intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Trẻ sinh non – càng thiếu tháng càng nhiều nguy cơ

Chia sẻ: Hoa Lan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

79
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tất nhiên sinh non là điều mà không một bà mẹ nào muốn đối diện, nhưng một khi nó đã xảy ra, bạn cần phải nhanh chóng cất nỗi khổ tâm của mình đi, chấp nhận thực tại và sẵn sàng cùng con yêu vượt qua những khó khăn ban đầu để có thể bắt kịp những đứa trẻ khác.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Trẻ sinh non – càng thiếu tháng càng nhiều nguy cơ

  1. Trẻ sinh non – càng thiếu tháng càng nhiều nguy cơ Tất nhiên sinh non là điều mà không một bà mẹ nào muốn đối diện, nhưng một khi nó đã xảy ra, bạn cần phải nhanh chóng cất nỗi khổ tâm của mình đi, chấp nhận thực tại và sẵn sàng cùng con yêu vượt qua những khó khăn ban đầu để có thể bắt kịp những đứa trẻ khác. Hiểu biết đặc điểm trẻ sinh non cũng như các nguy cơ các bé đối mặt chính là điều đầu tiên mà bạn cần trang bị trong hành trang làm mẹ của mình. Khi bé được sinh ra trước 28 tuần thai Tỷ lệ trẻ sinh non trước 28 tuần thai là rất thấp, chỉ dưới 1%, tuy nhiên đây là các trường hợp phức tạp và dễ gặp các biến chứng nhất. Đa số các bé sinh trước tháng thứ 7 của thai kỳ thiếu cân nghiêm trọng (dưới 1kg); hầu hết cần được điều trị với oxy, hoạt chất bề mặt và các hỗ trợ cơ học để giúp bé có thể thở được.
  2. Ãnh: Gettyimages Các bé cũng quá non nớt để có thể bú, nuốt và thở cùng lúc, vì vậy bé cần được cung cấp dinh dưỡng qua đường truyền tĩnh mạch cho đến khi bé phát triển được các kỹ năng của mình. Các bé cũng thường không khóc được (hoặc bạn không thể nghe được tiếng bé do ống trong cổ họng bé), và bé hầu như ngủ cả ngày. Những em bé tí hon này cũng có trương lực cơ rất yếu và do đó cũng cử động rất ít. Trẻ sơ sinh ra đời ở tuổi thai này trông rất khác với trẻ đủ tháng. Bé có làn da nhăn nheo, màu đỏ tía và rất mỏng đến độ bạn có thể nhìn thấy mạch máu bên dưới. Cả khuôn mặt và cơ thể bé được phủ một lớp lông tơ mềm. Các bé này cũng chưa có thời gian để bồi tụ mỡ cho cơ thể vì vậy các bé rất gầy. Thông thường, mắt bé nhắm chặt và bé không có lông mi. Các bé sinh quá non cũng có nguy cơ cao đối với một hoặc nhiều biến chứng (như suy hô hấp, sót ống động mạch, vàng da, thiếu máu, xuất huyết não thất, ngưng thở…). Tuy nhiên, hầu hết trẻ sinh sau tuần thai thứ 26 có cơ hội
  3. sống sót qua năm đầu tiên (khoảng 80% đối với trẻ sinh non ở 26 tuần thai và khoảng 90% đối với trẻ sinh non ở 27 tuần thai), mặc dù các bé có thể phải sống kéo dài trong các lồng nuôi đặc biệt. Thật không may, khoảng 25% các bé sinh quá non mắc phải các khuyết tật nghiêm trọng lâu dài, hơn nửa số trẻ có thể gặp phải các vấn đề nhẹ hơn trong học tập và hành vi. Khi bé sinh ra ở tuần thai 28-31 Các bé sinh ở khoảng này trông cũng tương tự như các bé sinh sớm hơn, mặc dù các bé to lớn hơn (khoảng 900-1800g) và cũng có cơ hội sống sót cao hơn (khoảng 90-95%). Hầu hết các bé vẫn cần trị liệu oxy, hoạt chất bề mặt, và hỗ trợ cơ học để giúp bé thở được. Một số bé có thể được cho ăn sữa mẹ hoặc sữa công thức qua ống thông đặt ở mũi hoặc miệng vào dạ dày, số còn lại vẫn cần truyền tĩnh mạch. Một số bé có thể khóc. Các bé có thể cử động nhiều hơn mặc dù các cử động này còn giật. Bé có thể nắm lấy ngón tay bạn, có thể mở mắt, thức và tỉnh táo trong một quãng ngắn.
  4. Ảnh: Corbis Bé sinh ở tuần 28-31 của thai kỳ có nguy cơ mắc các biến chứng sơ sinh tương tự các bé sinh ở các tuần sớm hơn. Dù vậy, các biến chứng cũng không để lại những hậu quả nặng nề như ở các bé sinh sớm hơn. Các bé quá nhẹ cân (dưới 1.5kg) vẫn có nguy cơ khuyết tật lâu dài. Khi bé sinh ra ở tuần thai 32-33 Khoảng 95% trẻ sinh ra ở thời gian này của thai kỳ sống được. Cân nặng của các bé này vào khoảng 1.4 – 2.3kg và có thể trạng gầy hơn các bé sinh đủ tháng. Một số bé có thể tự thở nhưng đa số vẫn cần cung cấp oxy để trợ thở. Một số bé có thể bú mẹ hoặc bú bình, nhưng các bé thở khó vẫn cần cho ăn qua ống truyền. Các bé sinh ở thời gian này ít chịu các tổn thương nghiêm trọng do sinh non hơn so với các bé sinh ở các tuần sớm hơn, mặc dù các bé vẫn có nguy cơ cao mắc phải các vấn đề về học hành và hành vi.
  5. Bé sinh ở tuần thai 34-36 có rủi ro về phát triển hay không? Ảnh: Corbis Trẻ sinh non ở các tuần cuối thai kỳ (nhưng chưa đủ 9 tháng) thường khỏe mạnh hơn các bé sinh ở các tuần sớm hơn, và chúng có cơ hội sống ngang bằng với các bé sinh đủ tháng. Bé sơ sinh lúc này nặng khoảng 2 – 2.7kg và có thể gầy hơn bé sinh đủ tháng một chút. Những em bé này có nguy cơ cao hơn các bé sinh đ ủ tháng đối với các vấn đề sức khỏe sơ sinh, bao gồm vấn đề thở và ăn, khó điều hòa thân nhiệt và chứng vàng da. Những vấn đề này thường khá nhẹ và đa số bé sẽ sớm vượt qua. Hầu hết các bé có thể bú mẹ hoặc bú bình, mặc dù một số (đặc biệt là các bé có vấn đề về thở) có thể vẫn cần truyền dịch trong thời gian ngắn.
  6. Ước tính ở tuần thứ 35 của thai kỳ, trọng lượng não trẻ chỉ vào khoảng 60% so với trẻ sơ sinh đủ tháng. Trẻ sơ sinh ở những tuần này không chịu những tổn thương nghiêm trọng lâu dài từ việc sinh non, nhưng trẻ vẫn có nguy cơ cao hơn đối với các vấn đề học tập và hành vi.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
42=>0