intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Từ Big Bang đến giác ngộ - Cái vô hạn trong lòng bàn tay: Phần 2

Chia sẻ: Vi Nguyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:232

71
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nối tiếp phần 1, phần 2 của tài liệu Từ Big Bang đến giác ngộ - Cái vô hạn trong lòng bàn tay sẽ trình bày các nội dung: Ranh giới ảo, như những con sóng của đại dương, ngữ pháp của vũ trụ, bí mật của toán học, lý trí và chiêm nghiệm, những phản chiếu trong gương, vẻ đẹp nằm trong mắt người ngắm,... Để nắm nội dung mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Từ Big Bang đến giác ngộ - Cái vô hạn trong lòng bàn tay: Phần 2

11<br /> Ranh giới ảo<br /> <br /> TÍNH NHỊ NGUYÊN THỂ XÁC - TINH THẦN?<br /> Phải chăng ý thức chỉ là sự phản ảnh của các quá trình vật<br /> lý? Nó là kết quả của sự phức tạp hóa của vật chất hay vốn<br /> dĩ hoàn toàn khác biệt với vật chất? Liệu bản thân khái niệm<br /> về tính nhị nguyên vật chất-tinh thần có nghĩa gì không? Phật<br /> giáo giải quyết sự lưỡng phân này như thế nào? Làm thế nào<br /> chuyển từ vô sinh sang hữu sinh? Nếu ý thức đột phát xuất<br /> hiện từ vô sinh thì liệu nó có thể tác động lên nó được không?<br /> Liệu người ta có thể đưa ra các lập luận ủng hộ sự tồn tại của<br /> một dòng liên tục của ý thức vốn không phụ thuộc vào thể xác<br /> trong mọi hoàn cảnh?<br /> <br /> 257<br /> <br /> Thuận: Theo Phật giáo, bản chất và nguồn gốc của ý thức là gì?<br /> Quan niệm của Phật giáo có phù hợp với các luận điểm của một số<br /> nhà sinh vật học đương đại cho rằng ý thức bắt nguồn từ sự tổ chức<br /> ngày càng phức tạp của các hạt vô sinh, nghĩa là nó là một tính chất<br /> đột phát xuất hiện của vật chất?<br /> Matthieu: Ngoại trừ khái niệm về “bắt đầu”, Phật giáo không<br /> bác bỏ quan điểm của khoa học về lịch sử và tiến hóa của vũ trụ,<br /> nhưng Phật giáo có một cách nhìn nhận khác về bản chất của ý thức.<br /> Thuận: Phật giáo có cho rằng ý thức khác với vật chất về cơ bản<br /> và rằng nó không thể được sinh ra từ vật chất?<br /> Matthieu: Theo Phật giáo, ý thức chỉ là một chức năng hữu hiệu,<br /> một “vẻ bề ngoài thuần túy” không có hiện thực nội tại. Nói như vậy<br /> nhưng ngay cả khi khái niệm ý thức chỉ là một cái nhãn, thì trên phương<br /> diện tương đối, vẫn có một sự khác biệt giữa một “phi hiện thực” có ý<br /> thức (tinh thần được coi là một dòng các thời điểm của ý thức) và một<br /> phi hiện thực vô thức (thế giới vật chất mà ý thức lĩnh hội).<br /> Có nhiều cấp độ ý thức: thô, tinh và cực kỳ tinh. Ý thức thô tương<br /> ứng với sự hoạt động của não bộ. Ý thức tinh tương ứng với cái mà<br /> chúng ta gọi một cách trực quan là ý thức, nghĩa là rất nhiều khả<br /> năng, trong đó có ý thức tự suy xét mình, tự vấn về bản chất của<br /> chính mình và thực hiện khả năng tự do ý chí của mình. Nó cũng<br /> bao hàm sự thể hiện các khuynh hướng khác nhau được tích lũy<br /> trong quá khứ. Cấp độ thứ ba quan trọng nhất được gọi là “sự sáng<br /> suốt nền tảng của ý thức”. Nó tương ứng với một sự hiểu biết thuần<br /> khiết không hoạt động theo mô thức nhị nguyên chủ thể-khách thể<br /> và không biết đến tư duy lôgíc.<br /> Ba khía cạnh này không tương ứng với các dòng tách rời nhau<br /> của ý thức, mà tương ứng với các cấp độ ngày càng sâu sắc và cơ<br /> 258 - C Á I V Ô H Ạ N T R O N G L Ò N G B À N T A Y<br /> <br /> bản hơn. Cấp độ thô và cấp độ tinh, cả hai đều bắt nguồn từ cấp<br /> độ cơ bản mà người ta cũng có thể gọi là “rất tinh”. Cấp độ thô có<br /> nguyên nhân đầu tiên là cấp độ cơ bản, trong khi não bộ, thể xác và<br /> môi trường cung cấp cho nó các yếu tố phụ trợ. Điều này có nghĩa<br /> là cấp độ thô này bị não bộ làm cho thay đổi và nó cũng có thể làm<br /> thay đổi não bộ thông qua quy luật nhân quả tương hỗ. Hoạt động<br /> của nó tương liên với hoạt động của não bộ và không được thể hiện<br /> khi không có thể xác.<br /> Theo chân ngôn tông (tantras), quan điểm sâu sắc nhất của Phật<br /> giáo, thì ý thức cơ bản được gọi là “sự hiện diện tỉnh thức” (rigpa).<br /> Không nhị nguyên và hoàn toàn không mập mờ, ý thức này vượt ra<br /> ngoài các khái niệm logic và do đó vượt ra ngoài các tư tưởng tích cực<br /> và tiêu cực, vượt ra khỏi sai lầm tức luân hồi và diệt trừ sai lầm tức<br /> niết bàn. Nó cũng được mệnh danh là “sự tiếp nối nguyên thủy của<br /> tinh thần”, là “sự sáng tỏ tự nhiên”, là “cốt lõi của Phật tính”, là “trạng<br /> thái tự nhiên của ý thức”, là “sự đơn giản cơ bản duy nhất”, là “sự thuần<br /> khiết cốt yếu”, là “sự hiện diện tự phát” và là “không gian tuyệt đối”.<br /> Sự hiện diện tỉnh thức, mà người ta có thể đồng nhất với ý thức<br /> rất tinh này, có một tiềm năng thể hiện, một “sức sáng tạo” (tséle) có<br /> các dạng tư duy khác nhau tạo thành “trò chơi (rolpa) của sự hiện<br /> diện tỉnh thức”. Nếu chúng ta thừa nhận chúng như thế, thì khi đó<br /> các tư tưởng chỉ là các “vật trang trí” (guién) làm cho sự hiện diện<br /> tỉnh thức này còn trở nên rõ ràng hơn. Nếu, ngược lại, chúng ta coi<br /> chúng là thực và độc lập, thì chúng ta sẽ rơi vào tính nhị nguyên chủ<br /> thể-khách thể và sẽ bị con sóng lầm lẫn cuốn đi. Trong trường hợp<br /> này, chỉ có các mặt tinh và thô của ý thức là có thể tri giác được,<br /> mặt cơ bản tạm thời bị tấm màn độc hại của vô minh che khuất,<br /> giống như Mặt trời bị các đám mây tạm thời che khuất.<br /> Ranh giới ảo<br /> <br /> - 259<br /> <br /> Thuận: Vậy thì từ đâu sinh ra các hiện tượng có ý thức? Liệu<br /> có cần một “tia lửa” để khởi động sự sống và ý thức từ các nguyên<br /> tử vô sinh?<br /> Matthieu: Khái niệm “tia lửa” gây ra rất nhiều tranh cãi: ý thức<br /> có thể có một bắt đầu. Nếu đúng như vậy, thì hoặc là nó được tạo<br /> ra từ hư vô (tức không cần nguyên nhân hoặc qua sự nhào nặn của<br /> một Đấng Sáng thế, mà chúng ta đã giải thích Phật giáo bác bỏ cả<br /> hai khả năng này như thế nào rồi), hoặc nó được sinh ra một cách<br /> tuần tự từ các vật vô sinh, như suy nghĩ của hầu hết các nhà sinh<br /> vật học và vật lý học. Trong số các nhà vật lý đó, Brian Greene đã<br /> viết cho tôi như thế này: “Tôi cho rằng ý thức là sự phản ảnh các<br /> quá trình vật lý vi mô vốn rất phức tạp và diễn ra cực kỳ nhanh.<br /> Mặc dù các khía cạnh về chất của ý thức cực kỳ khác với những tính<br /> chất của các cấu thành vật lý mà trên đó ý thức được tạo ra, nhưng<br /> tôi không nghĩ rằng điều đó là dấu hiệu chỉ ra sự tồn tại của một<br /> cái gì đó khác với cấu trúc vật lý vốn là cơ sở của nó”.<br /> Phật giáo trả lời rằng nguyên nhân và kết quả phải có một sự<br /> cộng thông về bản chất. Một khoảnh khắc của ý thức chỉ có thể<br /> được sinh ra từ một khoảnh khắc khác ngay trước đó của ý thức.<br /> Nếu một cái gì đó có thể được sinh ra từ một cái hoàn toàn khác<br /> nó về bản chất, thì tất cả đều có thể được sinh ra từ bất cứ thứ gì.<br /> Như vậy, mặt cơ bản của ý thức không thể được sinh ra từ vật chất<br /> vô sinh và trong mọi hoàn cảnh, không nhất thiết phải phụ thuộc<br /> vào sự hiện diện của một giá đỡ vật lý.<br /> Đạt lai Lạt ma đã giải thích điều đó như sau: “Hoàn toàn rõ ràng<br /> là ý thức [thô] phụ thuộc vào sự hoạt động của não bộ, như vậy<br /> hiển nhiên là có một mối quan hệ nhân quả giữa chức năng của<br /> não và sự đột phát xuất hiện của ý thức thô. Nhưng có một vấn đề<br /> 260 - C Á I V Ô H Ạ N T R O N G L Ò N G B À N T A Y<br /> <br /> mà tôi vẫn băn khoăn: đó là một loại quan hệ nhân quả nào đây?<br /> Phật giáo nói đến hai loại nguyên nhân. Loại thứ nhất là nguyên<br /> nhân chủ yếu, trong đó “vật liệu” của nguyên nhân trở thành “vật<br /> liệu” của kết quả. Loại thứ hai là nhân tố bổ trợ, trong đó sự kiện<br /> này sinh ra một sự kiện khác mà không cần có sự chuyển hóa từ<br /> cái này sang cái kia. [...] Vậy nguyên nhân khởi thủy của ý thức và<br /> mối quan hệ của nó với chức năng của não bộ là gì? Đó là quan hệ<br /> nhân quả gì? Về mặt thực nghiệm mà nói, có hai loại hiện tượng có<br /> vẻ khác nhau về chất: đó là vật lý và tưởng tượng. Các hiện tượng<br /> vật lý có thể định vị trong không gian, có thể đo được về lượng, và<br /> có các tính chất khác. Ngược lại, các hiện tượng tinh thần không<br /> định vị được trong không gian, cũng không đo được về lượng; về<br /> bản chất chúng là trải nghiệm đơn thuần. Dường như đây là hai<br /> loại hiện tượng rất khác nhau. Trong trường hợp này, nếu một hiện<br /> tượng vật lý phải tác động với vai trò là nguyên nhân chủ yếu của<br /> một hiện tượng tinh thần, thì có vẻ như là ở đây thiếu một sự ăn<br /> khớp giữa hai hiện tượng”.<br /> Để minh họa cho chứng minh của Đạt lai Lạt ma, chúng ta có<br /> thể sử dụng hình ảnh sau: hạt là nguyên nhân chủ yếu của mầm cây,<br /> trong khi đó Mặt trời và độ ẩm là các nhân tố bổ trợ.<br /> Thuận: Quan điểm duy vật “nhất nguyên” nói rằng con người chỉ<br /> là một cái búi nơron thần kinh và rằng ý thức chỉ là kết quả của các<br /> dòng điện chạy trong các mạch thần kinh. Bác sỹ Pierre Cabanis thế<br /> kỉ XVIII đã từng nói: “Não tiết ra ý thức giống như gan tiết ra mật”.<br /> Một số nhà sinh học thần kinh nghĩ rằng ý nghĩa của thế giới<br /> và của các vật xuất hiện từ hoạt động liên tục của cơ thể được đặt<br /> trong một môi trường cụ thể. Não tồn tại trong cơ thể, cơ thể tương<br /> tác với thế giới xung quanh. Chính từ sự tương tác liên tục này của<br /> Ranh giới ảo<br /> <br /> - 261<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2