intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Trẻ hay quên do thiếu sắt

Chia sẻ: Phan Ngoc Han | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

63
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sắt là một trong những chất khoáng quan trọng đối với cơ thể. Thiếu sắt, sự vận chuyển oxy đến các mô cơ thể cũng như sự dự trữ oxy ở mô cơ vân sẽ giảm sút, làm cho cơ thể hoạt động không hiệu quả, mau mệt mỏi, kém tập trung, trí nhớ kém, hay quên… Bổ sung sắt cho trẻ trong bữa ăn hằng ngày là cần thiết. TS.BS Trần Thị Minh Hạnh, Phó Giám đốc Trung tâm Dinh Dưỡng TPHCM, đa số trẻ bị thiếu sắt thường biểu hiện ở hình thức giảm dự trữ sắt trong cơ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Trẻ hay quên do thiếu sắt

  1. Trẻ hay quên do thiếu sắt
  2. Sắt là một trong những chất khoáng quan trọng đối với cơ thể. Thiếu sắt, sự vận chuyển oxy đến các mô cơ thể cũng như sự dự trữ oxy ở mô cơ vân sẽ giảm sút, làm cho cơ thể hoạt động không hiệu quả, mau mệt mỏi, kém tập trung, trí nhớ kém, hay quên… Bổ sung sắt cho trẻ trong bữa ăn hằng ngày là cần thiết. TS.BS Trần Thị Minh Hạnh, Phó Giám đốc Trung tâm Dinh Dưỡng TPHCM, đa số trẻ bị thiếu sắt thường biểu hiện ở hình thức giảm dự trữ sắt trong cơ thể, chỉ một số trường hợp thiếu sắt nặng sẽ trở thành thiếu máu thiếu sắt. Thiếu sắt sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trí thông minh và hành vi, là hậu quả quan trọng và nguy hiểm nhất. Nếu thiếu sắt xảy ra trong giai đoạn sớm của cuộc đời, nhất là trong những tháng đầu tiên, sẽ ảnh hưởng đến chỉ số phát triển tâm thần – vận động về sau.
  3. Trẻ từ 1 – 3 tuổi là lứa tuổi có nguy cơ thiếu máu thiếu sắt cao do nhu cầu dành cho tăng trưởng cao trong khi chế độ ăn không cung cấp đủ lượng sắt cần thiết nếu không được chú ý. Nguồn sắt từ thức ăn động vật như thịt nạc, gan có hàm lượng khá cao và dễ hấp thu, do đó rất cần thiết đối với trẻ nhỏ. Sắt trong thức ăn thực vật thường có hàm lượng thấp hơn và khả năng hấp thu cũng kém hơn thức ăn động vật. Vì vậy, khẩu phần ăn của trẻ nên có đạm động vật và phải cho trẻ ăn dặm đúng thời điểm và chế biến đúng cách. Thức ăn giàu sắt bao gồm thức ăn động vật như gan heo, gan gà, gan bò, các loại thịt màu đỏ (thịt bò, lợn…), các loại rau có lá xanh sậm (dền, mồng tơi, rau muống…), các loại sữa bột, bột ăn dặm và ngũ cốc có bổ sung sắt. BSCKII Nguyễn Thị Thu Hậu, Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Nhi đồng 2 TPHCM cho biết, sắt được hấp thu ở phần đầu ruột non, tỷ lệ hấp thu khác nhau tùy theo nhu cầu của cơ thể và sự có mặt của các chất khác trong khẩu phần
  4. ăn. Khi tăng axit dạ dày sẽ làm tăng hấp thu sắt như vitamin C, sắt sẽ hấp thu kém hơn nếu giảm axit dạ dày. Sắt trong sữa mẹ được hấp thu đến 50% trong khi sắt trong sữa bò tươi chỉ được hấp thu khoảng 10%, do đó trẻ dùng quá nhiều sữa bò tươi mà không ăn đủ thức ăn giàu sắt sẽ có nguy cơ thiếu máu thiếu sắt cao, đây cũng là lý do không nên sử dụng sữa bò tươi cho trẻ dưới 1 tuổi.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
13=>1