intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tư thế của máy ảnh khi thổi bụi

Chia sẻ: Bibi_1 Bibi_1 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

147
lượt xem
42
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hỏi : sau khi tôi tiến hành lau sensor bằng dung dịch chuyên dụng thì bề mặt của sensor có nhiều vết và ảnh chụp không đẹp, tôi cần phải làm gì ? Trả lời : dung dịch dùng để lau sensor có độ bay hơi rất cao, hiện tượng có vết trên mặt sensor chứng tỏ là bạn thao tác chưa dứt khoát. Bạn cần phải làm lại và Sensor sẽ sạch thôi. Kinh nghiệm cá nhân là bổ ích nhất.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tư thế của máy ảnh khi thổi bụi

  1. Tư thế của máy ảnh khi thổi bụi Hỏi : sau khi tôi tiến hành lau sensor bằng dung dịch chuyên dụng thì bề mặt của sensor có nhiều vết và ảnh chụp không đẹp, tôi cần phải làm gì ? Trả lời : dung dịch dùng để lau sensor có độ bay hơi rất cao, hiện tượng có vết trên mặt sensor chứng tỏ là bạn thao tác chưa dứt khoát. Bạn cần phải làm lại và Sensor sẽ sạch thôi. Kinh nghiệm cá nhân là bổ ích nhất. Hy vọng với bài viết ngắn này NTL đã đem lại cho bạn những thông tin và kinh nghiệm cá nhân bổ ích. Trong tương lai chắc chắn chúng ta sẽ không còn phải bận tâm về vấn đề này nữa. Khẩu độ sáng Mình đang quan tâm vấn đề chụp ảnh ngoài trời giữ được màu thật như mắt nhìn thấy, nên tìm được một vài bài về Exposure Control, trong đó có bài sau thấy dễ đọc, giới thiệu với mọi người:
  2. Xin tóm lược như sau, nếu có gì chưa đúng hoặc thiếu, các bạn bổ sung: Trong một số trường hợp chụp ảnh dưới ánh sáng mặt trời, ta thu được ảnh không đúng màu sắc thật, ví dụ màu trắng hoặc màu đen lại thành màu xám nhờ nhờ. Vấn đề là máy ảnh điều chỉnh sai khẩu độ sáng do ước lượng sai cường độ nguồn sáng chiếu lên cảnh vật. Bạn có thể sẽ thắc mắc rằng hiện nay có bao máy ảnh trang bị chức năng đo sáng cực kỳ hiện đại, việc gì phải bận tâm nữa. Đúng thế, đa số trường hợp máy ảnh loại tốt thường thực hiện rất tốt việc đo sáng, nhưng cũng vẫn có những trường hợp xảy ra làm chúng ta phải tự đo sáng và quyết định khẩu độ sáng cho máy ảnh. Nếu đối tượng chụp của chúng ta quá sáng hoặc quá tối thì tông màu của ảnh sẽ bị máy nhận sai. Ánh sáng khi chiếu vào một vật có màu trắng thì sẽ bị phản xạ rất mạnh (cao là 90%) do vậy ánh sáng phản xạ đi tới ống kính của ta có cường độ cao hơn
  3. bình thường (tông màu trung gian phản xạ 18%). Nhưng một vật tối màu, ví dụ màu đen thì lại hấp thụ tốt ánh sáng nên phản xạ lại lượng ánh sáng yếu (thấp là 4%). Ánh sáng phản xạ từ vật tối màu sẽ đến ống kính rất ít, do vậy chúng ta nhận thấy tối. Chức năng đo sáng của máy ảnh nhận biết cường độ ánh sáng đơn thuần thông qua lượng ánh sáng phản chiếu từ vật thể, chứ nó không có khả năng nhận biết bản chất phản xạ hoặc hấp thu ánh sáng cụ thể của vật thể đó. Mà ta đã biết rằng các vật thể khác nhau có thể phản xạ ở mức độ khác và rất khác nhau. Vậy, máy ảnh có cơ chế gì để đoán được cường độ ánh sáng thật chiếu vào cảnh vật cần chụp? Thông thường, máy ảnh quy tất cả mọi vật thể trong tầm ngắm của nó đều cùng một khả năng phản xạ ánh sáng là 18%. Con số 18% là giá trị trung gian của khả năng phản xạ hai màu đen và trắng. Ví dụ, khi ta nhắm vào một viên than đen xì có độ phản xạ ánh sáng là 4% thì máy ảnh chỉ hiểu rằng lượng ánh sáng phản xạ từ viên than đó đi tới ống
  4. kính là tương đương 18% nguồn sáng gốc đang chiếu vào vật thể, chứ không phải 4%. Kết quả là máy ảnh ước lượng thiếu sáng, nên ra lệnh mở khẩu độ sáng lớn, và ảnh của viên than trở nên không đen. Có nhiều cách để chủ động bảo máy ảnh điều chỉnh đúng khẩu độ sáng và một trong những cách đơn giản và hay sử dụng là dùng Grey Card. Grey Card là một tấm có màu xám phản chiếu đúng 18% ánh sáng đập vào nó. Cách dùng đơn giản, chỉ việc đưa tấm xám này ra trước ống kính sao cho phủ toàn bộ khung ngắm và phải đảm bảo nguồn sáng chiếu vào nó có cường độ và hướng giống với nguồn sáng đang chiếu vào cảnh/vật ta định chụp ảnh. Khi đã ổn định rồi thì ta đặt cố định khẩu độ sáng. Tất nhiên nhiều máy ảnh (point and shoot camera) không có chức năng cho phép ta đặt riêng khẩu độ sáng mong muốn, mà chỉ hạn chế ở mức đặt exposure và focus cùng lúc, tức là ta sẽ phải dùng một tông xám 18% ở khoảng cách bằng khoảng cách đến vật thể cần chụp cũng như ở hướng và cường độ sáng tương tự nguồn sáng thật. Tất nhiên, không có Grey Card thì ta vẫn có thể chỉnh khẩu độ sáng chính xác tương đối dựa vào một khu vực có tông màu trung tính so với toàn bộ
  5. các tông màu trong khung cảnh cần chụp. Tác giả tiết lộ rằng, màu xanh của cỏ phản chiếu gần 18% ánh sáng chiếu vào nó, do vậy có thể dùng để chỉnh khẩu độ sáng. Lưu ý kiếm khu vực cỏ nằm giống hướng và cường độ nguồn sáng chiếu vào cảnh vật định chụp. Ngoài ra tác giả còn linh hoạt dùng màu da của lưng bàn tay để chỉnh khẩu độ sáng tương đối (theo kinh nghiệm ước lượng). Và nếu trong điều kiện trời quang, mây tạnh, ánh sáng tran hoà khắp khung cảnh thì chỉ việc áp dụng luật nhiếp ảnh "Sunny f16 Rule". Theo mình biết thì ở thị trường hiện nay có bán cả loại kính lọc khi lắp vào ống kính của ta sẽ cho phép chỉnh khẩu độ sáng giống như khi dùng Grey Card, và kiêm luôn cả chỉnh White Balance giống như khi dùng White Card. Cá nhân mình thấy trước mắt cứ theo cái hiểu này, thử tìm các khu vực có tông màu trung tính để chỉnh khẩu độ sáng, chứ chưa cần mua Grey Card vội. Nếu không thành công thì nghĩ đến việc mua bán cũng chưa muộn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2