intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tự sự học Trung Quốc - tiếp nhận và biến cải - 1

Chia sẻ: Cao Thi Nhu Kieu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

160
lượt xem
27
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tự sự học Trung Quốc - tiếp nhận và biến cải 1 CN. Nguyễn Văn Nguyên Phòng Văn học nước ngoài 1. Tự sự học vào Trung Quốc Sau phương Tây khoảng 20 năm, những năm thuộc thập niên 80 của thế kỉ XX được nhiều học giả Trung Quốc ghi nhận là thời của tự sự học của Trung Quốc. Tiền Trung Văn trong Nhận xét của chuyên gia của cuốn Tự sự học Trung Quốc viết: “Tự sự học là phương pháp lí luận văn học được bắt đầu từ phương Tây từ những năm 60 của thế kỉ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tự sự học Trung Quốc - tiếp nhận và biến cải - 1

  1. Tự sự học Trung Quốc - tiếp nhận và biến cải 1 CN. Nguyễn Văn Nguyên Phòng Văn học nước ngoài 1. Tự sự học vào Trung Quốc Sau phương Tây khoảng 20 năm, những năm thuộc thập niên 80 của thế kỉ XX được nhiều học giả Trung Quốc ghi nhận là thời của tự sự học của Trung Quốc. Tiền Trung Văn trong Nhận xét của chuyên gia của cuốn Tự sự học Trung Quốc viết: “Tự sự học là phương pháp lí luận văn học được bắt đầu từ phương Tây từ những năm 60 của thế kỉ XX, dựa trên những nguyên tắc của chủ nghĩa cấu trúc và ngôn ngữ học, cho đến những năm 80 đã được giới thiệu đến Trung Quốc. Nó đã hấp dẫn một số trí thức trẻ và họ cũng đã có nhiều tác phẩm tốt. Ít nhất có thể kể tới 4 bộ nhưng phần lớn đều là việc tổng hợp lại những quan điểm của nước ngoài rồi lấy thêm những ví dụ Trung Quốc để dẫn chứng”(1). Tuy trong bài nhận xét này, Tiền Trung Văn không nói rõ nhưng một số học giả Trung Quốc đã ghi danh những tác phẩm được đánh giá là có đóng góp lớn vào nghiên cứu tự sự học ở Trung Quốc với: Chuyển biến mô thức tự sự trong tiểu thuyết Trung Quốc của Trần Bình Nguyên (1988); Tự sự học tiểu thuyết của Từ Đại (1992)(2), Tự sự học Trung Quốc của Phố An Địch (1996)(3), cùng năm 1997 với hai cuốn Dẫn luận tự sự học của La Cương(4) và Tự sự học Trung Quốc của Dương Nghĩa(5), Nghiên cứu tự sự học với thể loại văn học tiểu thuyết của Thân Đan
  2. (2004)(6), Biến dạng canaval và thẩm mỹ của tự sự - Tự sự học với tiểu thuyết tiên phong đương đại Trung Quốc của Nam Chí Cương(7)… Rõ ràng, những thành tựu mà nghiên cứu tự sự học ở Trung Quốc có được như ngày nay là nhờ chính sách “khai phóng” trong những năm đầu thập kỉ 80 ở thế kỉ XX với những bước tiến hợp lí để có thể đạt được mục tiêu “từ không đến có”, “từ học tập tiến đến đối thoại với thế giới”. Cũng như các nước phương Đông khác, các nhà tự sự học Trung Quốc cũng phải trải qua các bước giới thiệu và dịch thuật các tác phẩm lí luận tự sự có tính kinh điển từ phương Tây cho độc giả trong nước. Toàn bộ các tác phẩm lí thuyết được coi là nghiên cứu tự sự cơ bản từ phương Tây đã được tiến hành dịch và xuất bản. Có thể kể đến các cuốn: Tu từ học tiểu thuyết của Wayne Booth (1987)(8); Figure III: Diễn ngôn mới của truyện của Gerard Genette (1990)(9); Tác phẩm tự sự hư cấu: Thi pháp học đương đại của Reamon Kennan (1991)(10); Giới thiệu lí thuyết tự thuật của Mieke Bal (2003)(11); Tự sự học đương đại của Martin Wallace (2005)(12) và một số các công trình Nghiên cứu tự sự học của các danh gia lí thuyết phương Tây như R. Barthes, T. Todorov, A. Greimas… Có thể thấy, hoạt động dịch thuật, giới thiệu, nghiên cứu tự sự học ở Trung Quốc luôn là quá trình liên tục và xen kẽ mà kể cả cho tới nay, các tác phẩm nghiên cứu tự sự học từ phương Tây vẫn tiếp tục được dịch và giới thiệu ở Trung Quốc. Trong suốt quá trình đó, cũng có những lúc, nghiên cứu tự sự học tại Trung Quốc tưởng chừng như đã “chết”. Nhưng gần đây, việc mở rộng những xu hướng nghiên cứu tự sự trên thế giới đã hối thúc các nhà tự sự học Trung Quốc phải tìm cho ra
  3. những hướng đi phù hợp để có thể thoát khỏi những “bế tắc” trong nghiên cứu tự sự học theo đường hướng kinh điển trong quá khứ. Để có thể cung cấp những khung hình lý luận mới, các nhà tự sự học Trung Quốc hết sức chú ý tới trào lưu nghiên cứu tự sự của Mỹ. Nhóm dịch Tân tự sự học, thuộc Đại học Bắc Kinh có thể coi là những người tiên phong trong nhiệm vụ dịch và giới thiệu các công trình tự sự học mới đến từ nước Mỹ. Có thể kể đến các cuốn: Tân tự sự học của David Herman (2002)(13), Tự sự học đương đại của Wallace Martin (2005)(14), Lý luận tự sự hậu hiện đại của Mark Currie (2003)(15), và Tạo lập tự sự của tu từ: Kĩ xảo, độc giả, lí luận, hình thái ý thức của James Phelan (2002)(16). Theo Lê Thời Tân, với nỗ lực “nhằm giúp cho người Trung Quốc ý thức được bước tiến mới của tự sự học trong bối cảnh Bắc Mỹ đã trở thành trung tâm của tự sự học hậu cấu trúc luận thay thế cho trung tâm Pháp trong thời kì tự sự học kinh điển cấu trúc luận…”(17), các công trình dịch thuật của họ đã từng bước thúc đẩy nghiên cứu tự sự học theo đường hướng mới tại Trung Quốc. Song song với việc dịch và giới thiệu, công tác phê bình cũng là nhiệm vụ đối với các nhà nghiên cứu tự sự học Trung Quốc. Trong khoảng 10 năm (1990 - 1999) có khoảng 40 bài nghiên cứu liên quan tới tự sự học của Trung Quốc chủ yếu được đăng tải trên một số tạp chí chuyên ngành như: Ngoại ngữ giáo học dữ nghiên cứu, Ngoại quốc ngữ, Ngoại quốc văn học bình, Ngoại quốc văn học nghiên cứu của Đại học nhân dân, Ngoại quốc văn học nghiên cứu (Vũ Hán), Giải phóng quân ngoại quốc ngữ học viện báo, Tứ Xuyên ngoại ngữ học viện học báo, Ngoại ngữ nghiên cứu, Văn học bình luận và Tây An ngoại quốc ngữ học viện học báo…, trong đó
  4. những bài lí luận phân tích có 10 bài (chiếm 25%), nghiên cứu có 30 bài (chiếm 75%)(18)… Đó là những tiền đề quan trọng để những công trình nghiên cứu tự sự học mới tại Trung Quốc hình thành và phát triển. Đường Vĩ Thắng trong Tình hình nghiên cứu tự sự học Trung Quốc giai đoạn 1999-2002 trên một số báo chuyên ngành nhận xét: “Nghiên cứu tự sự học thời kì này (1999 – 2002) đang chuyển hình, là giai đoạn tiêu hóa và ứng dụng tự sự học truyền thống (tự sự học kinh điển)”(19). Không tránh né thực tại, Đường Vĩ Thắng cũng đã chỉ ra những thiếu khuyết trong nghiên cứu tự sự học Trung Quốc giai đoạn đó: “Cơ sở những nghiên cứu lí luận của chúng ta còn dừng lại ở lĩnh vực tự sự học kinh điển. Chúng ta còn thiếu những giới thiệu và nghiên cứu nhân vật quan trọng mới nhất của nước ngoài. Cũng có những học giả để ý tới những tệ đoan của nghiên cứu tự sự học chủ nghĩa cấu trúc, thử tìm kiếm lối thoát thông qua việc giới thiệu những lí thuyết tương đối của phương Tây, đặc biệt là nhấn mạnh những nghiên cứu về hình thái ý thức, sự tiếp nhận của độc giả và tu từ, nhưng số nghiên cứu này mãi mãi là không đủ, không thể che đậy được xu hướng nghiên cứu tự sự mới của nước ngoài”(20). Qua tiến trình dịch thuật, giới thiệu, phê bình, viết sách của các nhà nghiên cứu tự sự học Trung Quốc trong những thập niên cuối thế kỉ XX và những năm sau đó là tiền đề thuận lợi để tổ chức những cuộc hội thảo chuyên ngành. Bắt đầu là Hội thảo về Tự sự học với quy mô toàn quốc lần thứ nhất tổ chức tại Đại học Sư phạm Chương Châu, tỉnh Phúc Kiến vào năm 2004. Tại đây, các tham luận của các nhà tự sự học Trung Quốc đã đánh dấu những bước tiến về nghiên cứu tự sự
  5. học Trung Quốc trong thiên niên kỉ mới. Các bài tham luận được tập hợp trong cuốn Con đường Trung Quốc của tự sự học(21) cho thấy các nhà nghiên cứu tự sự học Trung Quốc đã làm chủ được lý thuyết tự sự trên nhiều lĩnh vực, trong đó rõ nét nhất là lĩnh vực văn học cũng như văn hóa. Phó Tu Diên với bài Bàn về những đóng góp mới của Tự sự học đối với nghi ên cứu văn bản học đã có những ý kiến xác đáng về định hướng phát triển của nghiên cứu tự sự học Trung Quốc. Ông cho rằng, nghiên cứu tự sự học không chỉ dừng ở các tác phẩm văn học, các trào lưu văn học mà đã tiến đến liên văn bản, tới sự qua lại đan xen giữa các môn ngành nghệ thuật khác nhau mà đáng chú ý nhất là hiện tượng liên văn bản giữa văn học và điện ảnh qua sự trợ giúp của công nghệ tin học. Ngoài ra còn có thể kể đến các tác giả khác như Đàm Quân Cường (Luận về bình diện hình thái ý thức của điểm nhìn trong tác phẩm tự sự ), Lưu Khánh Chương ( Tự sự học trong con mắt của lĩnh vực thi học văn hóa), Vương Dương (Lý luận ý nghĩa văn bản của một dạng hình thức hóa là không thể?), Lý Kiến Đông (Chủ nghĩa giải cấu trúc với văn bản tự sự), Vương Thành Quân (Luân lý tự sự: Bảo đảm đạo đức trong tiểu thuyết tự sự phương Tây và Trung Quốc), Tổ Quốc Tụng (Tự sự hậu kinh điển: đầy văn tính cho đến những biểu trưng văn hóa), Lý Hiểu Ninh (Văn hóa kiểm điểm trong văn học tự sự bị chính trị hóa), Lưu Thiệu Tín (Năm hình thái người tự thuật trong tiểu thuyết đ ương đại), Vương Hồng Nhạc (Bàn về tác giả tiểu thuyết hiện đại), Hồ Minh Quý (Quay lại thi pháp học tự sự), Vương Vinh (Bàn về tự sự cho đến thi pháp của nó trong lý luận th ơ văn cổ đại Trung
  6. Quốc)… thì cũng có thể thấy việc ứng dụng rộng rãi tự sự học trên các lĩnh vực văn hóa nghệ thuật ở Trung Quốc. Sau đó 2 năm, năm 2006, Hội thảo khoa học về Tự sự học toàn quốc lần thứ hai lại được tổ chức tại Trùng Khánh với nhiều hướng phát triển mới. Những thành tựu đạt được qua hai kì hội thảo là tiền đề chắc chắn để tự sự học Trung Quốc vươn lên tầm quốc tế. Tinh thần đối thoại với thế giới luôn là khát vọng lớn lao. Năm 2007 được coi là mốc dấu quan trọng của nghiên cứu tự sự học Trung Quốc với sự góp mặt của các nhà tự sự học nổi tiếng quốc tế như nhà tu từ học tự sự James Phelan, Peter J. Rabinowitz; nhà tự sự học nữ quyền chủ nghĩa Robyn Warhol, Sangeeta Ray; nhà tự sự học hậu hiện đại Brian Mc Hale, Brian Richardson,… đã đánh dấu những bước tiến của nghiên cứu tự sự học vào những lãnh địa mới ngoài văn học ở Trung Quốc. Có thể nói, 15 năm là quá trình tự sự học đã có thể làm quen, bắt rễ và phát triển phồn vinh trên mảnh đất Trung Quốc, mảnh đất vốn có một cơ sở triết học và lí luận vốn xa lạ, nếu không nói là “trái ngược” với triết học và lí luận phương Tây. 2. Tự sự học kinh điển Như trên đã nói, nghiên cứu tự sự học ở Trung Quốc là một quá trình. Nếu tính từ đầu thế kỉ XX, ít nhất nền lí luận Trung Quốc cũng đã một lần cải cách toàn diện trong học phong Ngũ tứ. Trong giai đoạn đó, những thành tựu đáng kể nhất trong lĩnh vực văn học không thể không nói đến sự ra đời của các thể loại văn bản cận văn học như báo chí, thư tín, luận chiến… Toàn bộ sự đóng góp của chúng dường như được tái hiện hết sức rõ ràng và sâu sắc với những phân tích xác đáng qua
  7. công trình Chuyển biến mô thức tự sự của tiểu thuyết Trung Quốc của Trần Bình Nguyên. Trần Bình Nguyên là Giáo sư chủ nhiệm khoa Trung văn Đại học Bắc Kinh. Công trình Chuyển biến hình thức tự sự tiểu thuyết Trung Quốc của ông được tặng giải Nhì Tác phẩm ưu tú về nghiên cứu Khoa học xã hội nhân văn toàn quốc lần đầu của Bộ giáo dục Trung Quốc năm 1995. Có thể nói, công trình là một cống hiến quan trọng trong lịch sử nghiên cứu tự sự của văn học Trung Quốc giai đoạn đầu thế kỉ XX. Sự xuất hiện của thể loại tiểu thuyết mới, tiểu thuyết trinh thám cũng đã được Trần Bình Nguyên đề cập và kiến giải sắc bén về tác dụng của nó đối với các thể loại tiểu thuyết truyền thống Trung Quốc. Ông phân tích sự phá vỡ thời gian tự sự trong thể loại tiểu thuyết trinh thám đối với các nhà tiểu thuyết cuối Thanh - từ tự sự liên tục đến đảo trật tự, xen kẽ; cho đến những tri thức về tâm lý học của phương Tây (chủ yếu là tâm lí học tiềm thức của Freud) đối với kết cấu tự sự (tức lấy tình tiết làm trọng tâm của tự sự) là sự chuyển biến khó khăn nhất của các tác giả Ngũ tứ. Đối với sự chuyển biến về kết cấu tự sự, các tác gia Ngũ tứ đã có những đột phá mới vô cùng khó khăn là chuyển sang lấy tự bạch hay tâm lí làm trung tâm, từ đó dẫn đến sự đột phá về thời gian tự sự, về góc nhìn tự sự hay kết cấu tự sự, tạo nên một sự chuyển biến hoàn chỉnh về mô thức tự sự trong tiểu thuyết Trung Quốc. Từ phương diện “chuyển hóa truyền thống”, Trần Bình Nguyên đã phân tích tác dụng của tự sự toàn tri của các tân tiểu thuyết gia đối với “sử truyện của truyền thống”; cho đến ảnh hưởng có tính đột phá về kết cấu tự sự của thi ca truyền thống đối với các tác gia Ngũ tứ. Trần Bình Nguyên nhận thấy
  8. người kể chuyện trong sử truyện truyền thống thường với vai trò toàn tri, có tầm nhìn vĩ đại, xuyên suốt, có tính quyết định lịch sử,… Từ đó ông chỉ ra ở tiểu thuyết Trung Quốc đầu thế kỉ XX, người kể truyện lại trở nên bé nhỏ. Những bức tranh thời đại lớn lao trên cơ sở bị chi phối bởi những thế giới hữu hạn từ nhân vật với các vai trò nhỏ bé luôn là thủ pháp mà các tác gia thời đó sử dụng. Ông cho rằng đó chính là một bước tiến quan trọng của tiểu thuyết Trung Quốc thời cận hiện đại so với truyền thống. Trên cơ sở tìm hiểu ảnh hưởng của truyền thống đối với tiểu thuyết Trung Quốc thời cận đại, Trần Bình Nguyên đã chỉ ra một trong những đặc trưng quan trọng của sử truyện và thi ca truyền thống. Đó là hiện tượng khi các sự kiện lịch sử bị khuyết thiếu, các tác giả để hoàn thiện cho các sự kiện đó thường bổ sung bằng các giai thoại vụn vặt trong dân gian. Chính điều đó khiến góc nhìn tự sự của nhân vật mất đi tính nhất quán. Còn đối với tính trữ tình của thi ca hiện đại, những ảnh hưởng tự sự của thi ca trữ tình truyền thống cũng có vai trò quan trọng. Nó không chỉ được biểu hiện trong những sáng tác thơ trữ tình có xu hướng tiểu thuyết hóa mà còn có xu hướng thi ca hóa các tiểu thuyết Trung Quốc trong giai đoạn từ cuối nhà Thanh cho đến thời Ngũ tứ. Trần Bình Nguyên cũng có những nhìn nhận tinh tường để chỉ ra vai trò của một loại thể văn học tuy mới ra đời nhưng cũng đã có ảnh hưởng không nhỏ tới tính tự sự của tiểu thuyết cận đại Trung Quốc. Đó là hiện tượng các tiểu thuyết được cố định hóa với những yếu tố có tính chất văn bản. Ở góc độ này, ông chỉ ra những nguyên nhân khiến các mô thức tự sự trong tiểu thuyết Trung Quốc được chuyển
  9. biến. Mối quan hệ Tác giả – Xuất bản – Độc giả đã dần thành hình và rõ nét. Đối với Tác giả, chế độ nhuận bút đã khiến văn học sử Trung Quốc lần đầu tiên thấy xuất hiện một nghề văn thực sự với những con người chuyên nghiệp trong nghề – đó là Nhà văn. Để tồn tại trong một xã hội hiện đại với thị trường xuất bản báo chí và tiểu thuyết cũng ngày một hưng thịnh và phồn vinh, tần xuất ngày càng ngắn cũng khiến hình thái sáng tác của Nhà văn này chuyển biến, từ “nói – nghe” trong suy nghĩ sang “viết – đọc” trong hiện thực. Chính điều đó khiến tính chủ quan của các tác giả ngày càng được chú trọng. Ngược lại, tính thương phẩm của tiểu thuyết cũng thúc đẩy xu hướng tác giả hóa đầu thế kỉ XX diễn ra vô cùng nhanh chóng, trở thành động lực chủ yếu thúc đẩy sự chuyển biến về mô thức của tiểu thuyết tự sự. Có thể nhận thức rõ ràng rằng, tiểu thuyết giai đoạn đầu thế kỉ XX không chỉ là sự hợp lưu giữa văn học dân gian và văn học văn nhân mà còn là quá trình thông tục hóa của các dạng thức “cận văn học”. Chính điều này cũng khiến hình thái thẩm mỹ của tác giả bị điều khiển, khiến những giác độ tự sự khác nhau được sử dụng với mục đích cuối cùng là phải đạt hiệu quả cao nhất. Có thể thấy sự lạm dụng một số thủ pháp như trào phúng phần nào cũng làm yếu tố tình tiết bị “nhạt” đi nhưng chính điều đó lại làm phạm vi của trường cảnh được rộng mở… Sự chuyển biến đó đã thể hiện những biến đổi của ý thức thẩm mỹ, nhấn mạnh ý thức chủ thể của tác gia, nhấn mạnh cảm quan hình thức của tiểu thuyết và khuynh hướng tâm lí hóa các nhân vật trong tiểu thuyết. Ngoài ra ông cũng thấy rõ ý thức chủ thể của tác gia, những cảm quan về hình thức của tiểu thuyết và tâm lí hóa nhân vật cũng
  10. là những nguyên nhân làm ý thức thẩm mỹ đương thời thay đổi. Cùng với sự phát triển nhanh chóng của chế độ giáo dục với xu thế quốc tế hóa lúc đó cũng khiến thị trường độc giả dần được hiện đại hóa với những gu thẩm mỹ hoàn toàn mới. Về hình thức, phương thức xuất bản một kì chỉ in hai hồi truyện cũng khiến việc xây dựng tình tiết phải được giải quyết tương đối hoàn chỉnh chỉ trong hai hồi. Điều này cũng khiến tác giả phải tìm cách phân bổ thời gian tự sự trong mỗi hồi cho hợp lý với khuôn khổ của báo. Việc đó đã khiến cấu tứ tự sự trong toàn tiểu thuyết hoàn chỉnh bị coi nhẹ. Sự hoàn chỉnh của tiểu thuyết dần biến thành từ những phép cộng của các truyện ngắn được gói trong hình thức của các chương hồi. Rõ ràng điều đó cũng là một nguyên nhân quan trọng trong quá trình chuyển biến mô thức tự sự trong tiểu thuyết cận đại Trung Quốc. Những cống hiến quý báu về phương pháp luận cũng như nguồn trích dẫn tư liệu phong phú của công trình cũng là một thử nghiệm quan trọng của các nhà nghiên cứu tự sự học Trung Quốc đối với di sản của quá khứ. Về phương pháp, có thể thấy hệ thống lý luận của công trình là dựa trên khung lý luận của chủ nghĩa hình thức Nga. Tuy nhiên, để có được những cống hiến đích thực đối với việc nghiên cứu tự sự học cổ điển Trung Quốc, Trần Bình Nguyên cho rằng: “Cơ sở lí luận được dựng trên hợp lực của hai hướng chuyển động mới là hạt nhân của cuốn sách, và cũng là mượn để có thể triển khai những giác độ lí luận cơ bản của lý thuyết”(22)…. “Hai hướng chuyển động” mà Trần Bình Nguyên muốn nói tới chính là sự giao thoa của mối quan hệ thẩm thấu lẫn nhau “trong anh có tôi, trong tôi có anh” và là mối quan hệ của sự đối thoại. Ông viết: “Trên văn đàn Trung Quốc thế
  11. kỉ XX, tiểu thuyết Trung Quốc đang đối thoại với tiểu thuyết phương Tây, một dạng đối thoại trước với một dạng đối thoại kiểu sau càng là sự đối thoại không ngừng”. Có thể nói, cuốn sách “là phác thảo đầu tiên một hệ thống cơ bản và quá trình vận động của mô hình tự sự tiểu thuyết Trung Quốc”(23).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2