intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Triết luận hoa trà

Chia sẻ: Phung Tuyet | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

38
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

- Cách đây chưa lâu, trong máy điện thoại di động của tôi có những dòng tin nhắn: "Kỉ niệm ngày sinh nhật của anh, chúc an lành, may mắn". Người nhắn tin không xưng tên. Tôi bấm ngay số máy lạ ấy để cám ơn. Chuông đổ hai lần, người kia bỗng tắt máy. Tôi gọi lần thứ hai vẫn xảy ra hiện tượng tương tự như lần trước.Tôi đành phải nhắn tin: "Xin cám ơn lời chúc. Nhưng bạn là ai mà không xưng danh, không nghe máy?". Người kia nhắn lại: "Một người quen của anh. Có...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Triết luận hoa trà

  1. Triết luận hoa trà TRUYỆN NGẮN CỦA LÊ HOÀI NAM - Cách đây chưa lâu, trong máy điện thoại di động của tôi có những dòng tin nhắn: "Kỉ niệm ngày sinh nhật của anh, chúc an lành, may mắn". Người nhắn tin không xưng tên. Tôi bấm ngay số máy lạ ấy để cám ơn. Chuông đổ hai lần, người kia bỗng tắt máy. Tôi gọi lần thứ hai vẫn xảy ra hiện tượng tương tự như lần trước.Tôi đành phải nhắn tin: "Xin cám ơn lời chúc. Nhưng bạn là ai mà không xưng danh, không nghe máy?". Người kia nhắn lại: "Một người quen của anh. Có điều bất tiện nếu em xưng danh. Có khi nào anh bị rơi vào cảm giác cô đơn, trống vắng không? Nếu có thì mỗi lần như thế hãy nhắn tin cho em. Rồi dần dần anh sẽ nhận ra em là ai". Gần đây nghe nói đã có những vụ quấy rối tình cảm, khủng bố, tống tiền bằng tin nhắn, điện thoại di động. Tôi thấy cần thiết phải cảnh giác với người có số máy điện thoại lạ kia. Tôi nhắn: "Ngoài việc chúc mừng sinh nhật, bạn còn muốn gì ở tôi không?". Người kia đáp trả: "Em có nhu cầu được nhắn tin cho anh, muốn khám phá anh, thế thôi" - "Nhưng bạn biết tôi từ lâu thì có cần phải khám phá nữa không?" - "Thời gian trôi, vật đổi sao dời, con người cũng dễ đổi thay lắm chứ" - "Bạn quen tôi từ ngày xưa, nghĩa là bạn không còn là một cô bé?" - "Em là một phụ nữ đã ở tuổi 43" - "Bạn quen tôi trong trường hợp nào?" - "Bí mật. Anh tự phán đoán nếu anh thấy không tiếc thời gian khi nhắn tin cho em" - "Vậy hôm nay hãy dừng nhắn tin ở đây để tôi có thời gian nhớ lại xem bạn là ai nhé" - "Vâng, tạm biệt". Mấy ngày sau đó, tôi sống trong tâm trạng phấp phỏng không yên vì người đàn bà bí ẩn nọ. Một buổi tối thư nhàn, tôi chủ động nhắn tin thăm dò: "Công việc của bạn thế nào?" - "Một doanh nhân. Em có một cửa hàng kinh doanh đồ mĩ nghệ, gần một sân bay, cách Thủ đô không xa" - "Những người yêu thích nghề kinh doanh thường là khôn ngoan sắc sảo lắm" - "Theo em thì không hẳn thế. Có người rất ngốc nghếch nhưng làm kinh doanh
  2. lại giỏi nhờ có tâm hồn lãng mạn và trí tưởng tượng phong phú" - "Trong hai mẫu doanh nhân đó, bạn thuộc loại nào?" - "Anh hãy tự phán đoán" - "Bạn yêu nghề kinh doanh, hẳn rồi. Ngoài ra bạn còn yêu thích điều gì trong cuộc sống?" - "Đằng sau cửa hàng em có một khu vườn cảnh do chính tay em ươm trồng. Trên giàn có các dò phong lan. Dưới vườn là các loài địa lan, trà cúc, cẩm chướng, lưu li..." - "Thật là độc đáo. Những doanh nhân thời vi tính này thường không có thời gian để để chơi hoa" - "Thế mà em thì có đấy. Những lúc cửa hàng vắng khách, em lại đáo ra vườn. Hương của các loài hoa làm tâm hồn em thư thái, đỡ mệt mỏi" - "Bạn có sở thích nào nữa?" - "Nghe nhạc đồng quê của Pháp và Nga". Đến đây, tôi nhận thấy mình đang bị người phụ nữ bí ẩn cuốn hút, đưa vào cuộc. Cuộc chơi này mang lại điều tốt lành hay chỉ là trò vô tăm tích, tôi không cần biết nữa. Nhưng vừa lúc này, máy di động của tôi báo hết pin, tôi đành nhắn dòng tạm biệt. Và chỉ ngay tối hôm sau, tôi lại có nhu cầu nhắn tin cho cô ta. Rất tự nhiên, tôi đã xưng “anh” và gọi cô ta là "em": "Em nói rằng em quen anh từ ngày xưa; vậy cái ngày xưa ấy em đã cảm nhận về anh như thế nào?" -"Anh tận tuỵ và có trách nhiệm với công việc. Nhưng anh cũng ngốc nghếch chẳng khác gì em". Quả thật, bấy nay tôi thường tự ý thức về mình như thế. Rõ ràng người đàn bà bí ẩn này đã có thời gian sống rất gần tôi. Trong cuốn sổ danh bạ cá nhân, ngoài những người thân, tôi chỉ ghi số điện thoại của những ai liên quan đến công việc và nghề nghiệp của mình; đó là các nhà văn, nhà thơ, nghệ sĩ, nhà báo, nhà giáo...Tôi rà soát rất kỹ mà chẳng có số điện thoại nào trùng với số điện thoại của người đàn bà bí ẩn kia. Đến một ngày, cô ta lại nhắn tin: "Tuy ở xa nhưng em vẫn có cách theo dõi để biết khái quát cuộc sống của anh. Về sáng tác văn học, anh không gặp trở ngại lắm. Nhưng trong công việc quản lý, anh đang gặp trắc trở. Bọn tiểu nhân, bọn làm văn rởm đang tìm mọi cách để hại anh" - "Em là ai mà cứ như ma xó vậy? Em khuyên anh nên phải thế nào?" - "Nếu sắp tới, anh làm thủ lĩnh thì khỏi phải bàn. Nếu không được như thế mà bề trên của anh là một đấng minh quân thì anh hãy hết lòng cung phụng, còn nếu y lại là một kẻ tiểu nhân mà lại háo danh nữa thì anh hãy tìm cách tránh cho xa. Nên nhớ, loại người ấy không bao giờ dung nạp
  3. người như anh. Nó biết cách để di chết anh như một con rệp bất cứ lúc nào...". Đọc đến những dòng này thì người tôi toát mồ hôi hột. Tôi vội nhắn cho cô một dòng cám ơn, hẹn hôm khác nhắn tiếp, rồi tắt máy. Người đàn bà bí ẩn đã nói đúng về cái môi trường tôi đang sống; những điều tôi đang gánh chịu. Tôi thấy mình phải cẩn trọng hơn ngay cả với những người xung quanh. Chỉ vài ngày nữa là Tết. Tôi đang làm việc dưới huyện thì người đàn bà bí ẩn lại nhắn tin cho tôi: "Món quà em chúc Tết anh hiện đã được đặt trước cửa phòng anh trong cơ quan. Anh hãy vui lòng nhận nhé". Tôi phóng xe về cơ quan. Trước cửa phòng tôi có một chậu trà với những chiếc nụ đang e ấp. Vốn là người thích chơi trà, tôi biết những nụ hoa kia sẽ mở vào đúng dịp ba ngày Tết. Dịp Tết với tôi có thể thiếu nhiều thứ, nhưng không thể thiếu chậu trà. Trong các dòng trà, tôi thích nhất là trà thâm. Tại sao người đàn bà bí ẩn kia lại biết cả ý thích này của tôi? *** Thấy tôi cứ ngẩn ngơ trước chậu trà, cô tạp vụ cơ quan chạy tới bảo: - Lúc nãy có một chiếc xe con màu trắng đỗ trước cổng cơ quan. Chủ chiếc xe ấy là một phụ nữ. Chị ấy nhờ cháu khiêng chậu trà này từ trong xe đến trước cửa phòng chú. Cháu hỏi tên, chị ấy không nói, chỉ dặn cháu trao cây trà cho chú. - Trông chị ấy thế nào? - Tôi hỏi cô tạp vụ. - Khoảng ngoài bốn mươi tuổi. Cao tầm mét sáu. Gương mặt xinh đẹp. Có vẻ sang trọng... Tôi vào phòng bấm máy, nhắn tin cám ơn người đàn bà bí ẩn đã tặng tôi chậu trà mà tôi rất ưng ý. Người đàn bà nhắn tin lại: "Anh hãy đếm xem cây trà có bao nhiêu bông". Tôi đếm, rồi nhắn: "Hai mươi hai bông. Con số này là ngẫu nhiên hay nó nói lên một điều gì đó?" - "Chúng mình xa nhau đã hai mươi hai năm. Có một buổi chiều, trước toàn đại đội, anh đã nói rất hay về cây hoa trà...". Bây giờ thì tôi có thể khẳng định người đàn bà bí ẩn này chắc chắn là một trong những chiến sĩ của đại đội tôi năm ấy. Nhưng người lính tóc
  4. dài này là ai, tên gì thì tôi còn ngờ ngợ. Tôi đề nghị cô tạm dừng nhắn tin để tôi có thời gian lục tìm trong trí nhớ... Phải rồi, ngày ấy cách đây 22 năm, tốt nghiệp trường sĩ quan, tôi được điều trở lại Cục Chính trị Hải quân. Lúc ấy, nhà văn hoá đang chiêu tập 150 hạt nhân văn nghệ từ các đơn vị về quân chủng, tập hợp thành một đại đội huấn luyện. Tôi được phân công làm đại đội trưởng cái đại đội đặc biệt ấy. Không có chính trị viên và đại đội phó, tôi kiêm nhiệm cả. Đại đội chia làm ba trung đội. Mỗi trung đội được coi là một lớp: Lớp thanh nhạc, lớp múa và lớp nhạc cụ. Lớp nhạc cụ thì chủ yếu là phong cầm và ghi ta. Đại đội đóng quân trong một khu nhà xây lợp lá cạnh cảng Chùa Vẽ - Hải Phòng. Công việc giảng dạy thì đã có các văn nghệ sĩ của Nhà Văn hoá Quân chủng đảm nhiệm. Đến giờ, họ đạp xe đến giảng bài; hết giờ, họ đạp xe về. Toàn bộ chuyện ăn ở, sinh hoạt, ốm đau của học viên đổ cả lên đầu tôi. Học viên văn nghệ, người nào cũng ít nhiều có tí máu lãng mạn. Đang ở đơn vị cơ sở kỷ luật gò bó khi được về thành phố học hành là có tâm lý muốn "xả hơi". Một lần trong cuộc họp giao ban, Lập "lùn", lớp trưởng lớp thanh nhạc nói với tôi: - Báo cáo đại đội trưởng, lớp tôi đáng lưu ý nhất là chuyện quan hệ của trung sĩ Phạm Thị Thanh Trầm... - Cô ấy quan hệ như thế nào?- Tôi hỏi. - Dạ thưa, chiều hôm qua tôi nhìn thấy trung sĩ Trầm đi tắm ở ngoài biển với chuẩn uý Hưởng ở lớp nhạc cụ. - Là lính biển mà đi tắm với nhau thì có chuyện gì ghê gớm - Hồi ấy tôi nhìn cuộc đời cứ đèm đẹp như thế. - Nhưng mà...nhưng mà - Lớp trưởng Lập có vẻ khó nói - Tôi trông thấy hai người kì cọ lưng cho nhau. ***
  5. Đến đây thì tôi không thể đùa được nữa. Phải để ý xem sao. Chủ quan, để xảy ra điều gì trái khoáy là mình xơi kỉ luật như bỡn. Trung sĩ Phạm Thị Thanh Trầm khoảng 20 tuổi, tạng người "cao giàn", cân đối. Mặt trái xoan. Sống mũi thanh tú. Môi đỏ như son. Mắt đen và ướt. Thiếu nữ mà có cặp mắt như thế là đa sầu, đa cảm lắm. Chuẩn uý Hưởng trông cũng to cao, nam tính. Hưởng và Trầm nếu có mê nhau cũng là điều dễ hiểu. Chỉ kẹt nỗi Hưởng đã có vợ. Tất cả vấn đề là ở đó. Một buổi chiều, tôi rủ Hưởng đi dạo ngoài bãi biển. Khi đã trở nên gần gũi, tôi bảo: - Cậu đi tắm với cô Trầm thì cứ việc tắm, nhưng nếu để xảy ra việc gì tai tiếng là tôi không tha cho đâu... - Ô, em mới từ chiến trường Tây-Nam ra, chơi với Trầm cho đỡ nhớ nhà thôi mà - Hưởng nói. Mấy ngày sau, vào buổi tối, cả đại đội đang xem văn công Tổng cục Hậu cần dưới cảng thì có một học viên trẻ tên là Nhĩ lách đám đông đến ghé miệng vào tai tôi nói: "Mời thủ trưởng về doanh trại, có việc nghiêm trọng". Tôi theo Nhĩ về tới dãy nhà của lớp thanh nhạc. Trong một gian phòng, dưới ánh điện vàng vọt, Hưởng và Trầm ngồi cạnh nhau, hầu như khoả thân. Lớp trưởng Lập thì đứng chống hai tay vào hông nhìn đôi tình nhân như nhìn những tù nhân. Thấy tôi, Lập đứng nghiêm, nói: - Báo cáo đại đội trưởng, hai người này trốn không đi xem văn công, ở nhà ăn nằm với nhau. Chúng tôi bắt được đã lập biên bản. Cậu Hưởng đã kí còn cô Trầm thì không chịu kí ạ. Nhìn Trầm khoả thân, mái tóc xoã ra phủ xuống lưng, tôi thấy ngại cho cô. Không hiểu sao lúc này tôi giận cô thì ít mà lại sôi máu lên khi nhìn cái dáng "ngũ đoản" của lớp trưởng Lập. Tôi liền giật tờ biên bản trên tay Lập xé vụn ra ném xuống nền nhà, nói: - Cậu Hưởng, cô Trầm mặc quần áo vào, rồi ai về phòng người ấy. Cậu Lập và các cậu ra ngoài. Tôi đề nghị mọi người không nói gì về việc này nữa.
  6. Lớp trưởng Lập và Nhĩ nhìn tôi chưng hửng, khó hiểu. Ngay đêm ấy, khi cả đại đội đã yên ắng trong giấc ngủ, tôi gọi riêng Trầm và Hưởng lên phòng tôi. Đưa cho họ một tờ giấy, tôi nói: - Hai người hãy viết vào đây như một lời hứa, hay một lời cam đoan gì đó. Nếu cấp trên có "sờ gáy" tôi thì tôi có cái cớ để bảo vệ mình và cũng là bảo vệ hai người nữa. Hưởng rút bút viết mấy dòng cam đoan không tái phạm. Trầm viết xong, buông bút nói với tôi: "Xin phép đại đội trưởng cho tôi được thể hiện đòn cảnh cáo gã đàn ông hèn nhát này!". Tôi chưa kịp phản ứng gì, Trầm đã vung tay tát bốp vào mặt Hưởng, rồi nói: "Đồ hèn! Anh để người ta sỉ nhục tôi trước mặt mọi người mà không hề có phản ứng gì, lại còn kí vào biên bản. Vĩnh biệt!". Nói xong, Trầm xin phép tôi, bước thẳng về phòng mình. Đúng như tôi dự đoán, chỉ ba ngày sau, trung tá, Chủ nhiệm Nhà văn hoá Quân chủng Ngô Thế Lãnh, người trực tiếp quản lí điều hành tôi, gọi tôi lên hỏi: - Tại sao dưới đại đội xảy ra chuyện quan hệ lăng nhăng mà đồng chí không báo cáo tôi? Tôi đưa ông tờ giấy có lời cam đoan, hứa hẹn của Hưởng và Trầm. Trung tá xem xong, tủm tỉm cười như chế giễu tôi. - Cậu ngốc lắm - Ông nói - Cái giống trai gái đã phải lòng nhau thì mọi lời hứa chỉ như tấm bình phong thôi. - Tôi cũng hiểu như thế - Tôi đáp - Nhưng trường hợp này, tôi xin bảo lãnh. Nếu họ tái phạm, tôi xin nhận kỉ luật. - Cậu nhận mức kỉ luật nào thì kí vào chính tờ giấy này - Trung tá Lãnh chìa tờ giấy có lời cam đoan của Hưởng và Trầm. Tôi rút bút viết bên dưới: "Nếu chuẩn uý Hưởng và trung sĩ Trầm tiếp tục quan hệ bất chính, tôi - đại đội trưởng Lê Hoài Nam - xin nhận hình thức kỉ luật cách chức, hạ cấp quân hàm". Trung tá Lãnh gấp tờ giấy rất cẩn thận cho vào cặp.
  7. Giao kèo với cấp trên như thế coi như xong một việc. Nhưng trong đại đội, kể từ hôm ấy những tiếng xì xào to nhỏ về "đôi gian dâm" cứ loang dần ra. Tôi buộc phải triệu tập một cuộc họp toàn đại đội để làm công tác tư tưởng. Hôm ấy là ngày gần Tết, cậu liên lạc biết sở thích của tôi đã ra thành phố mua một chậu hoa trà về đặt trước cửa hội trường. Tôi mượn luôn thân phận cây hoa trà để nói về thân phận con người. Tôi nói rằng, tôi rất thích cây trà thâm mà chú liên lạc vừa mua về. Mọi người hãy ngắm mà coi. Nghe tên có vẻ xấu nhưng trà thâm là giống trà đẹp nhất, sang trọng nhất trong các dòng trà. Bông trà thâm cấu tạo duyên dáng, ưa nhìn như cô gái đang tuổi trăng tròn. Sắc hoa giống màu bông hồng nhung nhưng tươi tắn và bền chắc hơn. Lá trà không có màu xanh mỡ màng như lá thược dược, không rờn rợn như lá thu hải đường, không khô cứng như lá lan tiêu. Lá trà có vẻ đẹp chín chắn, màu xanh đậm. Cấu trúc và bố cục của lá và hoa trà vừa tương phản tôn vinh nhau vừa biểu cảm sự hài hoà tuyệt diệu của thiên nhiên. Thân cây trà mang một vẻ đẹp tao nhã và cổ kính. Nhu cầu dinh dưỡng của trà rất khiêm nhường nhưng dâng hiến thì lại dai dẳng hết mình. Có người khuyên tôi không nên chơi trà, vì theo họ, trà đẹp nhưng không toả hương. Vâng, chính tôi lại thích cái sự "không hoàn thiện" ấy, bởi trên đời này có gì hoàn thiện đâu. Cứ ngẫm 64 quẻ Kinh Dịch sẽ rút ra được một triết lí sống rất mệnh hệ: Hạnh phúc lớn thì thường đi bên một bất hạnh lớn; thành công to bởi đã từng có thất bại nặng nề; đỏ bạc thì đen tình và ngược lại...Vậy thì, cái cây hoa trà kia mang vẻ đẹp hoàn bích đến thế thì phải thiếu đi một chút nhuỵ hương cũng là hợp lẽ âm dương, lẽ trời. Làm một con người cũng vậy, xin đừng ai cho mình là hoàn hảo hết mọi đường.Trước những lỗi lầm của người khác, nếu lỗi lầm đó không phương hại lắm đến cuộc sống cộng đồng thì nên có cái nhìn thể tất, lượng thứ... Khi tôi nói đến đó, tôi thấy cả đại đội hướng cái nhìn về phía Phạm Thị Thanh Trầm. Chính lúc ấy, tôi còn thấy có hai dòng nước mắt lăn xuống hai bên má Trầm. Từ hôm ấy, dư luận về mối quan hệ Hưởng - Trầm lắng dần xuống. Rồi công việc tập luyện và biểu diễn các tiết mục văn nghệ lôi cuốn
  8. mọi người, chẳng ai nhắc đến nữa. Hôm chia tay nhau, mỗi người về một đơn vị, tôi biết Hưởng và Trầm không còn dây dắt gì nữa. Từ bấy đến nay đã 22 năm. Thỉnh thoảng, tôi vẫn nhớ những kỉ niệm về cái đại đội huấn luyện văn nghệ ấy; nhớ nhất là Trầm. Nhưng, tôi không sao có được địa chỉ của cô. Hơn nữa, rất có thể sự mặc cảm khiến cô không muốn gặp tôi nữa thì sao? Và bây giờ, tôi đã mang máng đoán ra người đàn bà bí ẩn bấy nay nhắn tin cho tôi là ai. Tôi bấm máy: "Có phải em là Phạm Thị Thanh Trầm?". Tin nhắn lại: "Anh chỉ cần biết em từng là lính của anh. Khoan hãy cần biết đích danh em là ai" - "Vì sao lại phải như thế?" - "Cái gì còn bí ẩn thì sẽ còn thu hút, kích thích sự ham muốn khám phá. Em muốn, kể từ nay chúng mình sẽ không quên nhắn tin cho nhau mỗi khi có niềm vui cần chia sẻ, có nỗi buồn cần an ủi. Chỉ thế thôi, với em cũng đã là hạnh phúc lắm...". Qua những dòng tin nhắn ấy, tôi biết người phụ nữ từng là lính của tôi hiện tại có thể không thiếu vật chất nhưng đời sống tinh thần thì... Tôi nhắn lại: "Anh đồng ý! Chúc em vui!".
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2