YOMEDIA
ADSENSE
Từ lí luận về quá trình nhận thức của chủ nghĩa Mác - Lênin nghĩ về phương pháp giảng dạy theo hướng tiếp cận năng lực người học
76
lượt xem 4
download
lượt xem 4
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Tâm lý học hiện đại đã xác nhận tính đúng đắn của lí luận này. Đổi mới giáo dục và đào tạo phải xuất phát từ đổi mới trong giảng dạy. Bài viết này trình bày một ý tưởng của tác giả về phương pháp dạy học theo hướng tiếp cận năng lực của người học được hình thành trên cơ sở áp dụng lí luận về nhận thức của chủ nghĩa Mác - Lênin.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Từ lí luận về quá trình nhận thức của chủ nghĩa Mác - Lênin nghĩ về phương pháp giảng dạy theo hướng tiếp cận năng lực người học
VJE<br />
<br />
Tạp chí Giáo dục, Số 421 (Kì 1 - 1/2018), tr 54-56<br />
<br />
TỪ LÍ LUẬN VỀ QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN<br />
NGHĨ VỀ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY THEO HƯỚNG<br />
TIẾP CẬN NĂNG LỰC NGƯỜI HỌC<br />
Trần Hoàng Phong - Trường Đại học Đồng Tháp<br />
Ngày nhận bài: 20/1/2017; ngày sửa chữa: 15/2/2017; ngày duyệt đăng: 21/02/2017.<br />
Abstract: Cognitive theories of Marxism-Leninism affirmed cognitive processes of humans to<br />
follow the path from the vivid visual to abstract thinking, from abstract thinking back to reality.<br />
That is the dialectical way of the realization of the truth and objective reality perception. Modern<br />
psychology has confirmed the correctness of this theory. Likewise, reform of education and<br />
training must come from innovation in teaching. This article presents an author's ideas about<br />
teaching methods towards learner’s competence approach formed on the application of cognitive<br />
theories of Marxism-Leninism.<br />
Keywords: Cognitive theory, teaching methods, ability of learners.<br />
1. Mở đầu<br />
Nghị quyết số 29-NQ/TW Hội nghị Trung ương 8<br />
khóa XI về đổi mới căn bản và toàn diện GD-ĐT đưa ra<br />
một trong những trọng tâm đổi mới trong thời gian tới là<br />
“Đổi mới hình thức, phương pháp thi, kiểm tra và đánh<br />
giá kết quả GD-ĐT đổi mới dạy và học theo hướng phát<br />
triển phẩm chất, năng lực người học được chú trọng<br />
nhằm nâng chất lượng nguồn nhân lực” [1].<br />
Dạy học là quá trình người dạy tác động vào nhận<br />
thức của người học thông qua các phương tiện và phương<br />
pháp dạy học, trong đó phương pháp dạy học là yếu tố<br />
động và đóng vai trò quyết định đến sự thành công của<br />
quá trình này.<br />
Nhìn nhận lại lí luận nhận thức của chủ nghĩa Mác Lênin, có thấy ẩn chứa trong đó là một phương pháp tác<br />
động đến nhận thức của con người một cách khoa học,<br />
đúng đắn. Nghiên cứu và áp dụng phương pháp này trong<br />
một chừng mực nhất định có thể gợi mở cho chúng ta<br />
những điều thú vị trong bối cảnh cả ngành giáo dục đang<br />
đổi mới phương pháp giảng dạy và đổi mới toàn diện<br />
GD-ĐT.<br />
2. Nội dung nghiên cứu<br />
<br />
2.1. Khái quát về lí luận nhận thức của chủ nghĩa<br />
Mác - Lênin<br />
Trước Mác đã có nhiều trường phái triết học khác<br />
nhau trong lịch sử đề cập đến quá trình nhận thức. Mặc<br />
dù có những điểm hợp lí nhất định, nhưng quan niệm<br />
của tất cả các trường phái đó đều chưa thật sự khoa học,<br />
chưa phản ánh đúng bản chất quá trình nhận thức của<br />
con người.<br />
Trên cơ sở kế thừa, phát triển các quan niệm của các<br />
trường phái triết học trong lịch sử, triết học Mác - Lênin<br />
<br />
54<br />
<br />
đã đưa ra quan niệm về bản chất và con đường của quá<br />
trình nhận thức một cách đúng đắn, khoa học mà theo đó:<br />
- Về bản chất của quá trình nhận thức, triết học Mác<br />
- Lênin khẳng định: về bản chất, nhận thức là quá trình<br />
phản ánh tích cực, tự giác và sáng tạo thế giới khách quan<br />
vào bộ óc người trên cơ sở thực tiễn.<br />
- Về con đường của quá trình nhận thức, về điều này,<br />
Lênin từng nói: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu<br />
tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn - đó là con<br />
đường biện chứng của sự nhận thức chân lí, của sự nhận<br />
thức hiện thực khách quan” [2; tr 179].<br />
Xét về mặt lí luận cũng như thực tiễn, tính đúng đắn<br />
trong quan niệm của triết học Mác - Lênin về bản chất và<br />
con đường của quá trình nhận thức đã được xác nhận.<br />
Đây là quan niệm đúng đắn nhất, toàn diện nhất về quá<br />
trình nhận thức trong lịch sử.<br />
2.2. Quá trình dạy học ba bước gợi mở từ lí luận nhận<br />
thức mác-xít<br />
Từ trước đến nay, chúng ta hầu như chỉ nghiên cứu lí<br />
luận nhận thức của chủ nghĩa Mác - Lênin để làm rõ tính<br />
đúng đắn, khoa học của nó, làm cơ sở bác bỏ tính sai lầm,<br />
phiến diện của các quan điểm trước đó. Cao hơn một<br />
bước nữa, chúng ta sử dụng lí luận nhận thức làm nền<br />
tảng cho sự phát triển của các bộ môn khoa học khác<br />
nghiên cứu những vấn đề liên quan như tâm lí học. Tuy<br />
nhiên, chúng tôi cho rằng ẩn trong lí luận nhận thức của<br />
chủ nghĩa Mác - Lênin là một cơ sở lí luận về phương<br />
pháp dạy học, phương pháp giáo dục nói chung hết sức<br />
khoa học cần được khai thác, áp dụng nhất là trong bối<br />
cảnh ngành giáo dục đang ra sức đổi mới căn bản, toàn<br />
diện GD-ĐT mà trước hết và quan trọng nhất là đổi mới<br />
về phương pháp giảng dạy theo hướng tiếp cận năng lực<br />
của người học.<br />
<br />
VJE<br />
<br />
Tạp chí Giáo dục, Số 421 (Kì 1 - 1/2018), tr 54-56<br />
<br />
Trên tinh thần trao đổi, có thể nhận thấy lí luận về<br />
nhận thức của chủ nghĩa Mác - Lênin đã gợi mở cho<br />
chúng ta 2 vấn đề quan trọng về phương pháp giảng dạy<br />
đáp ứng nhu cầu giảng dạy tiếp cận năng lực người học,<br />
cụ thể như sau:<br />
- Triết học Mác - Lênin khẳng định, về bản chất<br />
“nhận thức là quá trình phản ánh biện chứng, tích cực, tự<br />
giác và sáng tạo thế giới khách quan vào trong đầu óc<br />
con người trên cơ sở thực tiễn” [3; tr 294]. Đây là lời nhắc<br />
nhở về một nguyên tắc căn bản trong dạy học đó là, dạy<br />
học là quá trình người dạy tác động đến người học để<br />
kích thích tư duy của họ. Người dạy học chỉ có vai trò<br />
hướng dẫn, giúp đỡ người học đạt đến sự hiểu biết đó<br />
mới là mục đích của việc dạy học. Dạy học không phải<br />
là quá trình truyền thụ kiến thức mà là quá trình người<br />
học tự chiếm lĩnh tri thức dưới sự hướng dẫn của người<br />
dạy. Có như vậy, quá trình dạy học mới đem lại kết quả<br />
tốt, mới có thể đào tạo ra những con người có suy nghĩ<br />
tích cực, sáng tạo. Nếu dạy học là quá trình truyền thụ<br />
kiến thức, chúng ta sẽ chỉ có thể tạo ra những thế hệ chỉ<br />
biết nghe và làm theo, khả năng tư duy độc lập và sáng<br />
tạo bị hạn chế. Bởi vì đó chỉ là quá trình người học tiếp<br />
nhận kiến thức một cách thụ động. Dạy học đạt kết quả<br />
tốt nhất là khi người học tự tìm tòi, chiếm lĩnh tri thức<br />
dưới sự hướng dẫn của người dạy. Lúc đó quá trình nhận<br />
thức của người học là quá trình chủ động, tự giác và có<br />
tính sáng tạo cao. Trong nhiều năm qua chúng ta vẫn hay<br />
trách học sinh, sinh viên quá thụ động, không sáng tạo<br />
mà có lẽ chưa thực sự thấy rằng lỗi đó một phần là do<br />
cách dạy của hiện nay đã tạo ra những con người như thế.<br />
Muốn họ sáng tạo phải để họ chủ động.<br />
- Triết học Mác - Lênin cho rằng: Nhận thức là quá<br />
trình diễn ra rất phức tạp, bao gồm nhiều giai đoạn, trình<br />
độ, vòng khâu khác nhau, khái quát lại có thể xem đây là<br />
quá trình biện chứng đi từ trực quan sinh động (nhận thức<br />
cảm tính) đến tư duy trừu tượng (nhận thức lí tính) và từ<br />
tư duy trừu tượng đến thực tiễn. Theo chúng tôi, đó là<br />
một sự gợi mở về một phương pháp giảng dạy đáp ứng<br />
được nhu cầu giảng dạy theo hướng phát huy tính tích<br />
cực, tiếp cận năng lực của người học rất đáng được quan<br />
tâm và có thể nói, nó trái ngược với cách mà chúng ta đã<br />
và đang làm.<br />
Quá trình giảng dạy hiện nay nhìn chung có thể<br />
được hình dung theo 03 bước sau: - Người dạy lên lớp<br />
(phòng học, giảng đường) cung cấp những kiến thức<br />
mang tính chân lí cho người học về vấn đề đang tìm<br />
hiểu; - Người học chứng minh tính đúng đắn của những<br />
kiến thức cung cấp ở bước 1 bằng lí luận, bằng ví dụ<br />
minh họa...; - Người dạy tiếp tục củng cố tính đúng đắn<br />
của những lí luận ở bước 1 thông qua các hoạt động<br />
thực tế, thực hành, thực nghiệm.<br />
<br />
55<br />
<br />
Như vậy, ở cả 3 bước này, người học ngay từ đầu đến<br />
cuối được cung cấp một khối kiến thức mang tính chân<br />
lí và sau đó liên tục được chứng minh để làm rõ nó trong<br />
các bước tiếp theo. Rõ ràng, đây là một phương pháp dạy<br />
học ít tốn kém thời gian. Người học nhanh chóng có được<br />
những kiến thức cần thiết về vấn đề. Tuy nhiên, người<br />
học hầu như không có không gian để sáng tạo. Họ hầu<br />
như làm một nhiệm vụ là “ghi nhớ”, ít khi phải suy nghĩ,<br />
động nào nhiều để hiểu vấn đề một cách cặn kẽ hơn vì<br />
điều đó đã được người dạy làm thay. Do đó, kiến thức<br />
mà người học có được chỉ là trí nhớ chứ không phải là<br />
sản phẩm của quá trình tư duy, suy ngẫm nên nhanh<br />
chóng bị lãng quên. Cũng như chỉ cần nhớ nên họ thường<br />
không có tư duy sáng tạo. Tại sao phải sáng tạo khi mọi<br />
thứ đã rõ ràng? Tại sao phải tìm giải pháp mới khi nó đã<br />
có rồi? Đây là điểm mạnh và cũng là điểm yếu của<br />
phương pháp giảng dạy truyền thống<br />
Tuy nhiên, từ lí luận về con đường của quá trình nhận<br />
thức, có thể hình dung về một quá trình dạy học gồm 3<br />
bước như sau:<br />
- Bước 1: “trực quan sinh động”. Bước này theo tôi<br />
được tiến hành như sau: để tìm hiểu về một vấn đề nào<br />
đó, trước tiên người dạy không làm theo cách truyền<br />
thống đó là: lên lớp (phòng học, giảng đường) để cung<br />
cấp những kiến thức một cách hệ thống, được xác nhận<br />
về vấn đề đang tìm hiểu. Nói một cách khác, ở bước này<br />
nếu tiến hành người dạy làm một nhiệm vụ là truyền đạt<br />
những hiểu biết mang tính chân lí cho người học. Thay<br />
vào đó, người học được trực tiếp tiếp xúc với đối tượng<br />
nghiên cứu, đối diện với những vấn đề tìm hiểu. Họ được<br />
đặt ra những tình huống, những khúc mắc mà không<br />
được cung cấp giải pháp. Người học phải tự mình tìm<br />
hiểu về đối tượng theo cách của mình, tự tìm ra giải pháp<br />
cho vấn đề theo cách của riêng mình. Lúc này, chắc chắn<br />
người học buộc phải vận dụng những hiểu biết của mình<br />
để tìm hiểu về đối tượng, tìm ra giải pháp cho vấn đề tức là họ phải suy nghĩ thực sự. Đồng thời, khi chưa có<br />
một giải pháp chuẩn nào được đưa ra, người học sẽ tự do<br />
sáng tạo theo cách của mình. Các giải pháp sẽ cực kì<br />
phong phú, mặc dù nó có thể đúng, có thể sai, tùy theo<br />
khả năng của mỗi người. Lúc này, người dạy sẽ thu thập<br />
được những ý tưởng vô cùng đa dạng, phong phú; đồng<br />
thời, cũng biết rõ được khả năng, năng lực của từng thành<br />
viên. Khi đó, người dạy chỉ đóng vai người định hướng,<br />
giúp đỡ người học mà không đưa ra bất cứ giải pháp nào,<br />
cứ để người học tự do sáng tạo theo cách của họ.<br />
- Bước 2: “tư duy trừu tượng”: Sau khi người học tự<br />
trang bị cho mình những kiến thức về đối tượng, những<br />
giải pháp cho vấn đề ở bước 1, người dạy sẽ tiến hành<br />
tổng hợp và hệ thống những kiến thức và giải pháp đó lại<br />
theo hệ thống cũng như làm rõ những điểm hợp lí và chưa<br />
<br />
VJE<br />
<br />
Tạp chí Giáo dục, Số 421 (Kì 1 - 1/2018), tr 54-56<br />
<br />
đúng đắn về mặt kiến thức, những điểm chưa hợp lí của<br />
những giải pháp của người học có được ở bước 1. Bước<br />
này có thể chỉ cần tiến hành trong phòng học. Sau đó,<br />
người học tự so sánh được những kiến thức và hiểu biết<br />
của mình với nội dung do người dạy cung cấp, hình thành<br />
được hệ thống kiến thức và giải pháp chuẩn mực cũng<br />
như tự biết được điểm mạnh, điểm yếu của mình để khắc<br />
phục trong những lần sau. Như vậy, từ những kiến thức<br />
còn đơn sơ, giản dị, chưa sâu sắc, chưa hệ thống ở bước<br />
1 thì sang bước 2 người học đã được cung cấp một hệ<br />
thống kiến thức đúng đắn, sâu sắc, khoa học mà không<br />
cần giải thích, chứng minh nhiều vì những kiến thức đó<br />
đều bắt nguồn từ bản thân người học. Nhiệm vụ của<br />
người dạy nhẹ nhàng hơn nhưng cũng không kém phần<br />
quan trọng.<br />
- Bước 3: “thực tiễn”. Sau khi đã tổng kết những kiến<br />
thức và giải pháp ở bước 2 một cách hệ thống và sâu sắc,<br />
người học được tiếp xúc trực tiếp với sự vật, hiện tượng,<br />
vấn đề một cách trực tiếp một lần nữa. Lúc này người<br />
học sẽ có cơ hội để soi rọi vào thực tiễn những kiến thức<br />
được cung cấp ở bước 2. Hiểu biết của họ sẽ được củng<br />
cố và khắc sâu thêm do được thực tiễn kiểm nghiệm và<br />
bản thân được thực nghiệm đầy đủ. Lúc này kiến thức đã<br />
thực sự là kết quả suy ngẫm của bản thân người học. Nó<br />
trở nên vững chắc hơn, sâu sắc hơn và thực tế hơn.<br />
3. Kết luận<br />
Lí luận nhận thức của chủ nghĩa Mác - Lênin đã được<br />
khoa học và thực tiễn chứng minh là đúng đắn, phù hợp<br />
với quá trình nhận thức của con người. Dạy học suy cho<br />
cùng cũng là quá trình tác động vào nhận thức của con<br />
người, là quá trình hình thành những nhận thức mới những tri thức mới. Con đường nhận thức “từ trực quan<br />
sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng<br />
đến thực tiễn” của lí luận nhận thức Mác - Lênin đã gợi<br />
mở cho chúng ta một phương pháp giảng dạy 3 bước hết<br />
sức hợp lí và khoa học, đồng thời đáp ứng tốt nhu cầu<br />
dạy học theo hướng tiếp cận năng lực người học trong<br />
bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay. Thiết nghĩ, đây là<br />
một hướng đi đáng suy nghĩ.<br />
Tài liệu tham khảo<br />
[1] Ban Chấp hành Trung ương (2013). Nghị quyết số<br />
29-NQ/TW ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản,<br />
toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công<br />
nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị<br />
trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập<br />
quốc tế.<br />
[2] V.I. Lênin (1981). Toàn tập (tập 29). NXB Tiến bộ,<br />
Matxcơva.<br />
<br />
56<br />
<br />
[3] Bộ GD-ĐT (2002). Giáo trình triết học Mác - Lênin.<br />
NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật.<br />
[4] Doãn Chính - Đinh Ngọc Thạch (2008). Vấn đề triết<br />
học trong tác phẩm của C.Mác - Ph.Ăngghen, V.I.<br />
Lênin. NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật.<br />
[5] V.I. Lênin (2004). Bút kí triết học. NXB Chính trị<br />
Quốc gia - Sự thật.<br />
MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỒNG BỘ HÓA...<br />
(Tiếp theo trang 49)<br />
Có thể khẳng định rằng nếu thiếu tính đồng bộ hóa<br />
trong dạy học kĩ thuật bắn súng tiểu liên AK thì chắc<br />
chắn chất lượng, hiệu quả môn học sẽ rất thấp, không đạt<br />
yêu cầu, thậm chí phản giáo dục. Do đó nghiên cứu biện<br />
pháp đồng bộ hóa dạy học kĩ thuật bắn súng tiểu liên AK<br />
cho SV các trung tâm GDQP&AN là nội dung quan<br />
trọng mang tính cấp thiết trong GDQP&AN hiện nay.<br />
(Nghiên cứu này được tài trợ từ nguồn kinh phí<br />
Khoa học công nghệ của Trường Đại học Sư phạm<br />
Hà Nội 2 cho Đề tài mã số: C.2016-18-07).<br />
Tài liệu tham khảo<br />
[1] Bộ GD-ĐT (2012). Thông tư số 31/2012/TTBGDĐT ngày 12/09/2012 ban hành chương trình<br />
giáo dục quốc phòng và an ninh.<br />
[2] Bộ GD-ĐT - Bộ Lao động - Thương binh và xã hội<br />
(2015). Thông tư liên tịch số 18/2015/TTLTBGDĐT-BLĐTBXH ngày 08/09/2015 quy định tổ<br />
chức dạy, học và đánh giá kết quả học tập môn học<br />
Giáo dục quốc phòng và an ninh trong các cơ sở<br />
giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học.<br />
[3] Bộ GD-ĐT (2013). Giáo trình Giáo dục quốc phòng<br />
và an ninh dùng cho sinh viên các trường đại học,<br />
cao đẳng (tập 2). NXB Giáo dục Việt Nam.<br />
[4] Bộ GD-ĐT (2005). Giáo trình Giáo dục quốc phòng<br />
đại học, cao đẳng dùng cho đào tạo giáo viên Giáo<br />
dục quốc phòng - An ninh (tập 3): “Chiến thuật và<br />
kĩ thuật chiến đấu bộ binh”. NXB Quân đội<br />
nhân dân.<br />
[5] Bộ Tổng Tham mưu (2005). Huấn luyện kĩ thuật<br />
chiến đấu bộ binh. NXB Quân đội nhân dân.<br />
[6] Quốc hội (2013). Luật Giáo dục quốc phòng và an<br />
ninh, số 30/2013/QH13 ngày 19/06/2013.<br />
[7] Tổng cục Chính trị (2007). Đổi mới giáo dục quốc<br />
phòng trong hệ thống giáo dục quốc gia. NXB Quân<br />
đội Nhân dân.<br />
<br />
ADSENSE
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn