyên nhân gây ra, như do khi sinh ra bị ngạt, do chấn thương sản khoa; bị bệnh sau nhiều lần sốt cao, co giật, sau viêm màng não mủ, sau chảy máu nội sọ, chấn thương sọ não… Động kinh cũng có thể là di chứng của bệnh não bẩm sinh, có tính chất di truyền (khoảng 2-5%), nhưng tới một nửa các trường hợp bị bệnh không tìm thấy nguyên nhân. Trường hợp của cháu có thể nằm trong số 2-5% này. Tôi nói “có thể” vì chưa loại hết các nguyên nhân kể trên, trong khi thư của chị rất ngắn gọn. Nói đến bệnh động kinh, người ta nghĩ ngay đến những cơn co giật và đây cũng là biểu hiện đầu tiên của căn bệnh này. Chính vì vậy, khi một đứa trẻ (ngay cả trẻ sơ sinh) lên cơn co giật lần đầu tiên thì phải nghĩ ngay tới bệnh động kinh. Tuy vậy, cũng có những cơn co giật do các nguyên nhân khác như đột ngột bị hạ canxi, hạ đường huyết trong máu. Để có thể phát hiện bệnh sớm, gia đình đã đưa
  3. cháu đến Bệnh viện Nhi Đồng 1, đo điện não nhưng chưa tìm ra nguyên nhân. Tôi tin là các bác sĩ chưa tìm ra nguyên nhân đã cho cháu dùng canxi rồi. Còn lại là sự theo dõi của gia đình. Nếu cháu lên cơn co giật lần tiếp theo thì mang ngay cháu đến bệnh viện để đo điện não ngay. Các bác sĩ được chứng kiến cơn co giật sẽ chẩn đoán chính xác, phân loại động kinh và cho thuốc đúng. Theo ý kiến của chuyên khoa thần kinh, có tới 50% những trẻ đã co giật một lần thì sẽ bị co giật lặp lại, và từ 30-50% trẻ bị co giật lặp lại nhiều lần bị bệnh động kinh. Động kinh nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách thì khả năng hoàn toàn khỏi bệnh là rất cao. Tất nhiên không phải có thể chữa khỏi được tất cả các trường hợp động kinh nhưng có thể khẳng định: nếu tuân theo đúng phác đồ điều trị, mọi bệnh nhân đều có thể giảm được cơn co giật.
  4. Tuy nhiên, nếu trẻ không được điều trị kịp thời hoặc điều trị không đúng cách dẫn tới tình trạng không khống chế được cơn co giật thì lâu dần trẻ sẽ bị thiểu năng trí tuệ, rối loạn hành vi tác phong. Những cơn co giật kéo dài cũng sẽ làm hệ miễn dịch của trẻ yếu đi, dễ nhiễm các bệnh khác và dễ tử vong hơn những trẻ bình thường khác. Trong thực tế, có khoảng 10-12% trẻ bị động kinh do không được điều trị đúng thuốc, đúng phác đồ nên sinh ra kháng thuốc. Khi đó, khả năng hồi phục sẽ khó khăn hơn nhiều. Điều trị bệnh động kinh cũng cần phải kiên trì. Sau khi điều trị hết cơn co giật, bệnh nhân phải tiếp tục điều trị ngoại trú, uống thuốc trong 2-3 năm trẻ có thể khỏi bệnh hoàn toàn. Tuy nhiên, khoảng 2-3% trẻ bị bệnh động kinh sau một thời gian khỏi bệnh bị lên cơn co giật lại. Trong trường hợp này, các bậc cha mẹ cũng không nên lo lắng vì khả năng khỏi bệnh trở lại ở trẻ cũng nhanh chóng hơn. Điều quan trọng nhất đối với những đứa trẻ bị bệnh động kinh là tình yêu thương, sự quan tâm của gia đình, người thân, sự thông cảm của bạn bè và những người xung quanh... để không cảm thấy mặc cảm, thấy mình khác biệt với mọi người. Có điều cha mẹ, ông bà đừng rối rắm, nói năng phải thận trọng kẻo bé hiểu rằng cháu đang bị “trọng bệnh”. Chẳng hạn nếu nhắc lại cơn co giật thì chỉ nên nói : chắc tối qua con ăn ít nên bị hạ đường huyết. Trạng thái thứ hai là thương quá, chăm bẵm đến mức bé phát phì cũng không có lợi cho sự phát triển trí tuệ. Trong hoàn cảnh hiện nay ông bà nên có người thường xuyên chơi với bé để nếu xảy ra cơn co giật có thể đưa bé đến khoa
  5. thần kinh của Bệnh viện Nhi Đồng 1 ngay. Việc tìm một bệnh viện thứ hai cũng không cần thiết vì cháu đến Nhi Đồng 1 là đúng. Nếu ông bà vẫn muốn có hai ý kiến thì có thể đưa cháu đến khoa thần kinh Bệnh viện Chợ Rẫy. Riêng tôi thì thấy không cần. Vấn đề cơ bản là chẩn đoán đúng và uống thuốc đúng, đều đặn mà thôi. Theo Tuổi Trẻ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2