intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tuyên ngôn Độc lập và khát vọng con người

Chia sẻ: Tư Tưởng Hồ Chí Minh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:17

504
lượt xem
200
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tuyên ngôn Độc lập và khát vọng con ngườiKỷ niệm 63 năm bản Tuyên ngôn Độc lập 2/9 lịch sử, càng đọc càng thấm thía tầm cao tư tưởng và chiều sâu văn hóa trong tư tưởng Hồ Chí Minh về khát vọng của con người, về lý tưởng giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng con người.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tuyên ngôn Độc lập và khát vọng con người

  1. Tuyên ngôn Độc lập và khát vọng con người Kỷ niệm 63 năm bản Tuyên ngôn Độc lập 2/9 lịch sử, càng đọc càng thấm thía tầm cao tư tưởng và chiều sâu văn hóa trong tư tưởng Hồ Chí Minh về khát vọng của con người, về lý tưởng giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng con người. Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945. Ảnh tư liệu “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”. Đó là khát vọng cháy bỏng ngàn đời của con người, của loài người. Chẳng thế mà, mở đầu cho “Khế ước xã hội” ra đời năm 1762 đánh dấu cột mốc lớn trong tư duy của con người tự nhận thức về quyền làm người của mình, J.J. Rousseau phẫn nộ tuyên bố: “Con người sinh ra đã là tự do, vậy mà ở khắp mọi nơi, con người lại đang bị cùm kẹp”. Sự gặp gỡ giữa lý tưởng ái quốc và lý tưởng cộng sản Hơn nửa thế kỷ, thời gian đủ để kiểm nghiệm độ chính xác và sự tường minh của một tư tưởng, trải qua những biến động dữ dội của thế kỷ XX chuyển sang thế kỷ XXI, những biến động mà những bộ óc tiên tri dường như cũng phải ngỡ ngàng, vẫn chứng minh được sức bền, độ “chín” của tư tưởng ấy. Vì đó là chân lý. Chân lý thì luôn luôn đơn giản. Song hiểu được chân lý, đến được với chân lý thì thường lại cực kỳ gian truân. Mà gian truân nhất là phải phân biệt cho được chân lý với cái na ná như chân lý khiến đôi khi người ta ngộ nhận một cách chân thành và đầy sự sùng kính. Nguy hại của sự “na ná” ấy thật khó lường! Viết về Bác Hồ, nguyên Thủ tướng Phạm Văn Đồng có một đoạn rất thú vị : “Trong những lời căn dặn lại, Bác Hồ có nói sẽ đi gặp cụ C.Mác, cụ Lênin và các bậc đàn anh khác. Trí tưởng tượng của tôi hình dung cuộc gặp giữa Bác Hồ với những người thầy sáng lập học thuyết Mác - Lênin biết bao ý nghĩa và hào hứng. Có thể C.Mác vui lòng nhắc lại một câu nói mà tôi luôn luôn ghi nhớ trong ký ức của mình: “Tôi đã gieo
  2. những con rồng và tôi đã gặt những con bọ…”. Thật có đúng như vậy, song cũng có nhiều con rồng…”. Đúng là đã có không ít những con rồng. Chỉ có điều lại có quá nhiều những con bọ. Nhưng điều đáng ngại hơn là sự nhầm lẫn “bọ” thành “rồng”. Sự lẫn lộn vàng thau ấy, kiểu nhìn “bọ” mà thấy na ná như “rồng”, khiến cho cái giá phải trả để đến được với sự thật của chân lý là quá lớn. Mặc dầu, xét đến cùng, chân lý nằm chính ngay trong quá trình nhận thức. Nhìn trở lại hành trình lịch sử của Hồ Chí Minh tìm đường cứu nước, quanh một vòng trái đất để trở về xúc động với nắm đất của Tổ quốc trên tay, rồi những lời “dặn lại công việc” khi bị bệnh nặng sợ khó qua khỏi trong một lán nhỏ ở Tân Trào, Việt Bắc: “Lúc này thời cơ thuận lợi đã tới, dù hy sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập”, cho đến khi đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, cuối cùng là Di chúc với “điều mong muốn cuối cùng” của Người. Qua đó, nổi rõ lên một điều: Độc lập cho dân tộc, tự do cho con người, hạnh phúc cho nhân dân, trong đó, “Đầu tiên là công việc đối với con người”, mục tiêu trước sau như một của Hồ Chí Minh. Người nói, “lúc đầu, chính là chủ nghĩa yêu nước, chứ chưa phải chủ nghĩa cộng sản đã đưa tôi tin theo Lênin, tin theo Quốc tế thứ ba”. Cho đến lúc cuối, Bác Hồ với thiếu nhi vùng cao trong toàn bộ Di chúc của Người cũng thể hiện nhất Việt Bắc năm 1960. Ảnh tư quán “chủ nghĩa yêu nước” đó. Điều ấy thể hiện thật liệu tập trung trong “điều mong muốn cuối cùng” của Người, ở đây đọng lại tình cảm, ý tưởng quan trọng nhất trong Di chúc: “Xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh”. Đúng là sự gặp gỡ giữa lý tưởng “ái quốc” và lý tưởng “cộng sản” trong tư tưởng và tình cảm của Hồ Chí Minh là sự gặp gỡ của lý tưởng giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội và giải phóng con người . Trong đó, giải phóng con người là trung tâm. Nhìn lại nhân cách, tư tưởng, tình cảm và sự nghiệp hoạt động của Hồ Chí Minh, chúng ta thấy rất rõ: Mục tiêu, cứu cánh, phương tiện và động lực cách mạng đều ở trong con người. Chính ở đây, chủ nghĩa yêu nước trong Hồ Chí Minh bắt gặp lý tưởng cộng sản. Nhà hiền triết phương Đông Có thể nói, “sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người” là tư tưởng đẹp nhất trong vô vàn những tinh hoa tư tưởng của loài người được đúc kết trong khát vọng cao cả và mãnh liệt ấy. Và nếu nhận thức được rằng, trong tư tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng về giải phóng con người giữ vị trí trung tâm, thì có thể hiểu được động lực thúc đẩy Nguyễn Ái Quốc đến với lý tưởng cộng sản, và cách Hồ Chí Minh thực hiện lý tưởng ấy vào trong hoàn cảnh cụ thể của
  3. đất nước mình, một đất nước mà “cuộc đấu tranh giai cấp không diễn ra giống như ở phương Tây” với một nội dung thích hợp như thế nào. Nội dung thích hợp ấy có ý nghĩa cực kỳ quyết định đối với vận mệnh của cả dân tộc, mà Hồ Chí Minh, một người “có sự dị ứng bẩm sinh với bệnh giáo điều rập khuôn, bệnh công thức sáo mòn” không thể nào không cân nhắc hết sức thận trọng và thực hiện một cách sáng tạo. Trên hành trình tìm đường cứu nước, với mục tiêu giải phóng dân tộc, hiểu rõ “chủ nghĩa dân tộc là động lực lớn nhất của đất nước... Người ta sẽ không thể làm gì được cho người An Nam nếu không dựa trên các động lực vĩ đại, và duy nhất của đời sống xã hội của họ”, Hồ Chí Minh tìm thấy ở Luận cương của Lênin vũ khí tư tưởng và lý luận để thực hiện mục tiêu đó. Mà với Hồ Chí Minh, vũ khí chỉ là phương tiện để đạt được mục tiêu. Để thực hiện mục tiêu ấy, không hề câu nệ, Hồ Chí Minh luôn đi tìm và tìm thấy ở những đỉnh cao trí tuệ loài người những điểm tựa để tiến hành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, đem lại độc lập cho đất nước, tự do, hạnh phúc cho nhân dân. Chính Hồ Chí Minh đã nói rõ điều ấy: ở Khổng Tử “sự tu dưỡng đạo đức cá nhân”, ở Giêsu “lòng nhân ái cao cả”, ở chủ nghĩa Mác “phương pháp biện chứng”, ở chủ nghĩa Tôn Dật Tiên “chính sách phù hợp với điều kiện nước ta”. Theo Hồ Chí Minh, họ gặp nhau ở điểm chung là “muốn mưu cầu hạnh phúc cho loài người, phúc lợi cho xã hội”. Chính vì thế mà Người “cố gắng làm người học trò nhỏ của các vị ấy”. Không câu nệ vì Hồ Chí Minh chỉ có một “ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Qua khát vọng cao cả và nỗi niềm riêng tư ấy, nổi rõ hình ảnh một nhà hiền triết phương Đông trong người chiến sĩ cách mạng được thử thách và tôi luyện trên trường quốc tế. Bằng sự trải nghiệm của mình, Hồ Chí Minh hiểu rõ những thành tựu cũng như những sai lầm mà phong trào cách mạng phải trả giá. Người hiểu cần thanh lọc và tiếp nhận những gì có lợi nhất cho mục tiêu đã xác định. Phải biết sáng tạo trong tiếp thu và vận dụng những nguyên lý khoa học và cách mạng vào thực tế nước mình, phù hợp với đặc điểm của dân tộc mình để có thế biến thành “rồng” chứ không hoá thành “bọ” như điều C.Mác từng cảnh báo. Hồ Chí Minh hiểu rõ mục tiêu của từng chặng đường trên con đường dẫn đến lý tưởng đúc kết khát vọng đó của cả loài người. Người không lẫn lộn mục tiêu cụ thể và trực tiếp của từng chặng với cái đích lý tưởng ở phía chân trời để tránh đi những ảo tưởng duy ý chí, dẫn đến hành động nôn nóng “đốt cháy giai đoạn”. Dị ứng với bệnh giáo điều, Hồ Chí Minh đòi hỏi “không được sao chép nguyên văn những gì có sẵn, điều cốt yếu là hiểu đúng tinh thần và biết vận dụng các nguyên lý sát với tình hình cụ thể” nhằm thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc, tự do, hạnh phúc cho nhân dân. Đặt viên gạch đầu tiên cho nhà nước pháp quyền
  4. Tiếp nhận những tinh hoa của nền văn minh phương Tây mà Người đã có nhiều năm chiêm nghiệm, học hỏi, để rồi gắn kết với bản lĩnh và tri thức cách mạng, Hồ Chí Minh thấy được những vấn đề mà có thể những người khác chưa thấy hoặc thấy chưa rõ. Bằng chứng là, mãi hơn 60 năm sau Tuyên ngôn Độc lập và Tổng tuyển cử 6/1/1946, lập ra Quốc hội đầu tiên của Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ra đời Hiến pháp 1946, vấn đề xây dựng Nhà nước pháp quyền vẫn còn gặp không ít trở ngại do sự áp đặt máy móc và giáo điều của mô hình “chuyên chính vô sản” trong tư duy về nhà nước. Mãi cho đến Đại hội VII rồi Đại hội VIII của Đảng mới chính thức loại bỏ mô hình ấy. Ngày ngày người dân ở khắp mọi miền đất nước về Thủ đô vào lăng viếng Bác. Ảnh: Vũ Điệp Có thấm thía chuyện này mới hiểu sâu ý nghĩa của việc Hồ Chí Minh đã đặt viên gạch đầu tiên cho nền móng của một nhà nước pháp quyền. Thậm chí, mặc dầu nghị quyết của Đảng từ Đại hội VII sang Đại hội VIII đã khẳng định rõ như vậy nhưng cho đến nay, vẫn còn có ý kiến cho rằng các vấn đề lớn nêu lên trong Văn kiện Đại hội X đều ẩn chứa nội dung và chức năng của chuyên chính vô sản mặc dầu không nhắc đến cụm từ chuyên chính vô sản! Thì ra, hiểu Nghị quyết và giải thích rồi vận dụng Nghị quyết cũng còn tùy thuộc vào rất nhiều gánh nặng của một quán tính tư tưởng một thời không dễ gì rũ bỏ ngày một ngày hai. Giờ đây, ngẫm nghĩ kỹ mới hiểu sâu được tại sao mở đầu cho Tuyên ngôn Độc lập, Hồ Chí Minh lại viện dẫn đến những câu tiêu biểu nhất trong Tuyên ngôn Độc lập 1776 của nước Mỹ và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp 1791, những câu thể hiện tập trung nhất cho khát vọng của con người, của loài người. Lý lẽ được vận dụng trong văn kiện lịch sử ấy dựa vào những khát vọng cao cả và chính đáng đó, những “lẽ phải không ai chối cãi được”.
  5. Ở tầm cao văn hóa, mở đầu cho Tuyên ngôn Độc lập của một dân tộc vừa trải qua một thế kỷ nô lệ, của một đất nước bị mất tên trên bản đồ thế giới, Hồ Chí Minh dẫn ra tư tưởng về nhân quyền bởi vì Người hiểu rằng “ý tưởng xây dựng xã hội trên nền tảng quyền con người hoàn toàn không phải là một sự dối trá của giai cấp tư sản, mà thực sự là một ý tưởng phổ quát, thực sự đáp ứng một hy vọng toàn cầu. Sẽ không bao giờ có bình đẳng thật sự giữa tất cả mọi người, song ở chân trời của tất cả mọi người, bao giờ cũng sẽ có ý tưởng bình đẳng”. Đứng ở tầm cao của thời đại, với đôi mắt của con phượng hoàng đại ngàn trên đỉnh Trường Sơn hùng vĩ, Hồ Chí Minh nhìn thấu được rất rõ đường đi, nước bước của dân tộc trong một thế giới đầy biến động. Độc lập dân tộc, hạnh phúc của nhân dân, tự do cho con người, đó là mục tiêu bât di bất dịch trong tư tưởng, trong sự nghiệp của Hồ Chí Minh. Vì thế, khi bước vào cuộc kháng chiến lần thứ nhất, ngày 11/9/1946, trả lời Xcô-en- brân, phóng viên tờ Thời báo New York liệu chiến tranh có phải là tất yếu không, Hồ Chí Minh khẳng định: “Có. Chúng tôi bắt buộc phải chiến đấu... Chiến tranh là gian nan và đau buồn nhưng chúng tôi sẽ thắng. Chúng tôi có một vũ khí hùng mạnh như những khẩu đại bác hiện đại, đó là chủ nghĩa dân tộc... tinh thần con người còn mạnh mẽ hơn máy móc và máy móc không thể có hiệu quả trong đầm lầy và rừng rậm. Hàng triệu mái lều tranh có thể được coi như con ngựa thành Tơ-roa để ngăn chặn quân xâm lược”. Là nhà cách mạng từng trải, Hồ Chí Minh nhìn rõ sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước gắn bó rất chặt chẽ với sự vận động, biến đổi và phát triển của thế giới. Cho nên, nhờ có sự nhạy cảm đặc biệt đối với lịch sử, thấu hiểu cuộc sống của con người, có nhận thức sâu về vận mệnh dân tộc, về hướng đi của thời đại mà tư tưởng Hồ Chí Minh có sức soi rọi cho những bước tìm tòi đi tới của dân tộc ta trong một thế giới đầy biến động hôm nay mà kiểu tư duy tuyến tính và kinh nghiệm cũ không đủ cho hành trình dân tộc đi tới trên con đường chưa có bản đồ. Xúc động đọc lại Tuyên ngôn Độc lập khi mà đất nước đang đi vào chặng đường thử thách chưa có tiền lệ, càng cảm nhận được sự bất tử của khát vọng giải phóng con người trong sự nghiệp cao cả của Hồ Chí Minh. Chỉ cần thực hiện một động tác đơn giản, mở những dòng đầu của Tập 1 Hồ Chí Minh Toàn tập và trang cuối Tập 12, tập cuối cùng của Toàn tập sẽ thấy nổi rõ lên điều đó. Ở những trang đầu nổi lên tư tưởng đấu tranh giải phóng con người: “Nếu có một đảng độc lập tồn tại thì đảng này không phải đi ăn xin một vài quyền tự do mà thiếu nó thì con người là một tên nô lệ khốn khổ”… "Rất ôn hòa cả về nội dung lẫn hình thức, các nguyện vọng của chúng tôi nhằm vào những cải cách chủ yếu cho việc giải phóng chúng tôi, và nhằm vào những quyền tự do mà nếu không có chúng thì con người ngày nay chỉ là một kẻ nô lệ khốn nạn”. Ở những trang cuối là những dòng di chúc, trong đó “Đầu tiên là công việc đối với con người”.
  6. Toàn tập khép lại bằng đoạn trả lời phỏng vấn với đầu đề : “Tôi hiến cả đời tôi cho dân tộc tôi” với những dòng ánh sáng trong suốt được phát ra từ trái tim lớn của Người: “Mỗi người, mỗi gia đình đều có một nỗi đau khổ riêng và gộp cả những nỗi đau khổ riêng của mỗi người, mỗi gia đình lại thì thành nỗi đau khổ của tôi”. Bất hạnh nhất không phải là người đau khổ nhất mà là người quá ít đau khổ và không biết đau khổ khi cuộc đời còn quá nhiều khổ đau, khi mà “Con người sinh ra đã là tự do, vậy mà ở khắp mọi nơi, con người lại đang bị cùm kẹp". Bất hạnh còn ở chỗ không biết tìm trong đau khổ để nhận ra được niềm vui để sống. Cao hơn thế, là con người cảm nhận được rằng tôi hạnh phúc biết bao khi tôi đau khổ! Khi Hồ Chí Minh “gộp tất cả những nỗi đau khổ riêng của mỗi người, mỗi gia đình” thành nỗi đau khổ của mình thì đó chính là một tuyên ngôn cao cả về sứ mệnh của Con Người Read more: http://209.85.173.132/search? q=cache:Qmaz4yBUsBkJ:www.xaluan.com/modules.php%3Fname%3DNews%26file %3Darticle%26sid%3D74907+%22%C4%91%E1%BB%99c+l%E1%BA%ADp+d %C3%A2n+t%E1%BB%99c+t%E1%BB%AB+quy%E1%BB%81n+con+ng %C6%B0%E1%BB%9Di%22&cd=9&hl=vi&ct=clnk&gl=vn#ixzz0EoAUAOIm&B Đây là bộ nhớ cache http://www.xaydungdang.org.vn/print_preview.asp? Object=4&news_ID=23240643 của Google. Đây là ảnh chụp nhanh của các trang được hiển thị vào 2 Tháng Năm 2009 06:13:40 GMT. Trang hiện tại có thể đã thay đổi trong thời gian chờ đợi. Tìm hiểu thêm Phiên bản chỉ văn bản Những cum từ này chỉ xuất hiện tại những trang dẫn đến trang này: ̣ cuộc đấu tranh giai cấp lúc đầu mang hình thức dân tộc TẠP CHÍ XÂY DỰNG ĐẢNG ĐIỆN TỬ LÝ LUẬN - THỰC TIỄN - KINH NGHIỆM Kỷ niệm 160 năm Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (24­2­1848 ­ 24­2­2008) : Men theo Lời  tựa viết cho các lần tái bản “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản” (Cập nhật: 23/2/2008) 1. Khi C.Mác còn sống, ông và Ph.Ăngghen là đồng tác giả “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản” (“Tuyên ngôn”) cùng ký tên ở Lời tựa trong các lần tái bản bằng nhiều thứ tiếng khác nhau. Năm 1872, trong Lời tựa viết cho bản tiếng Đức, hai ông khẳng định: “Mặc dù hoàn cảnh đã thay đổi nhiều trong hai mươi lăm năm qua, nhưng cho đến nay,
  7. xét về đại thể, những nguyên lý tổng quát trình bày trong “Tuyên ngôn” này vẫn còn hoàn toàn đúng”(1). Tuy nhiên, hai ông thừa nhận: “Ở đôi chỗ, có một vài chi tiết cần phải xem lại. Chính ngay “Tuyên ngôn” cũng đã giải thích rõ rằng bất cứ ở đâu và bất cứ lúc nào, việc áp dụng những nguyên lý đó cũng phải tùy theo hoàn cảnh lịch sử đương thời, do đấy, không nên quá câu nệ vào những biện pháp cách mạng nêu ra ở cuối chương II. Đoạn này mà ngày nay viết lại thì về nhiều mặt, cũng phải viết khác đi… “Tuyên ngôn” là một tài liệu lịch sử mà chúng tôi không có quyền sửa lại, có lẽ là trong một lần xuất bản sẽ có một lời tựa để bổ sung vào những khoảng trống từ năm 1847 tới nay”(2). Đó là những chỉ dẫn quan trọng của C.Mác và Ph.Ăngghen về nghiên cứu, vận dụng những nguyên lý của hai ông vào thực tiễn. Sau khi C.Mác qua đời, trong các lần tái bản sau, mình Ph.Ăngghen ký tên nhưng bao giờ ông cũng khẳng định: Tư tưởng chủ đạo, cơ bản trong “Tuyên ngôn” hoàn toàn là của C.Mác. Ông viết “Người đã mất rồi, nên càng không thể nói đến việc sửa lại hay bổ sung “Tuyên ngôn” nữa. Do đó, tôi càng thấy cần nêu lên rõ ràng một lần nữa điều sau đây: Tư tưởng cơ bản và chủ đạo của “Tuyên ngôn” là: Trong mỗi thời đại lịch sử, sản xuất kinh tế và cơ cấu xã hội - cơ cấu này tất yếu phải do sản xuất kinh tế mà ra - cả hai cái đó cấu thành cơ sở của lịch sử chính trị và lịch sử tư tưởng của thời đại ấy do đó (từ khi chế độ công hữu ruộng đất nguyên thủy tan rã) toàn bộ lịch sử là lịch sử của các cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh giữa những giai cấp bị bóc lột và những giai cấp đi bóc lột, giữa những giai cấp bị trị và những giai cấp thống trị, qua các giai đoạn của sự phát triển xã hội của họ; nhưng cuộc đấu tranh ấy hiện nay đã đến một giai đoạn mà giai cấp bị bóc lột và bị áp bức (tức là giai cấp vô sản), không còn có thể tự giải phóng khỏi tay giai cấp bóc lột và áp bức mình (tức là giai cấp tư sản) được nữa, nếu không đồng thời và vĩnh viễn giải phóng toàn thể xã hội khỏi ách bóc lột, ách áp bức và khỏi những cuộc đấu tranh giai cấp - tư tưởng chủ chốt ấy hoàn toàn và tuyệt đối là của Mác”(3). Sau này, trong lời tựa cho những lần tái bản bằng các thứ tiếng khác nhau, Ph.Ăngghen vẫn nhất quán với phương pháp mà C.Mác và Ph.Ăngghen nêu ra trong lời tựa đầu tiên. Một mặt, ông khẳng định tư tưởng chủ đạo của “Tuyên ngôn”, mặt khác ông bổ sung, làm rõ hơn những nội dung, cả chiến lược và sách lược của “Tuyên ngôn”. Chẳng hạn, khi viết cho Lời tựa tái bản bằng tiếng Nga năm 1882, Ph.Ăngghen đã chỉ rõ vai trò của “nước Nga đang đi tiên phong trong phong trào cách mạng châu Âu”. Đặc biệt, ông đã chỉ ra rằng nước Nga, với chế độ công xã nông thôn, “cái hình thức đã bị phân giải ấy của chế độ công hữu rộng đất nguyên thủy có thể chuyển thẳng lên hình thức cao, cộng sản chủ nghĩa về sở hữu ruộng đất” mà không cần “phải trải qua quá trình tan rã như nó đã trải qua trong tiến trình phát triển lịch sử của phương Tây”. Từ thực tiễn ở nước Nga, Ph.Ăngghen đã chỉ rõ điều kiện một nước nông nghiệp chưa qua chế độ tư bản chủ nghĩa, có thể tiến thẳng lên chủ nghĩa cộng sản (CNCS). Ông viết: “Ngày nay lời giải duy nhất cho câu hỏi ấy là thế này: Nếu cách mạng Nga báo hiệu một cuộc cách mạng vô sản ở phương Tây và nếu cả hai cuộc cách mạng ấy bổ sung cho nhau thì chế độ ruộng đất công cộng ở Nga hiện nay sẽ có thể là khởi điểm của một sự tiến triển cộng sản chủ nghĩa”(4). Chỉ dẫn thiên tài đó của Ph.Ăngghen đã làm phong phú thêm lý luận về con đường đi
  8. lên chủ nghĩa cộng sản của các nước khác nhau trong những điều kiện khác nhau. Điều đó đã được cuộc cách mạng Tháng 10 Nga 35 năm sau - năm 1917 chứng minh là hoàn toàn đúng bởi sự vận dụng tài tình và sáng tạo những nguyên lý của “Tuyên ngôn” và chỉ dẫn bổ sung của Ph.Ăngghen do V.I.Lênin và Đảng cộng sản(b) Nga thực hiện. Tiếp nối cách mạng Tháng 10 Nga, tháng 5-1921, Nguyễn ái Quốc trong bài “Đông Dương” đăng trên Tạp chí Cộng sản (La Revue Communiste) số 15 đã phân tích điều kiện địa lý, lịch sử của Châu á và Đông Dương để chứng minh cho luận điểm của mình: “Chế độ cộng sản có thể áp dụng được ở Châu á nói chung và Đông Dương nói riêng”. Cách mạng Nga, Cách mạng Việt Nam, Cách mạng Trung Quốc… đã diễn ra và thu được thắng lợi vĩ đại là một minh chứng sức sống trường tồn của “Tuyên ngôn” và của những luận điểm Ph.Ăngghen đã bổ sung mà linh hồn sống của nó chính là phép biện chứng duy vật, là trung thành kế thừa, đổi mới và phát triển. Một vấn đề khác thuộc về cơ sở thực tiễn và phương pháp luận để thực hiện Cương lĩnh của những người cộng sản mà Tuyên ngôn đã chỉ ra là niềm tin vào sức mạnh của giai cấp công nhân, bắt nguồn từ sự phát triển trí tuệ và tranh luận lý luận cùng đoàn kết hành động của họ. Trong Lời tựa viết cho bản tiếng Đức tái bản năm 1890, Ph.Ăngghen đã nhấn mạnh “Để đạt tới thắng lợi cuối cùng của những nguyên lý đã đề ra trong “Tuyên ngôn”, Mác chỉ tin tưởng vào sự phát triển trí tuệ của giai cấp công nhân, sự phát triển mà hành động chung và tranh luận chung nhất định sẽ mang lại”(5). Ông chỉ rõ, ngay từ khi viết Tuyên ngôn, hai tác giả đã nhận định rằng “việc giải phóng những người lao động phải là sự nghiệp của bản thân những người lao động”(6). Điều đó thể hiện trong cuộc cách mạng Việt Nam, Bác của chúng ta khẳng định phải: Đem sức ta mà giải phóng cho ta. Cả dân tộc Việt Nam bằng lực lượng của mình không chỉ tự giải phóng khỏi ách áp bức của chế độ thực dân, đế quốc mà còn tự giải phóng khỏi nghèo nàn, lạc hậu và đang vươn lên vị trí mới trên trường quốc tế. Đó là một minh chứng sinh động về tính bất diệt của “Tuyên ngôn”. 2. Nhân loại ngày nay đang thể hiện sức mạnh của mình bằng nền kinh tế tri thức, một giai cấp công nhân mới, hiện đại tiêu biểu cho nền kinh tế ấy đã xuất hiện trên toàn thế giới đúng như C.Mác và Ph.Ăngghen đã dự báo. Cơ sở để hiện thực hóa tư tưởng của “Tuyên ngôn” không những không biến mất mà còn đang diễn ra vô cùng phong phú trên khắp hành tinh này. Hơn bất cứ thời kỳ nào, thế kỷ XXI đang phát triển hợp quy luật mà C.Mác và Ph.Ăngghen đã chỉ ra trong chương đầu của “Tuyên ngôn”: “Thay cho tình trạng cô lập trước kia của các địa phương và dân tộc vẫn tự cung, tự cấp, ta thấy phát triển những quan hệ phổ biến, sự phụ thuộc phổ biến giữa các dân tộc. Mà sản xuất vật chất đã như thế thì sản xuất tinh thần cũng không kém như thế. Những thành quả của hoạt động tinh thần của một dân tộc trở thành tài sản chung của các dân tộc. Tính chất chật hẹp và phiến diện dân tộc ngày càng không thể tồn tại được nữa; và từ những nền văn học dân tộc và địa phương muôn hình, muôn vẻ đang nảy nở ra một nền văn học toàn thế giới”(7). C.Mác và Ph.Ăngghen là những người theo chủ nghĩa quốc tế. Theo các ông, cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản chống lại giai cấp tư sản, dù về mặt nội dung, không phải là một cuộc đấu tranh dân tộc nhưng cuộc đấu tranh ấy có những bước đi, những giai đoạn mang tính quy luật - lúc đầu nó mang hình thức đấu tranh dân tộc. Đương nhiên trước hết, giai cấp vô sản mỗi nước phải thanh toán xong giai cấp tư sản phản động, bọn đế quốc phong kiến ở nước mình đã. “Giai cấp vô sản mỗi nước trước hết phải giành lấy chính quyền, phải tự xây dựng thành một giai cấp dân tộc, phải tự mình trở thành dân tộc”(8).
  9. 3. Chính V.I.Lênin đã phát triển tư tưởng nói trên của “Tuyên ngôn”. Ông cùng Quốc tế III bổ sung vào khẩu hiệu vĩ đại mà “Tuyên ngôn” nêu ra: “Vô sản tất cả các nước đoàn kết lại!” thành “Vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại!”. Và thật là kỳ diệu, năm 1923, trong tờ truyền đơn cổ động mua báo Pa-ri (Le Paria), Nguyễn ái Quốc đã đề xuất khẩu hiệu “Lao động tất cả các nước, đoàn kết lại!”. Những khẩu hiệu cách mạng tiếp nối tư tưởng vĩ đại của “Tuyên ngôn” đã có sức lôi cuốn, dẫn dắt nhân dân các dân tộc bị đọa đày đau khổ, đứng lên làm cuộc cách mạng giải phóng, giành chính quyền. Trong khi trung thành với tư tưởng quốc tế của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin, Hồ Chí Minh đã đồng thời vận dụng tài tình chỉ dẫn của “Tuyên ngôn”: “Trước hết giai cấp vô sản phải trở thành dân tộc”. Người còn phát triển tư tưởng ấy trên cơ sở phân tích sâu sắc đặc điểm của Việt Nam, chỉ ra sức mạnh và động lực vĩ đại của phong trào dân tộc. Thật thú vị biết bao, ngày nay đọc lại những luận điểm được viết ra từ một trái tim sôi nổi cách mạng và một trí tuệ mẫn tiệp không bị ràng buộc bởi thói quen bảo thủ, giáo điều, xa rời thực tiễn của chàng thanh niên xuất chúng Việt Nam khi mới 34 tuổi: “Dù sao thì cũng không thể cấm bổ sung “Cơ sở lịch sử” của chủ nghĩa Mác bằng cách đưa thêm vào đó những tư liệu mà Mác ở thời mình không thể có được. Mác đã xây dựng học thuyết của mình trên một triết lý nhất định của lịch sử, nhưng lịch sử nào? Lịch sử Châu Âu. Mà Châu Âu là gì? Đó chưa phải là toàn thể nhân loại… Xem xét lại Chủ nghĩa Mác về cơ sở lịch sử của nó, củng cố nó bằng dân tộc học phương Đông. Đó là nhiệm vụ mà các Xô viết đảm nhiệm…”(9). Đảng Cộng sản Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh tổ chức, lãnh đạo, đã chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam vượt qua muôn vàn khó khăn, trở lực ở thế kỷ XX đầy bão giông để cập bến bờ thắng lợi. Thực tiễn ấy là một minh chứng sức sống bất diệt của “Tuyên ngôn” nhờ “phát triển trí tuệ của phong trào công nhân” mà người dẫn dắt là Đội tiên phong của nó, Đảng cách mạng chân chính, biết trung thành và đổi mới, phát triển lý luận cách mạng để nó mãi mãi là lý luận tiên phong, làm tròn nhiệm vụ của Đảng tiên phong. Thực tiễn ấy là một bộ sách bằng vàng bổ sung cho cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác. Nguyễn ái Quốc - Hồ Chí Minh và biết bao chiến sĩ ưu tú của dân tộc Việt Nam đã bổ sung Chủ nghĩa Mác bằng cơ sở lịch sử của nó - cuộc cách mạng của Việt Nam ở thế kỷ XX. Kỷ niệm lần thứ 160 ngày ra đời “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”, thực tiễn đang đòi hỏi thế hệ hôm nay theo chân Bác Hồ vĩ đại, làm giàu thêm cơ sở lịch sử của Chủ nghĩa Mác trong thế kỷ XXI, vận dụng sáng tạo đem lại ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. Đó mới là cách chúng ta kỷ niệm ngày ra đời của “Tuyên ngôn” một cách nhiệt thành và thiết thực nhất. ____ (1,2) C.Mác và Ph.Ăngghen tuyển tập, tập 1, NXB Sự Thật, H.1980, tr.504. (3) Sđd, tr.509- 510. (4) Sđd, tr.507-508. (5,6) Sđd, tr.524 và 526. (7) Sđd, tr.545-546. (8) Sđd, tr.565. (9) Hồ Chí Minh toàn tập, NXBCTQG, H.2002, tập 1, tr.465-466. GS. Trần Đình Huỳnh
  10. Quay lại In bài Lần đầu tiên được công bố vào tháng 2 năm 1848 tại Luân Đôn, “Tuyên ngôn của Đảng Cộng Sản” do Mác và Ăng-ghen soạn thảo đã thực sự trở thành cương lĩnh cách mạng của giai cấp vô sản. Ra đời trong hoàn cảnh cao trào cách mạng đang trào dâng ở các nước với sự tham gia đông đảo của giai cấp công nhân và các tầng lớp nhân dân khác, “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” đã đáp ứng được yêu cầu bức thiết của lịch s ử. II. NỘI DUNG 1. Hoàn cảnh ra đời Mác (1818-1883) và Ănghen (1820-1895) là những lãnh tụ của phong trào công nhân Đức. Hai ông vừa tích cực hoạt động vừa chú ý nghiên cứu một cách có hệ thống các vấn đề kinh tế chính trị và các vấn đề lý luận cho chủ nghĩa xã hội khoa học. Năm 1836, tổ chức “Đồng minh những người chính nghĩa” được thành lập. Mác và Ănghen từ chối tham gia Đồng minh nhưng vẫn thường xuyên theo dõi và tìm cách gây ảnh hưởng tới tổ chức. Tháng 6 năm 1847, Đồng minh tiến hành hội nghị ở Luân Đôn. Theo đề nghị của Mác và Ănghen, “Đồng minh những người chính nghĩa” được đổi tên là “Đồng minh những người cộng sản”. Tại đại hội của “Đồng minh những người cộng sản” (29/11-8/12/1847) tại Luân Đôn, Đại hội đã chủ yếu thảo luận vấn đề cương lĩnh của Đảng, quyết định uỷ thác cho Mác và Ănghen, lãnh tụ tư tưởng của Đảng, khởi thảo cương lĩnh chính thức dưới hình thức một bản tuyên ngôn. Ngày 24/2/1848, “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” được tuyên bố một cách rộng rãi. Đây vừa là văn kiện đánh dấu thời đại vừa là cương lĩnh của phong trào cộng sản thế giới vừa là bách khoa toàn thư bỏ túi của chủ nghĩa Mác. “Cuốn sách nhỏ khoảng 2,5 vạn chữ này có sức hấp dẫn vô biên, vĩnh cửu, nó rộng lớn, sâu xa, sống mãi với thời gian. Nó không những vạch ra mâu thuẫn cơ bản và các nhược điểm của chế độ tư bản chủ nghĩa đang lên ở Âu - Mỹ lúc bấy giờ, mà còn chứa đựng chân lý khoa học phong phú sâu sắc và lý tưởng xã hội đẹp đẽ, sáng sủa” (Tiêu Phong, Hai chủ nghĩa một trăm năm, tr. 36, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004). Bản Tuyên ngôn được phổ biến và in trong nhiều cuốn sách. Trong “Mác-Ănghen tuyển tập”, tập 1, NXB Sự thật, Hà Nội, 1980, bản Tuyên ngôn cũng được in với nội dung đầy đủ. Về bố cục, ngoài các lời tựa cho các lần xuất bản thì bản Tuyên ngôn có một lời mở đầu và 4 chương nói về 4 vấn đề của phong trào vô sản lúc bấy giờ. 2. Tóm tắt nội dung:
  11. Trong lời mở đầu của bản Tuyên ngôn, Mác và Ănghen đã nói lên mục đích khi viết bản Tuyên ngôn này là “công khai trình bày trước toàn thế giới những quan điểm, mục đích, ý đồ của mình và phải có một Tuyên ngôn của Đảng của mình để đập lại câu chuyện hoang đường về bóng ma cộng sản”. Sau hội nghị Viên (1815), Liên minh thần thánh được thành lập đã buộc tôi cộng sản, “trừ khử cộng sản”. Như vậy, chủ nghĩa cộng sản đã được các nước phong kiến, tư bản châu Âu thừa nhận là một thế lực - một thế lực mạnh ám ảnh cả châu Âu. Do đó, giai cấp vô sản và những người cộng sản cần phải có một cương lĩnh để đáp lại bóng ma cộng sản. Chương I: “Tư sản và vô sản” nêu lên một cách khái quát quy luật phát triển cơ bản của xã hội loài người nói chung và tư bản nói riêng, vạch rõ sự đối lập về mặt lợi ích giữa giai cấp tư sản và vô sản. Từ đó, hai ông nêu lên sứ mệnh của giai cấp vô sản. Trước hết, Mác và Ănghen vạch ra quy luật phát triển của lịch sử tất cả các xã hội (toàn bộ lịch sử thành văn) là “lịch sử đấu tranh giai cấp” (tr.540, Mác-Ănghen tuyển tập, tập 1). Xã hội tư sản nảy sinh “từ trong lòng xã hội phong kiến đã bị diệt vong” nhưng vẫn “không xoá bỏ được những đối kháng giai cấp”. Nó chỉ đem những giai cấp mới, những điều kiện áp bức mới, những hình thức đấu tranh mới thay thế cho những giai cấp, những điều kiện áp bức, những hình thức đấu tranh cũ mà thôi. Tuy nhiên, tính chất đặc biệt của thời đại đã làm đơn giản những đối kháng giai cấp. Xã hội thì dần dần phân hoá thành hai giai cấp cơ bản là vô sản và tư sản. Hai giai cấp lớn này thù địch với nhau, hoàn toàn đối lập với nhau. Mác và Ănghen nêu lên quy luật phát triển của chủ nghĩa tư bản, đánh giá vai trò của giai cấp tư sản về mặt chính trị và kinh tế. Trong cuộc đấu tranh chống chế độ phong kiến và xây dựng một xã hội mới, giai cấp tư sản đã phát huy mặt tích cực của nó. Nó đã đứng ra đảm nhận cương vị lãnh đạo cuộc cách mạng tư sản và thiết lập nhà nước tư bản chủ nghĩa. Tiềm lực mà giai cấp tư sản tạo ra được lớn gấp nhiều lần “Giai cấp tư sản, trong quá trình thống trị giai cấp chưa đầy một thế kỉ, đã tạo ra những lực lượng sản xuất nhiều hơn và đồ sộ hơn lực lượng sản xuất của tất cả các thế hệ trước kia gộp lại.” (tr.547,Sđd) Nhưng sự phát triển mạnh mẽ của sức sản xuất lại dần dần trở thành một yếu tố đưa giai cấp tư sản đi vào con đường diệt vong. Mâu thuẫn giữa sức sản xuất ngày càng bộc lộ rõ ràng bởi những cuộc khủng hoảng chu kì ngày càng trầm trọng mà giai cấp tư sản không thể nào khắc phục được. Trong khi đó, giai cấp vô sản phát triển cùng với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản. Mâu thuẫn trong xã hội tư bản dẫn đến những cuộc khủng hoảng toàn diện và ghê gớm. “Những vũ khí mà giai cấp tư sản đã dùng để đánh đổ chế độ phong kiến thì
  12. ngày nay quay lại đập vào chính ngay giai cấp tư sản. Nhưng giai cấp tư sản không những đã rèn những vũ khí sẽ giết mình, nó còn tạo ra những người sử dụng vũ khí ấy - những công nhân hiện đại, những con người vô sản” (tr. 549). Giai cấp vô sản phải bán sức lao động của mình để kiếm sống và do đó, đối với nhà tư bản, họ chỉ là những món hàng được đem bán như bất kì hàng hoá nào khác. Họ bị bóc lột tàn tệ nên ngày càng bị bần cùng. Do đó, họ phải đứng dậy đấu tranh. Ban đầu, chỉ là hình thức phản kháng riêng rẽ của một số công nhân. Họ phá huỷ máy móc, đập phá máy móc và hàng hoá,…Trong giai đoạn đó, giai cấp vô sản còn là một khối quần chúng sống tản mạn trong cả nước và bị cạnh tranh chia xẻ. Do trình độ nhận thức còn hạn chế nên họ chưa nhìn thấu bản chất của giai cấp tư sản. Cho nên mọi thắng lợi đạt được trong các điều kiện đó đều là thắng lợi của giai cấp tư sản. Về sau, khi bóc lột tăng, đời sống của công nhân bấp bênh, điều kiện lao động tập trung thì trình độ giác ngộ của giai cấp vô sản càng được nâng cao. Giai cấp vô sản đã liên hiệp lại, chống bọn tư sản, bảo vệ và cải thiện đời sống. Họ lập đoàn thể để lãnh đạo phong trào đấu tranh. Từ chỗ đề ra các yêu sách kinh tế, họ nêu lên những yêu sách chính trị, có ý thức giác ngộ rõ ràng hơn. Trong quá trình đấu tranh, giai cấp vô sản dần dần ý thức được vai trò lịch sử của mình “Trong tất cả các giai cấp hiện đang đối lập với giai cấp tư sản thì chỉ có giai cấp vô sản là giai cấp thực sự cách mạng. Các giai cấp khác đều suy tàn và tiêu vong cùng với sự phát triển của đại công nghiệp, giai cấp vô sản, trái lại, là sản phẩm của bản thân nền đại công nghiệp”(tr.554). Đó là vì: Một là, giai cấp vô sản có liên hệ chặt chẽ với hính thức sản xuất tiên tiến, gắn liền với nền đại sản xuất. Cho nên, họ là giai cấp có tiền đồ nhất, lớn mạnh cùng với sự phát triển của đại công nghiệp. Hai là, mục đích chủ quan của giai cấp vô sản phù hợp với sự phát triển khách quan của lịch sử. Mâu thuẫn nội bộ của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa tất sẽ đưa chế độ đó đến chỗ diệt vong. Mục đích của giai cấp vô sản là lật đổ chủ nghĩa tư bản phù hợp với quy luật phát triển của xã hội. Điều đó quyết định tính tất yếu, tất thắng và vai trò có ý nghĩa lịch sử toàn thế giới giai cấp. Thứ ba, giai cấp vô sản không có tài sản gì nên họ triệt để đấu tranh chống tư sản. Trong cuộc đấu tranh quyết liệt đó, họ không mất gì ngoài xiềng xích nô lệ. Bốn là, về mặt tổ chức, giai cấp vô sản có đủ điều kiện về lực lượng, tổ chức và trình độ nhận thức, giác ngộ. Năm là, trong cuộc đấu tranh cam go này, “phong trào vô sản là phong trào độc lập của tuyệt đại đa số, mưu lợi ích cho tuyệt đại đa số”(tr.555), nên nhận được sự ủng hộ của tất cả các tầng lớp nhân dân lao động để chống lại bọn tư bản bóc lột. Vì thế giai cấp vô sản là giai cấp triệt để cách mạng, đảm nhiệm sứ mệnh lịch sử lật đổ chủ nghĩa tư bản, là “người đào huyệt chôn” chủ nghĩa tư bản, giải phóng cho toàn thể nhân loại. Kết thúc phần phân tích, dựa trên quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử về xã hội tư bản và sự đối kháng trong xã hội đó, tác giả khẳng định “sự sụp đổ của giai cấp tư sản và thắng lợi của giai cấp vô sản đều là tất yếu như nhau”. (trang 557) Chương II: “Những người vô sản và những người cộng sản” đề cập đến vấn đề
  13. muốn hoàn thành sứ mệnh lịch sử chôn vùi giai cấp tư sản và xây dựng xã hội mới thì giai cấp vô sản phải có một chính đảng vô sản, một nền chuyên chính vô sản và phải dùng những biện pháp bạo lực cách mạng. Đầu tiên, Tuyên ngôn nêu lên mối quan hệ giữa những người cộng sản với toàn thể những người vô sản. Những người cộng sản không đối lập, không tách rời khỏi giai cấp vô sản mà họ “đại biểu cho lợi ích của toàn bộ phong trào” (trang 557). Họ là bộ phận kíên quyết nhất trong các Đảng công nhân, là bộ phận cổ vũ tất cả các bộ phận khác. Về lý luận, người cộng sản là người giác ngộ quyền lợi giai cấp, được trang bị học thuyết cách mạng, có nhận thức sáng suốt về điều kiện, bước đi và kết quả chung của phong trào vô sản, nhờ đó có thể lãnh đạo cách mạng đi lên. Người cộng sản còn là người có tinh thần quốc tế, coi trọng và bảo vệ lợi ích chung của toàn thể giai cấp vô sản. Đặc điểm nổi bật của Đảng vô sản là tính giai cấp, tính tiên phong, tính tổ chức kỉ luật. Cuộc cách mạng vô sản chủ yếu còn đang diễn ra trong phạm vi từng nước, nếu muốn giành được thắng lợi, giai cấp vô sản phải giương cao ngọn cờ dân tộc, dân chủ thì mới đoàn kết được nhân dân nước mình vùng dậy đấu tranh. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để giành được thắng lợi trong cuộc cách mạng vô sản. Ở đây, Mác và Ănghen đã xây dựng những lý luận cơ bản và trọng yếu của học thuyết về chuyên chính vô sản và cách mạng vô sản. Muốn xoá bỏ quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa thì trước tiên phải xoá bỏ chính quyền tư sản, xây dựng chính quyền vô sản. Tuyên ngôn chỉ ra mục đích trước mắt của những người cộng sản là tổ chức những người vô sản thành giai cấp, lật đổ sự thống trị của giai cấp tư sản, giai cấp vô sản giành lấy chính quyền. Muốn giành được chính quyền và sử dụng chính quyền đó vào mục đích của giai cấp vô sản thì phải trải qua cách mạng vô sản, phải dùng bạo lực cách mạng. Quyền lực chính trị là “bạo lực có tổ chức của một giai cấp để trấn áp một giai cấp khác” (trang 569). Sau khi nắm được chính quyền thì giai cấp vô sản phải dùng bạo lực để tiêu diệt chế độ sản xuất cũ, “tiêu diệt những điều kiện của sự đối kháng giai cấp, nó tiêu diệt các giai cấp nói chung và cũng do đấy, tiêu diệt cả sự thống trị của chính ngay giai cấp mình” (trang 569). Kết thúc chương II, Tuyên ngôn nêu ra các biện pháp cụ thể mà nhà nước vô sản phải tiến hành nhằm tiêu diệt chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, xây dựng chế độ sở hữu công cộng và thiết lập chế độ xã hội mới. Chương III “Văn học xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa”, Mác và Ănghen đã phê phán các quan điểm xã hội chủ nghĩa không mang tính giai cấp vô sản. Tuy vậy, các ông rất chú ý đến chủ nghĩa xã hộị không tưởng mà đại biểu xuất sắc là Xanh Ximông, Phuriê, Ôoen. Những nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng nhìn thấy đối kháng giai cấp trong xã hội. Họ đả kích cơ sở xã hội đương thời và có những kết luận tích cực về xã hội tương lai. Nhưng họ lại có hạn chế là không nhìn thấy vai trò và tính chất cách mạng của giai cấp vô sản mà chỉ muốn cải tạo xã hội theo những kế hoạch chủ quan, thực hiện bằng biện pháp hoà bình với những cuộc thí nghiệm luôn thất bại. Tuy vậy, lập luận của các nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng cũng khơi gợi nhiều sáng kiến về việc xây dựng xã hội mới. Vì thế chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp thời đó được coi như là cội nguồn của học thuyết Mác.
  14. Chương IV: “Thái độ của những người cộng sản đối với các Đảng đối lập”, Mác và Ănghen đề cập mối quan hệ của những người cộng sản và các Đảng phái đối lập. Hai ông đề ra những nguyên lý cơ bản về sách lược của Đảng cộng sản trong cuộc đấu tranh cho dân chủ và chủ nghĩa xã hội. Về mặt lý luận và thực tiễn, người cộng sản tự đặt cho mình nhiệm vụ lãnh đạo cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản. Nhưng trong hoàn cảnh xã hội chồng chéo nhiều mâu thuẫn thì không riêng gì giai cấp vô sản chịu đau khổ mà còn nhiều tầng lớp khác nhau, chịu đau khổ vì ách áp bức bóc lột hoặc vì quyền lợi bị đe doạ, nên bất mãn với chế độ đương thời. Cho nên cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản có thể thắng lợi hay không là ở chỗ giai cấp vô sản có thể đoàn kết được xung quanh mình quần chúng nhân dân bị bóc lột hay không? Tuyên ngôn chỉ ra rằng giai cấp vô sản có thể liên minh với bộ phận cấp tiến trong giai cấp tư sản nhưng phải tuân theo những nguyên tắc nhất định. Trong khi đấu tranh chúng với giai cấp tư sản, Đảng Cộng sản không quên phê phán tính chất không triệt để của người bạn đồng hành tạm thời đó. Đồng thời, giáo dục cho giai cấp vô sản nhận thức đầy đủ mục đích cuối cùng của mình là đấu tranh cho chủ nghĩa cộng sản. Họ phải bảo đảm tính chất độc lập về chính trị và tổ chức của mình để có thể đưa cách mạng tiếp tục đến thắng lợi hoàn toàn. Trong phần kết thúc bản Tuyên ngôn, Mác và Ănghen khẳng định lại một lần nữa “Họ công khai tuyên bố rằng mục đích của họ chỉ có thể đạt được bằng cách dùng bạo lực lật đổ toàn bộ trật tự xã hội hiện có”. “Trong cuộc cách mạng ấy, những người vô sản chẳng mất gì hết, ngoài những xiềng xích trói buộc họ. Trong cuộc cách mạng ấy, họ giành được cả một thế giới cho mình”(tr.586). Bản Tuyên ngôn kết thúc bằng khẩu hiệu “Vô sản tất cả các nước, đoàn kết lại!” biểu hiện cho ý chí và tinh thần của giai cấp vô sản. Khẩu hiệu chiến đấu có ý nghĩa quan trọng trong việc đoàn kết giai cấp công nhân trên toàn thế giới để chống lại “liên minh” của giai cấp tư sản các nước và hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình. 3. Nhận xét “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” có ý nghĩa lịch sử to lớn, đó là một văn kiện có tính chất cương lĩnh, soi sáng cho giai cấp công nhân con đường đấu tranh để thoát khỏi chế độ áp bức, bóc lột, đưa cách mạng vô sản đến thắng lợi. Trong “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”, những cơ sở của chủ nghĩa Mác lần đầu tiên được trình bày dưới dạng hoàn chỉnh và có hệ thống. Toàn bộ nội dung của cuốn Tuyên ngôn nói lên mối quan hệ khăng khít giữa các bộ phận cấu thành của chủ nghĩa Mác. Đây là một học thuyết toàn diện nhất và sâu sắc nhất, học thuyết về đấu tranh giai cấp và về vai trò cách mạng toàn thế giới của giai cấp vô sản. Năm 1810, Ănghen đã viết một cách đúng đắn rằng bản Tuyên ngôn đã trở thành “… tác phẩm phổ biến nhất, có tính chất quốc tế nhất trong toàn bộ những văn phẩm xã hội chủ nghĩa, cương lĩnh chung của
  15. hàng triệu công nhân trên tất cả các nước từ Xibia đến Canifornia”. Năm 1895, Lênin nói như sau về “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”: “Cuốn sách mỏng đó đáng giá hàng tập sách. Tư tưởng của nó làm sống và làm hoạt động cho tới ngày nay toàn bộ giai cấp vô sản có tổ chức và chiến đấu của thế giới văn minh”. Muốn giữ vững chính quyền và xây dựng một xã hội mới không có bóc lột, giai cấp công nhân phải lập lên nhà nước của mình, đó là Nhà nước chuyên chính vô sản. Nhà nước vô sản dùng vũ lực đập tan sự phản kháng của giai cấp tư sản đã bị đánh đổ nhưng vẫn mưu toan cướp lại chính quyền, chuyên chính vô sản chủ trương đàn áp thiểu số bóc lột để phục vụ lợi ích của đại đa số cần lao. “Dựa vào nhà nước của mình, giai cấp công nhân tập hợp xung quanh mình tất cả tất cả những người lao động và xây dựng một xã hội mới không còn chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất. Không còn bóc lột, không còn các giai cấp đối địch nhau, một xã hội thực hiện được sự tiến triển mạnh mẽ của nền sản xuất xã hội và kết quả lao động dồi dào. Do đó, chuyên chính vô sản là cần thiết để đưa cuộc cách mạng vô sản đến đích, đưa cách mạng thắng lợi hoàn toàn của chủ nghĩa xã hội”. KẾT LUẬN “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” là một văn kiện lịch sử có giá trị lớn. Nó không chỉ trình bày những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa xã hội khoa học - học thuyết cách mạng về đấu tranh của giai cấp vô sản, mà còn là một cương lĩnh đấu tranh để xoá bỏ chủ nghĩa tư bản, mọi chế độ người bóc lột người, xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa đích thực. Bởi vì, không có học thuyết Mác thì phong trào đấu tranh của công nhân sẽ phát triển tự phát, sẽ phạm những sai lầm, thiếu sót và khó tránh khỏi những hi sinh, tổn thất nặng nề. Tư tưởng cơ bản của “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” đến nay vẫn tiếp tục soi sáng con đường đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động bị áp bức trên toàn thế giới. Vận dụng sáng tạo đường lối của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa (Giai đoạn 1920-1924) Nǎm 1921, Nguyễn Ái Quốc cùng với một số người yêu nước của các thuộc địa Pháp thành lập Hội liên hiệp thuộc địa nhằm tổ chức và lãnh đạo phong trào cách mạng giải phóng dân tộc Điều lệ của Hội nêu rõ: "Mục đích của Hội là tập hợp và hướng dẫn cho mọi người dân các xử thuộc địa hiện sống trên đất Pháp để soi sáng cho những người dân ở thuộc địa về tình hình mọi mặt ở nước Pháp nhằm mục đích đoàn kết họ; thảo luận và nghiên cứu tất cả những vấn đề chính trị và kinh tế của thuộc địa". Tuyên ngôn của Hội kêu gọi nhân dân thuộc địa đoàn kết đấu tranh tự giải phóng và nhấn mạnh "Vận dụng công thức của Các Mác chúng tôi xin nói với anh em rằng, công cuộc giải phóng anh em chỉ có thể thực hiện bằng sự nỗ lực của bản thân Bìa sách "Bản án chế độ thực dân Pháp"
  16. anh em. Hội liên hiệp thuộc địa thành lập chính là để giúp đỡ anh em trong công cuộc ấy". Để đẩy mạnh công tác tuyên truyền và vận động cách mạng ở các thuộc địa, Hội liên hiệp thuộc địa đã xuất bản báo Le Paria (Người cùng khổ). Nguyễn Ái Quốc là linh hồn của tờ báo, vừa là chủ nhiệm, kiêm chủ bút, thủ quỹ, báo xuất bản bằng tiếng Pháp nhưng ở trang đầu còn có tên báo bằng chữ ả rập và chữ Hán. Số 1 của tờ báo ra ngày 1 tháng 4 nǎm 1922, trong đó có lời kêu gọi nêu rõ: Báo Le Paria ra đời do sự thông cảm chung của các đồng chí ở Bắc Phi, Trung Phi và Tây Phi thuộc Pháp, ở Ma- đa-gat-xca, ở Đông Dương, Ǎng ti và Guyannơ... Báo kêu gọi họ đoàn kết lại để đấu tranh cho sự tiến bộ về vật chất và tinh thần của chính họ, hô hào họ tổ chức lại nhằm mục đích giải phóng những người bị áp bức khỏi những lực lượng thống trị, thực hiện tình yêu thương và hữu ái... Báo Le Paria là vũ khí chiến đấu. Sứ mệnh của nó đã rõ ràng: giải phóng con người. Tác phẩm của Nguyễn Ái Quốc "Bản án chế độ thực dân Pháp" được xuất bản vào cuối nǎm 1925. Nhiều bài trong tác phẩm đã được đǎng báo Le Paria và một số báo, tạp chí ở Pháp và Liên Xô. Bằng những chứng cớ và số liệu cụ thể, những người thật việc thật Nguyễn Ái Quốc đã thức tỉnh nhân dân các thuộc địa, đồng thời chỉ ra con đường đấu tranh của cách mạng thuộc địa. Nguyễn Ái Quốc chỉ rõ: "Chủ nghĩa tư bản là một con đỉa có một cái vòi bám vào giai cấp vô sản ở chính quốc và một cái vòi khác bám vào giai cấp vô sản ở thuộc địa. Nếu muốn giết con vật ấy người ta phải đồng thời cắt cả hai vòi. Nếu người ta chỉ cắt một vòi thôi thì cái vòi còn lại kia sẽ tiếp tục hút máu của giai cấp vô sản con vật vẫn tiếp tục sống và cái vòi bị cắt đứt sẽ lại mọc ra". Trong bài viết nhan đề "Đông Dương" đǎng trong Tạp chí Cộng sản (La Revue Communiste) số 15 tháng 5 nǎm 1921, Nguyễn Ái Quốc nhấn mạnh : "Ngày mà hàng trǎm triệu nhân dân châu Á bị tàn sát và áp bức thức tỉnh để gạt bỏ sự bóc lột Nhà số 13 và 13/1 đê tiện của một bọn thực dân lòng tham không đáy, họ sẽ hình (nay là 248-250) thành một lực lượng khổng lồ, và trong khi thủ tiêu một trong đường Vǎn Minh, những điều kiện tồn tại của chủ nghĩa tư bản là chủ nghĩa đế (Quảng Châu), nơi quốc họ có thể giúp nhũng người anh em mình ở phương Tây Nguyễn Ái Quốc mở trong nhiệm vụ giải phóng hoàn toàn". lớp huấn luyện cán Tháng 6 nǎm 1923, được sự giúp đỡ của Quốc tế Cộng sản và bộ cách mạng Việt Nam Đảng Cộng sản Pháp, Nguyễn Ái Quốc rời nước Pháp sang Liên Xô. Được thực tiễn cách mạng Nga lúc đó cổ vũ, Nguyễn Ái Quốc kiên trì đấu tranh bảo vệ và phát triển sáng tạo tư tưởng của V.I Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa, hướng sự chú ý của Quốc tế Cộng sản tới phong trào đấu tranh của nhân dân các nước thuộc địa. Nguyễn Ái Quốc đặc biệt quan tâm tới tình cảnh của người nông dân trong các nước thuộc địa. Họ chiếm đại đa số trong xã hội và cách mạng thuộc địa không thể thắng
  17. lợi nếu không có sự tham gia của đông đảo nông dân. Tại Hội nghị lần thứ I Quốc tế Nông dân (tháng 10 nǎm 1923) Nguyễn Ái Quốc được bầu vào Hội đồng Quốc tế Nông dân và được cử vào đoàn Chủ tịch của Hội đồng. Người còn được mời làm chuyên gia của Ban thư ký giúp Hội đồng chuẩn bị nội dung cho các cuộc họp và là chuyên gia về những công việc liên quan đến các thuộc địa. Người viết nhiều bài báo về tình cảnh nông dân Bắc Phi, nông dân Trung Quốc, nông dân Việt Nam. Trong bài phát biểu tại Hội nghị Quốc tế Nông dân, Nguyễn Ái Quốc đã tố cáo những thủ đoạn thực dân để biến nông dân thành nô lệ với hai bàn tay trắng. Vì vậy người nông dân không còn đường sống mà phải đấu tranh, họ là lực lượng cách mạng vô cùng to lớn. Kết thúc bài phát biểu Nguyễn Ái Quốc kêu gọi: "Thưa các đồng chí, tôi phải nhắc lại với các đồng chí rằng Quốc tế của các đồng chí chỉ trở thành một Quốc tế thật sự khi mà không những nông dân phương Tây, mà cả nông dân ở phương Đông, nhất là nông dân ở các thuộc địa là những người bị bóc lột và bị áp bức nhiều hơn các đồng chí, đều tham gia Quốc tế của các đồng chí". Trong các bài phát biểu tại Đại hội V Quốc tế Cộng sản (nǎm 1924) Nguyễn Ái Quốc đã đề cập vấn đề về mối quan hệ giữa cách mạng thuộc địa và cách mạng chính quốc, kêu gọi sự đồng tình ủng hộ của nhân dân thế giới với cách mạng thuộc địa. Tại phiên họp XXV ngày 3 tháng 7 nǎm 1924 Nguyễn Ái Quốc chỉ rõ: "Trong tất cả các thuộc địa Pháp, nạn nghèo đói đều tǎng, sự phẫn uất ngày càng lên cao. Sự nổi dậy của nông dân bản xứ đã chín muồi. Trong nhiều nước thuộc địa họ đã vài lần nổi dậy, nhưng lần nào cũng bị dìm trong máu. Nếu hiện nay nông dân vẫn còn ở trong tình trạng tiêu cực thì nguyên nhân là vì họ còn thiếu tổ chức , thiếu người lãnh đạo. Quốc tế cộng sản phải giúp đỡ họ tổ chức lại, cần phải cung cấp cán bộ lãnh đạo cho họ và chỉ cho họ con đườngđi tới cách mạng và giải phóng". Cuối nǎm 1924 Nguyễn Ái Quốc yêu cầu được trở về châu Á để thực hiện hoài bão giải phóng nhân dân các dân tộc thuộc địa, trong đó có nhân dân Việt Nam.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0