intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Trẻ trật khớp háng dễ bị chẩn đoán nhầm

Chia sẻ: Viem Chinhlaem | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

89
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tuần nào khoa chỉnh hình, Bệnh viện Nhi trung ương cũng phải mổ cho 2-3 ca trật khớp háng bẩm sinh. Do hiểu biết của bệnh nhân còn hạn chế và số cơ sở y tế có thể chữa bệnh này rất ít nên trẻ thường gặp phải nhiều phiền toái vì chữa muộn. Gia đình cháu Ánh Ngọc, 2 tuổi rưỡi ở phường Kinh Bắc, thành phố Bắc Ninh phát hiện ra con có vấn đề khi Ngọc bắt đầu biết đi, lúc 14 tháng tuổi. Thấy con đi lệch hẳn người, bố mẹ đưa Ngọc đi khám ở...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Trẻ trật khớp háng dễ bị chẩn đoán nhầm

  1. Trẻ trật khớp háng dễ bị chẩn đoán nhầm Tuần nào khoa chỉnh hình, Bệnh viện Nhi trung ương cũng phải mổ cho 2-3 ca trật khớp háng bẩm sinh. Do hiểu biết của bệnh nhân còn hạn chế và số cơ sở y tế có thể chữa bệnh này rất ít nên trẻ thường gặp phải nhiều phiền toái vì chữa muộn. Gia đình cháu Ánh Ngọc, 2 tuổi rưỡi ở phường Kinh Bắc, thành phố Bắc Ninh phát hiện ra con có vấn đề khi Ngọc bắt đầu biết đi, lúc 14 tháng tuổi. Thấy con đi lệch hẳn người, bố mẹ đưa Ngọc đi khám ở bệnh
  2. viện tỉnh và được chẩn đoán là bị lệch xương, phải tập phục hồi chức năng. Từ đó, suốt 1 tháng, cứ ngày hai lần bố cháu phải đưa con vào viện tập nhưng chẳng thấy cải thiện. Gia đình lại đưa cháu đến Bệnh viện Y học cổ truyền của tỉnh chữa thêm một tháng nữa nhưng tình trạng vẫn như cũ. Lúc này, mẹ cháu mang bầu đứa con thứ hai nên cả nhà quyết định tạm gác việc chữa bệnh cho Ngọc để chăm sóc mẹ và em bé. Đến tuần vừa rồi, Ngọc mới được đưa đến Bệnh viện Nhi trung ương khám và phát hiện bị trật khớp háng bẩm sinh. "Nghe bác sĩ nói nếu chữa sớm thì đơn giản và cháu sẽ đỡ đau nhiều, còn giờ bắt buộc phải mổ cắt xương, tôi thấy ân hận và thương con quá", bố Ngọc chia sẻ. Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Hưng, trưởng khoa chỉnh hình, Bệnh viện Nhi trung ương, cho biết, đa số trẻ bị trật khớp háng bẩm sinh thường được phát hiện muộn
  3. dẫn đến điều trị không kịp thời. Một số cơ sở khám chữa bệnh không đúng chuyên môn còn hay chẩn đoán nhầm bệnh này là liệt gân cơ, co cứng gân cơ, bại liệt, lệch xương… dẫn đến điều trị không hiệu quả, kéo dài thời gian, bỏ qua giai đoạn ban đầu, làm bệnh thêm phức tạp. Như trường hợp cháu Thành ở Thanh Hóa là ví dụ. Bố mẹ Thành khi thấy con đi không bình thường đã đưa cháu đến khám ở một phòng mạch tư và theo bác sĩ hướng dẫn tập nắn chỉnh hình. Thế nhưng sau 3, 4 năm, cháu vẫn không khỏi. Lúc này, bác sĩ nọ quay ra phán: "Ở Việt Nam hiện nay chưa chữa được bệnh này đâu, muốn chữa thì phải đi Singapore". Kinh tế khó khăn, không thể đưa con đi nước ngoài chữa bệnh, bố mẹ Thành mới đưa cháu đến khoa chỉnh hình Bệnh viện Nhi trung ương và biết được bệnh của con hoàn toàn có thể chữa khỏi tại đây, có điều vì cháu đã lớn nên việc phẫu thuật sẽ khó khăn hơn.
  4. Theo Phó giáo sư Hưng, bệnh này chủ yếu gặp ở các cháu gái, tỷ lệ thường thấy bên trái, hoặc cả hai bên. Các bậc phụ huynh có thể phát hiện sớm bệnh cho con dựa vào những dấu hiệu như: Thay tã cho bé khó vì hai đùi trẻ thường khép lại. Nếp bẹn bên trật khớp thường dài hơn bên lành, nếp lằn mông bên đó cũng thấp hơn. Đặc biệt, khi sốc nách nhìn từ phía sau sẽ thấy đùi bên có bệnh co gấp hơn. Bệnh này có thể thấy ngay qua chụp Xquang và siêu âm. Hiện nay, siêu âm trong thai cũng có thể phát hiện được bệnh. Phó giáo sư Hưng khuyến cáo, khi bố mẹ phát hiện trẻ có biểu hiện bất thường như dáng đi không bình thường, đùi và hông hai bên lệch nhau... thì cần đưa ngay đến cơ sở có chuyên khoa chỉnh hình nhi để được điều trị càng sớm càng tốt, nếu phải can thiệp bằng phẫu thuật cũng đơn giản hơn. Trong nhiều năm nay, Bệnh viện Nhi trung ương đã mổ rất nhiều
  5. trường hợp bị bệnh này và có kết quả tốt. Ngay sau khi sinh, nếu trẻ bị bệnh có thể điều trị bằng mang nẹp hoặc dụng cụ. Sau 3 tháng nếu kết quả hạn chế thì bé sẽ được phẫu thuật kết hợp, có thể là cắt hoặc chuyển một số gân cơ, rồi bó bột cố định trong khoảng 6-8 tuần. Nhưng từ 6 tháng trở lên, trẻ sẽ được chỉ định can thiệp vào xương, nếu phức tạp. Sau 9 tháng thì chắc chắn phải can thiệp vào xương chậu, tạo lại ổ cối (khoang chứa chỏm xương đùi). Nếu để lâu nữa, khoảng 24 tháng trở lên, bác sĩ phải cắt xương đùi, tạo lại góc cổ và thân xương đùi cho trẻ. Đây là phẫu thuật rất nặng nề, thường gây chảy máu và tốn kém. "Để càng lâu, bệnh ngày càng nặng, mổ càng khó, thời gian bình phục dài, trẻ đau đớn hơn nhiều. Nếu không chữa kịp thời bệnh có thể gây những biến dạng kéo theo như biến dạng cột sống, lệch vẹo xương chậu... ở trẻ", bác sĩ Hưng cảnh báo.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2