intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Trẻ nhỏ uống thuốc ngủ: rất nguy hiểm!

Chia sẻ: Cong Thanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

97
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trẻ nhỏ uống thuốc ngủ: rất nguy hiểm! Sự việc hai trẻ nhỏ 15 tháng tuổi rơi vào tình trạng ngủ mê man ngày 16.2, do nghi ngờ bị bảo mẫu của một cơ sở giữ trẻ tư nhân ở Bình Dương cho uống thuốc ngủ, đang làm nhiều gia đình có gửi trẻ thấy lo lắng. Sự thật về vụ việc còn phải chờ cơ quan chức năng có kết luận điều tra. Tuy nhiên về chuyên môn y khoa, đang có một vấn đề đặt ra: trẻ còn nhỏ có nên cho uống thuốc ngủ?...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Trẻ nhỏ uống thuốc ngủ: rất nguy hiểm!

  1. Trẻ nhỏ uống thuốc ngủ: rất nguy hiểm! Sự việc hai trẻ nhỏ 15 tháng tuổi rơi vào tình trạng ngủ mê man ngày 16.2, do nghi ngờ bị bảo mẫu của một cơ sở giữ trẻ tư nhân ở Bình Dương cho uống thuốc ngủ, đang làm nhiều gia đình có gửi trẻ thấy lo lắng. Sự thật về vụ việc còn phải chờ cơ quan chức năng có kết luận điều tra. Tuy nhiên về chuyên môn y khoa, đang có một vấn đề đặt ra: trẻ còn nhỏ có nên cho uống thuốc ngủ?
  2. Nghi vấn từ vỉ thuốc Chlopheniramin Sáng ngày 17.2, công an phường Thuận Giao, thị xã Thuận An, Bình Dương đã đến khám xét và tạm giữ bảo mẫu Võ Thị Y (57 tuổi, quê ở Cần Thơ) để làm rõ sự Sau sự việc, bé Nguyễn Vũ việc nói trên. Kết quả Yến Nhi vẫn còn sợ hãi khi khám xét phòng trọ kiêm cơ sở giữ trẻ của bà Y (tổ gặp người lạ. Ảnh: Anh 13, khu phố Bình Giao, Thư thị xã Thuận An) đã thu giữ nhiều loại thuốc tân dược, một số thuốc không có nhãn mác… Đáng lưu ý nhất, trong đó có vỉ thuốc Chlopheniramin.
  3. Ngoài ra, bà Y còn giải trình một loại thuốc khác do Trung Quốc sản xuất mà bà nói mua để chính mình uống nhằm “ăn ngon, ngủ ngon”. Đến chiều cùng ngày, bà Y vẫn chưa thừa nhận đã có hành vi cho các bé uống thuốc ngủ như dư luận đang suy đoán, bà chỉ tường trình trước đó có nấu cháo gói cho các bé ăn. Hiện cơ quan chức năng đang tiếp tục làm rõ quá trình nấu cháo, bà Y có cho thêm chất gì vào không. Cũng theo khai nhận của bà Y, bà chỉ mới nhận giữ bé trai Ích Minh Đức được vài tháng, còn bé gái Nguyễn Vũ Yến Nhi mới năm ngày. BS Trương Tự Dựng, giám đốc phòng khám đa khoa Hoàn Hảo (Bình Dương), nơi đã tiếp nhận cấp cứu hai bệnh nhi, cho biết kết quả khám tổng quát ghi nhận tim mạch các bé vẫn bình thường: “Khi cố lay dậy thì các bé mở mắt nhìn rồi lại ngủ mê man”. Cũng theo BS Dựng, với những biểu hiện lâm sàng, cho thấy có khả năng các bé đã uống phải loại thuốc
  4. có chất gây ngủ. “Tuy nhiên, do điều kiện chuyên môn của phòng khám hạn hẹp nên chúng tôi không thể tiến hành các xét nghiệm cần thiết để khẳng định những chẩn đoán đó chuẩn xác”, BS Dựng nói. Sau sơ cứu, các bé đã tỉnh táo và được cha mẹ đón về. WHO: không dùng thuốc ngủ cho trẻ dưới hai tuổi Trao đổi với phóng viên Sài Gòn Tiếp Thị, PGS.TS.DS Nguyễn Hữu Đức, giảng viên chính bộ môn dược, đại học y dược TP.HCM cho biết chlopheniramin là loại thuốc thuộc nhóm kháng Histamin, thuốc thường ở dạng viên hoặc xirô. Cũng như các loại thuốc khác thuộc nhóm kháng Histamin như: Promethazin (xirô Phénergan), Alimemazin (xirô Théralène)… Chlopheniramin có tác dụng giúp trẻ dễ ngủ, “Việc dùng các thuốc dạng xirô hoặc viên nghiền nhỏ pha với thức ăn, nước uống giúp trẻ ngủ ngon đã phổ biến từ những năm 1975. Tại các nhà
  5. thuốc hiện nay, các loại thuốc này cũng bán phổ biến dưới dạng không kê toa. Nhiều bà mẹ cứ thấy con mình chán ăn, ít ngủ, quấy khóc cả ngày là tìm mua xirô Phénergan hoặc các loại thuốc liên quan, có chung tác dụng như Chlopheniramin về, pha một thìa với nước hoặc sữa, cho trẻ uống. Vị ngọt của xirô làm trẻ thích thú, uống một cách dễ dàng và nhanh chóng chìm sâu vào giấc ngủ để mẹ an tâm làm việc. Cứ thế, việc dùng xirô giúp ngủ ngon là một thói quen hàng ngày của không ít những em bé thời nay. Cả những cơ sở nuôi dạy trẻ cũng có nguy cơ lạm dụng các loại thuốc trên để tiện lợi cho công việc của họ”, DS Đức nói. Cũng theo DS Đức, năm 2010 tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã có khuyến cáo không nên dùng các loại thuốc gây ngủ, đặc biệt là loại Promethazin, cho trẻ dưới hai tuổi. Bởi loại này ngoài tác dụng gây buồn ngủ còn đi kèm tác dụng phụ như khô miệng, táo
  6. bón, khô mắt. Nếu dùng nhiều lần, kéo dài, trẻ sẽ bị mỏi mệt, não luôn trong trạng thái ức chế, không phát triển tốt cho trí tuệ. Nguy hiểm hơn, nếu trẻ dung nạp thuốc kháng Histamin thường xuyên, có thể bị kích thích vật vã, “Sử dụng xirô hoặc các loại thuốc viên giúp trẻ ngủ ngon cần có chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa. Bởi các loại thuốc trên chỉ được dùng trong thời gian ngắn, không được dùng cho trẻ ngủ kéo dài, nếu uống tuỳ tiện sẽ rất nguy hiểm”, DS Đức lưu ý.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2