intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Trẻ thiếu kẽm dễ thấp còi

Chia sẻ: Ma Nhac Phi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

53
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Kẽm được chứng minh có vai trò quan trọng đặc biệt cho phát triển chiều cao, cơ bắp, thần kinh và miễn dịch của trẻ những năm đầu đời. Trẻ em thiếu kẽm thường biếng ăn, còi cọc và chậm lớn. Bổ sung kẽm cho trẻ bị suy dinh dưỡng thấp còi (kém phát triển về chiều cao) có tác dụng phục hồi rõ rệt cả về tốc độ phát triển chiều cao và cân nặng, làm tăng nồng độ hormone IGF1, một yếu tố tăng trưởng quan trọng của cơ thể....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Trẻ thiếu kẽm dễ thấp còi

  1. Trẻ thiếu kẽm dễ thấp còi
  2. Kẽm được chứng minh có vai trò quan trọng đặc biệt cho phát triển chiều cao, cơ bắp, thần kinh và miễn dịch của trẻ những năm đầu đời. Trẻ em thiếu kẽm thường biếng ăn, còi cọc và chậm lớn. Bổ sung kẽm cho trẻ bị suy dinh dưỡng thấp còi (kém phát triển về chiều cao) có tác dụng phục hồi rõ rệt cả về tốc độ phát triển chiều cao và cân nặng, làm tăng nồng độ hormone IGF- 1, một yếu tố tăng trưởng quan trọng của cơ thể. Nếu đứa trẻ sinh ra có chiều dài chênh 1cm so với mức trung bình thì khi đến tuổi trưởng thành, chiều cao có thể chênh đến 3 cm so với mức trung bình của trẻ cùng độ tuổi. Điều này cho thấy tầm quan trọng của sự phát triển chiều dài “nền” của trẻ trong những năm tháng đầu đời đối với sự phát triển chiều cao về sau.
  3. Việc bổ sung kẽm cho trẻ sinh ra nhẹ cân so với tuổi thai cho thấy có sự tăng trưởng tốt về chiều cao và cả cân nặng trong 6 tháng đầu đời. Như vậy, để trẻ có chiều cao tốt thì trong chế độ ăn của bà mẹ từ lúc có thai cho đến chế độ ăn của con sau khi sinh đều phải có đầy đủ kẽm. Yêu sức khỏe - Sức khỏe! Chuyên mục về tin tức sức khỏe, tư vấn trực tuyến, gia đình, tin tức làm đẹp, đời sống, y tế.
  4. Thiếu kẽm đang là vấn đề phổ biến trong cộng đồng, đặc biệt là ở những nước nghèo, có chế độ ăn chủ yếu là ngũ cốc, ít ăn thịt động vật. Theo nghiên cứu của TS Nguyễn Xuân Ninh, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, tỉ lệ thiếu kẽm ở trẻ em nước ta khá cao: 25%-40%, tùy địa phương và nhóm tuổi. Tình trạng này thường gặp ở trẻ nhỏ, trẻ sinh non, không được bú mẹ, dinh dưỡng (đặc biệt là suy dinh dưỡng thể còi), trẻ hay mắc các bệnh nhiễm trùng và ký sinh trùng. Phụ nữ mang thai và người cao tuổi cũng hay thiếu kẽm. Nhu cầu kẽm cần cung cấp cho trẻ dưới 1 tuổi vào khoảng 5 mg/ngày, ở trẻ 1-10 tuổi khoảng 10 mg/ngày, thanh thiếu niên và người trưởng thành khoảng 15 mg/ngày đối với nam và 12 mg/ngày đối với nữ; phụ nữ mang thai cần 15 mg/ngày, cho con bú 6 tháng đầu cần 19 mg/ngày và cho con bú lúc 6- 12 tháng cần 16 mg/ngày. Thức ăn nhiều kẽm là hàu, sò, gan heo, sữa, thịt bò, lòng đỏ trứng, cá, đậu nành, các hạt có dầu (hạnh nhân, hạt điều, đậu
  5. phộng…). Kẽm có nhiều nhất trong các thực phẩm như trai, sò; khá nhiều trong thịt nạc đỏ (heo, bò), ngũ cốc thô và các loại đậu (25-50 mg/kg). Ngũ cốc qua sơ chế, gạo đánh bóng, thịt mỡ chứa lượng kẽm vừa phải (10-25 mg/kg). Cá, rau củ, rau lá xanh và trái cây cũng chứa kẽm nhưng ít. Với nhũ nhi, nên cho bú mẹ vì kẽm trong sữa mẹ dễ hấp thu hơn nhiều so với sữa bò. Lượng kẽm trong sữa mẹ ở tháng đầu tiên là cao nhất (2-3 mg/l), sau 3 tháng thì giảm còn 0,9 mg/l. Do đó, người mẹ cần ăn nhiều thực phẩm giàu kẽm để có đủ cho cả hai mẹ con.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2