intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

U MÁU Ở TRẺ EM (Hemagioma of infancy - HI)

Chia sẻ: Thuoc Thuoc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

111
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

HI là u thường gặp nhất ở trẻ em: ở trẻ sơ sinh 1-2,5%; ở trẻ em da trắng khoảng 10%. Nữ/nam khoảng 3/1. Hầu hết những u mạch không biểu hiện lúc sinh mà biểu hiện sau đó. Chúng phát triển nhanh chóng trong năm đầu tiên (pha tăng sinh – proliferating phase), phát triểm chậm, tự thoái trào trong thời kỳ trẻ em (pha thoái triển – involuting phase) và ổn định (involuted phase). Mô bệnh học: pha tăng sinh đặc trưng bởi sự tăng sinh hoạt động gián phân; pha thoái triển: từng bước xơ hoá....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: U MÁU Ở TRẺ EM (Hemagioma of infancy - HI)

  1. U MÁU Ở TRẺ EM (Hemagioma of infancy - HI) HI là u thường gặp nhất ở trẻ em: ở trẻ sơ sinh 1-2,5%; ở trẻ em da trắng khoảng 10%. Nữ/nam khoảng 3/1. Hầu hết những u mạch không biểu hiện lúc sinh mà biểu hiện sau đó. Chúng phát triển nhanh chóng trong năm đầu tiên (pha tăng sinh – proliferating phase), phát triểm chậm, tự thoái trào trong thời kỳ trẻ em (pha thoái triển – involuting phase) và ổn định (involuted phase). Mô bệnh học: pha tăng sinh đặc trưng bởi sự tăng sinh hoạt động gián phân; pha thoái triển: từng bước xơ hoá. Pha tăng sinh kéo dài từ 3-9 tháng, có trường hợp kéo dài hơn. Tổn thương: nốt, mảng, kích thước 1-8cm, mềm, màu đỏ-tím, ấn kính có chỗ mất màu không hoàn toàn; trường hợp tự thoái triển vùng trung tâm của tổn thương có thể có màu trắng tới xám, có thể có loét. Vị trí: đầu và cổ 50%, thân người 25%. Thể lâm sàng:
  2. - U máu sâu:: ở hạ bì và mô mỡ dưới da, khối chắc khu trú, có thể kết hợp với u máu nông. Tiến triển: HI tự thoái lui trong 5 năm đầu tiên, một số tự biến mất sau 10 năm. Hầu hết không để lại di chứng gì (80%), một số teo da, giảm sắc tố, giãn mạch, sẹo. Lưu ý HI trong pha phát triển khi ảnh hưởng đến chức năng sống, ví dụ như ảnh hưởng đến tầm nhìn của mắt, mũi, miệng, họng. Những HI lớn thường kết hợp với u máu sâu. Điều trị: bệnh thường tự lui và để lại thẩm mỹ tốt. Điều trị khi loét, ảnh hưởng tới chức năng sống. - Phẫu thuật. - Laser (sóng liên tục hoặc pulsed dye laser). - Crysurgery.
  3. - Tiêm corticoid nội tổn thương hoặc dùng corticoid toàn thân. - Interferon a (IFN a). - Kem Imiquimod 5%. Hiện nay, ở Việt Nam có những nhận thức sai lầm và điều trị không đúng: - Người nhà bệnh nhân cứ nghe đến tên bệnh đã sợ rồi vì trong đó có từ u, họ lo ngại bệnh ác tính. Nhiều gia đình, tôi đã giải thích rất cặn kẽ, cho xem những hình ảnh trong cuốn “Color Atlas and Synopsis of Clinical Dermatology”; nhưng họ nhất định đòi xin đi tuyến trên để cn em được chiếu tia hoặc tiêm xơ. - Nhiều nơi điều trị bằng tia X, đây là một biện pháp điều trị rất cũ. - Một số nơi tiêm thuốc vào tổn thương (không rõ là thuốc gì), sau đó gây sẹo teo da. VTV có cả một phóng sự về “Lưu ý khi chữa bệnh u máu cho trẻ”: Trích dẫn: Lưu ý khi chữa bệnh u máu cho trẻ Hiện nay, căn bệnh u máu tương đối phổ biến ở trẻ em, nhất là các bé gái. Theo thống kê tỉ lệ trẻ mắc căn bệnh này là 3% . Nhưng nếu các bà mẹ đưa con mình đi điều trị bệnh sai phương pháp sẽ đưa đến những di chứng nặng nề cho các cháu về sau.
  4. Hiện nay, những trường hợp phải mang con đến bệnh viện chữa di chứng của việc chữa trị u máu không đúng cách không phải là hiếm. Hiện nay, căn bệnh u máu rất phổ biến ở trẻ em, nhất là trẻ em nữ. Nhưng điều đáng nói là trong rất nhiều trường hợp các bà mẹ cho con đi khám và được chẩn đoán, chữa trị bệnh không đúng phương pháp, dẫn đến những hậu quả hết sức nặng nề, những di chứng muộn mà các cháu sẽ phải chịu sau này. Có trường hợp cháu bé bị hoại tử hố mắt, bị một bên chân không phát triển ngắn hơn chân kia mười phân, một bên ngực không phát triển, bị teo một bên tai, mũi hoặc rất nhiều di chứng nguy hiểm khác. Thạc sĩ Đỗ Đình Thuận - Đại học Y Hà nội cho biết, đây là căn bệnh phức tạp, nên các bác sĩ Việt Nam hiện nay thấy bệnh này thường ngại, cho đi xạ trị hoặc tiêm xơ ngay. Đây là phương pháp xa xưa mà thế giới đã dùng cách đây 40 - 50 năm. Nếu chữa bệnh này bằng các phương pháp như tiêm xơ, xạ trị có thể đem đến những hậu quả nặng nề. Việc chẩn đoán chính xác giữa bệnh u máu và bệnh dị dạng mạch máu là hết sức quan trọng. Phương pháp chữa bệnh bằng xạ trị và tiêm xơ chỉ có tác dụng với dị dạng mạch máu, không có tác dụng với bệnh u máu và cũng cấm chỉ định ở các vùng nhạy cảm như thóp, tai, mũi, ngực… Nếu các bà mẹ cho con đi điều trị sai phuơng pháp bằng các liệu trình trên thế giới đã cấm chỉ định như tiêm xơ, xạ trị có thể dẫn đến di chứng nguy hiểm về
  5. sau như teo một bên tai, mũi, ngực, vô sinh .... PGS - TS Trần Thiết Sơn đã có nhiều năm nghiên cứu về căn bệnh u máu cho biết, đây là một căn bệnh lành tính và sau khi trẻ hai tuổi, rất nhiều trường hợp các u máu sẽ dần thoái triển và tự biến mất ít để lại dấu vết. Nhưng nếu các bà mẹ cho con đi chữa sai phương pháp sẽ đem đến những hậu quả nặng nề.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1