intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ứng dụng công nghệ chuỗi khối trong lĩnh vực tài chính và ngân hàng

Chia sẻ: Dạ Thiên Lăng | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích chính của nghiên cứu "Ứng dụng công nghệ chuỗi khối trong lĩnh vực tài chính và ngân hàng" là nhằm tổng hợp những ứng dụng công nghệ chuỗi khối (Blockchain) trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng hiện nay ở các nước trên thế giới. Những dữ liệu trình bày trong nghiên cứu được thu thập từ những công trình nghiên cứu của các tạp chí uy tín. Nghiên cứu sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính, bao gồm việc tổng hợp, so sánh để làm sáng tỏ những khái niệm cơ bản, nguyên lý hoạt động và khả năng ứng dụng của công nghệ chuỗi khối trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ứng dụng công nghệ chuỗi khối trong lĩnh vực tài chính và ngân hàng

  1. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CHUỖI KHỐI TRONG LĨNH VỰC TÀI CHÍNH VÀ NGÂN HÀNG ThS. Lê Thông Tiến1, ThS. Võ Thị Thúy Kiều2 Tóm tắt: Mục đích chính của nghiên cứu là nhằm tổng hợp những ứng dụng công nghệ chuỗi khối (Blockchain) trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng hiện nay ở các nước trên thế giới. Những dữ liệu trình bày trong nghiên cứu được thu thập từ những công trình nghiên cứu của các tạp chí uy tín. Nghiên cứu sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính, bao gồm việc tổng hợp, so sánh để làm sáng tỏ những khái niệm cơ bản, nguyên lý hoạt động và khả năng ứng dụng của công nghệ chuỗi khối trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng. Những ứng dụng hiện nay của công nghệ chuỗi khối trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng sẽ được lược khảo, thảo luận trong nội dung chính của nghiên cứu như: Huy động vốn cộng đồng bằng hợp đồng thông minh (Equity Crowdfunding by Smart Contract); Chuyển tiền xuyên biên giới (Cross-Border Remittance); Dịch vụ thanh toán phân tán (Decentralized Payment Service); Tín dụng mạng ngang hàng (Peer to Peer Lending); Tài chính chuỗi cung ứng (Supply Chain Finance). Sự đổi mới của ứng dụng chuỗi khối sẽ được so sánh với những hoạt động truyền thống tương ứng để làm rõ khả năng ứng dụng sâu rộng và tiềm năng phát triển thương mại của các dịch vụ liên quan. Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp những cái nhìn toàn cảnh về tương lai và môi trường ứng dụng công nghệ chuỗi khối tại Việt Nam. Từ khóa: Chuỗi khối, Dịch vụ thanh toán phân tán, Hợp đồng thông minh, Tài chính chuỗi cung ứng, Tín dụng mạng ngang hàng Abstract: The main purpose of the research is to synthesize the current applications of blockchain technology in the field of finance and banking in countries around the world. The data, which were presented in this work, were collected from prestigious journals. This research employs qualitative research methodologies, including synthesis and comparison to clarify the basic concepts, operating principles and applicability of blockchain technology in the financial sector. Current applications of blockchain technology in the field of finance and banking, such as Equity Crowdfunding by Smart Contract; Cross- Border Remittance; Decentralized Payment Service; Peer to Peer lending (P2P); Supply Chain Finance (SCF) will be briefly reviewed and discussed in the main content of the study. Blockchain innovation will be compared with corresponding traditional financial models to clarify the far-reaching applicability and commercial potential of related services. The research results will provide panoramic views of the future and environment of blockchain technology in Vietnam. Keywords: Blockchain, Decentralized Payment Service, P2P, Smart Contract, Supply Chain Finance 1. GIỚI THIỆU Sự lạc hậu của các dịch vụ tài chính ảnh hưởng tới sự phát triển của thị trường tài chính hiện đại. Trong thời đại khoa học công nghệ là yếu tố hàng đầu, công nghệ tài chính (Fintech) trở thành nguồn sức mạnh quan trọng thúc đẩy quá trình chuyển đổi tổng thể giữa các thế hệ của ngành tài chính. Sự bao trùm của các dịch vụ tài chính ở các quốc gia đang phát triển còn kém. Các quốc gia đang phát triển cần nhiều hơn về công nghệ tài chính để thúc đẩy sự phát triển của ngành tài chính (Wang và cộng sự, 2020). Tại Việt Nam, rất nhiều người không có tài khoản ngân hàng và hạn chế trong việc tiếp cận các dịch vụ tài chính truyền thống và phụ thuộc nhiều vào hoạt động tín dụng phi chính thức (Uyen & Ha, 2017). Kết quả phân tích dữ liệu của Uyen & Ha (2017) cho thấy gần 90% số người được hỏi đã cho vay hoặc đi vay trực tiếp mà không qua trung gian tài chính như ngân hàng. Hơn 70% được phát hiện là những người chưa bao giờ vay tiền từ bất kỳ người lạ nào. Nhờ tiềm năng to lớn, tài chính tiêu dùng của Việt Nam cho đến nay đã thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài và công nghệ tài chính cũng góp phần tạo nên mô hình kinh doanh đột phá cho 1 Khoa Tài chính Kế toán, Trường Đại học Sài Gòn, Email: lttien@sgu.edu.vn. Điện thoại: 0366 394 336 2 Viện Nghiên cứu Khoa học Và Công nghệ Ngân Hàng, Tác giả liên hệ. Email: lttien@sgu.edu.vn.
  2. 916 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ HOÀN THIỆN HỆ SINH THÁI PHÁT TRIỂN FINTECH TẠI VIỆT NAM các công ty tài chính. Những điều này không thể tách rời khỏi việc thúc đẩy công nghệ chuỗi khối (blockchain), một sự đổi mới tài chính tạo ra các mô hình, quy trình và sản phẩm kinh doanh mới. Công nghệ chuỗi khối là động lực mạnh mẽ cho sự phát triển của công nghệ tài chính. Tiềm năng của công nghệ chuỗi khối là vô cùng rộng lớn. Rất nhiều những công nghệ hữu ích vẫn đang được tiếp tục tìm hiểu và mở rộng (Wang và cộng sự, 2020). Cấu trúc phân tán và cơ chế đồng thuận của công nghệ chuỗi khối cung cấp giải pháp và lộ trình mới để tối ưu hóa các vấn đề cần giải quyết liên quan trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng truyền thống. Một thách thức lớn cần vượt qua trong việc phát triển thị trường tài chính trong mô hình tài chính truyền thống là rào cản chi phí. Chi phí cung cấp các dịch vụ tài chính cho các khoản vay nhỏ và dịch vụ chuyển tiền nhỏ cho các nhóm khách hàng yếu thế của các tổ chức tài chính là tương đối cao. Các tổ chức tín dụng phải hiện thực hóa tính kinh tế theo quy mô, giảm chi phí và nâng cao hiệu quả. Điều này giúp thiết lập một hệ thống cơ sở hạ tầng đủ lớn để giảm chi phí giao dịch, mở rộng phạm vi dịch vụ tài chính và cải thiện tính minh bạch của dịch vụ tài chính. Việc xem xét hồ sơ tín dụng của doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, cũng như những cá nhân có thu nhập không ổn định tốn thời gian và nhân lực khiến các tổ chức tín dụng ngại dấn thân vào các cuộc chơi kinh tế nhiều rủi ro (Le và cộng sự, 2019). Hợp đồng thông minh (Smart Contract) là một ứng dụng của công nghệ chuỗi khối, kế thừa các thuộc tính của chuỗi khối cơ bản. Không giống như các hợp đồng giấy truyền thống dựa vào người trung gian và bên thứ ba để thực hiện, hợp đồng thông minh tự động hóa các thủ tục hợp đồng, giảm thiểu tương tác giữa các bên và góp phần giảm chi phí hành chính so với mô hình tài chính truyền thống (Wang và cộng sự, 2020). Việc tìm ra và khai thác hết tất cả ứng dụng của công nghệ chuỗi khối là một chuỗi các công việc lâu dài trong tương lai. Nghiên cứu này nỗ lực khái quát một vài ứng dụng công nghệ chuỗi khối phổ biến trên thế giới hiện nay, bao gồm huy động vốn cộng đồng, chuyển tiền xuyên biên giới, dịch vụ thanh toán phân tán, dịch vụ cho vay ngang hàng và tài chính chuỗi cung ứng. Thông qua đó, đưa ra những nhận định khách quan và gợi mở về xu hướng ứng dụng của công nghệ chuỗi khối trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng tại Việt Nam trong tương lai. Nội dung tiếp theo của nghiên cứu sẽ trình bày về những khái niệm và nguyên lý hoạt động của công nghệ chuỗi khối. Phần 3 sẽ chi tiết hóa phương pháp nghiên cứu được sử dụng. Kết quả nghiên cứu sẽ được thảo luận tập trung ở phần 4. Cuối cùng, phần 5 sẽ tổng hợp lại kết quả nghiên cứu và đề xuất hướng phát triển nghiên cứu tiếp theo. 2. TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ CHUỖI KHỐI 2.1. Khái niệm cơ bản về công nghệ chuỗi khối Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) là ứng dụng thực tế của khung sổ cái phân tán và có thể được mô tả như một cơ sở dữ liệu cập nhật liên tục, trong đó tất cả các giao dịch được ghi lại và lưu trữ phi tập trung (Pinna & Ruttenberg, 2016). Sổ cái phân tán là một bản ghi kỹ thuật số hoặc cơ sở dữ liệu được đồng bộ hóa và chia sẻ trên một mạng lưới các trang thông tin điện tử. Quan trọng nhất, việc phân phối sổ cái hoàn toàn được phân cấp và xây dựng trong một kiểu tương tự như một mạng ngang hàng. Mô hình ban đầu đầu tiên của công nghệ chuỗi khối được thiết kế bởi nhà khoa học máy tính người Nhật Bản Satoshi Nakamoto. Về cơ bản mỗi khối chứa những thông tin chính về Dữ liệu (Data), Mã băm (Hash), Mã băm đối chiếu (Hash of previous block). Dữ liệu trong mỗi khối phụ thuộc vào loại công nghệ chuỗi khối. Mỗi khối có một mã băm để nhận dạng một khối và các dữ liệu trong đó. Mã băm là duy nhất,
  3. Phần 3: Khai thác tiềm năng và khơi thông động lực phát triển của Fintech tại Việt Nam 917 bất kỳ sự thay đổi nào trong khối thì mã băm cũng sẽ thay đổi. Mã băm đối chiếu giúp kết nối các khối lại với nhau và tạo thành một chuỗi liên kết. Hình 1. Thông tin cơ bản về khối Blockchain Nguồn: Tổng hợp bởi nhóm tác giả. Khi một giao dịch được bắt đầu, nó sẽ được phát trên mạng tới tất cả các nút (nodes), hay là các máy tính đang tham gia, và xác nhận việc chấp nhận khối bằng cách sử dụng hàm băm của nó làm đầu vào để tạo khối tiếp theo. Một hàm băm mật mã đại diện cho quá trình mà các máy tính tham gia vào quá trình thực hiện xem xét tính toán trên mỗi khối dữ liệu, gồm xác minh và đánh dấu thời gian giao dịch. Các bản ghi trong khối được đánh dấu thời gian được hiển thị theo cách tuần tự trong một chuỗi (Deloitte, 2016) 2.2. Nguyên lý hoạt động của công nghệ chuỗi khối 2.2.1. Thuật toán mã hoá không đối xứng Trên thực tế, công nghệ chuỗi khối luôn được duy trì bởi các máy tính trong mạng ngang hàng được kết nối với nhau. Trong hệ thống ngân hàng, bạn chỉ biết các giao dịch của bạn và số dư tài khoản của bạn. Nhưng trong hệ thống công nghệ chuỗi khối, bạn có thể thấy tất cả các giao dịch của mọi người. Các khối thông tin được bảo vệ bằng một phương pháp mã hóa đặc biệt sử dụng một cặp khóa bảo mật duy nhất: khóa cá nhân và khóa công khai. Khi bạn mã hóa một yêu cầu giao dịch bằng Khóa cá nhân của mình, bạn sẽ tạo một chữ ký điện tử được các máy tính trên mạng chuỗi khối sử dụng để xác nhận người gửi và tính xác thực của các giao dịch.  Diffie – Hellman (1976) đã phát minh ra một thuật toán mã hóa, thiết lập một cặp khóa trong đó một chìa được sử dụng để mở khóa cá nhân và một chìa được sử dụng để mở khóa công khai. Loại thuật toán mã hóa này được gọi là thuật toán mã hóa không đối xứng. Hình 2. Quá trình mã hóa khóa công khai ẩn dự liệu khỏi các thiết bị đánh chặn Nguồn: World Bank (2019).
  4. 918 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ HOÀN THIỆN HỆ SINH THÁI PHÁT TRIỂN FINTECH TẠI VIỆT NAM Quy trình hoạt động cụ thể của thuật toán trong mạng chuỗi khối được mô tả cho sự giao dịch giữa A và B như sau. Tạo một cặp khóa là khoá công khai và khoá riêng tư thông qua một phương pháp toán học cụ thể và khóa công khai được phát đi, trong khi Khóa cá nhân thì giữ bí mật. Nếu B muốn gửi thông tin đã được mã hóa cho A, B cần lấy khóa công khai để mã hóa thông tin bằng khóa công khai và trả lại khóa công khai cho A. Sau khi nhận, A sử dụng khóa riêng của mình để giải mã khóa công khai được trả lại để lấy thông tin được mã hóa. Trong quá trình này, vì khóa cá nhân của A hoàn toàn được bảo mật, ngay cả khi khóa công khai bị bên thứ ba đánh cắp trong quá trình chuyển khóa, nên thông tin được mã hóa vẫn an toàn. 2.2.2. Hệ thống mạng ngang hàng (P2P Network) Hệ thống mạng ngang hàng truyền thông tin qua các nút (nodes), hay các máy tính, mà không cần một máy chủ trung tâm. Các nút không chỉ đóng vai trò là máy khách để lấy thông tin từ mạng chuỗi khối mà còn là máy chủ để cung cấp dữ liệu. Tất cả các máy tính trong mạng ngang hàng được kết nối với nhau và bất kỳ máy tính nào đều có thể xuất bản thông tin dữ liệu được truyền tới mọi máy tính khác (Parameswaran và cộng sự, 2001). 2.2.3. Cơ chế đồng thuận Cơ chế đồng thuận có thể được hiểu là cách mà mọi quản trị viên của hệ thống chuỗi khối có thể đồng ý rằng một giao dịch diễn ra trong hệ thống, và quản trị viên sẽ có trách nhiệm xác nhận rằng không có bất kỳ sự thay đổi, hay giả mạo nào xảy ra cả. Thuật toán bằng chứng công việc (Proof of Work – PoW): Cơ chế của PoW là làm chậm lại quá trình hình thành những khối Block mới. Với cơ chế PoW, việc giả mạo dường như là không thể, vì khi thay đổi dữ liệu của một khối, người can thiệp giả mạo sẽ phải tính toán lại toàn bộ bằng chứng công việc của những khối tiếp theo. Chúng ta có thể hình dung rằng thời gian sẽ nhiều như thế nào nếu hàng trăm, hàng nghìn khối phải được tính toán lại. Thuật toán bằng chứng cổ phần (Proof of Stake – PoS): người tạo ra khối mới sẽ được lựa chọn một cách ngẫu nhiên, dựa trên giá trị cổ phần họ có. Người này có trách nhiệm xác nhận tính hợp lệ của các khối mới. Để trở thành một người xác nhận, thì người này phải đặt cọc một khoản tiền nhất định. Khi xác nhận được một khối thành công, người xác nhận sẽ nhận được phần thưởng là khoản tiền phí liên quan của các giao dịch tương ứng trong khối đó. Nếu người này không muốn tiếp tục làm người xác nhận, sau một khoảng thời gian nhất định để xác thực người này không thực hiện bất kỳ một xác nhận giả mạo nào, thì cổ phẩn và tiền kiếm được sẽ được hoàn lại. 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, bao gồm việc tổng hợp, so sánh để làm sáng tỏ những khái niệm cơ bản, nguyên lý hoạt động và khả năng ứng dụng của công nghệ chuỗi khối trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng. Thông qua đó, bài viết nỗ lực trong việc phác thảo bức tranh toàn cảnh về ứng dụng công nghệ chuỗi khối trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng trên thế giới và định hướng về xu hướng phát triển tại Việt Nam. Những dữ liệu trình bày trong nghiên cứu được thu thập từ những công trình nghiên cứu của các tạp chí uy tín về những chủ đề liên quan đến công nghệ chuỗi khối. Từng ứng dụng công nghệ chuỗi khối trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng sẽ lần lượt được tìm hiểu chi tiết như Huy động vốn cộng đồng bằng hợp đồng thông minh; Chuyển tiền xuyên biên giới; Dịch vụ thanh toán phân
  5. Phần 3: Khai thác tiềm năng và khơi thông động lực phát triển của Fintech tại Việt Nam 919 tán; Tín dụng mạng ngang hàng; và Tài chính chuỗi cung ứng. Bên cạnh đó, bài viết cũng lược khảo những hoạt động truyền thống tương ứng nhằm cho thấy lỗ hỏng vận hành và tiềm năng phát triển những ứng dụng công nghệ chuỗi khối đó trong tương lai. 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. Huy động vốn cộng đồng bằng hợp đồng thông minh (Equity Crowdfunding by Smart Contract) Belleflamme và cộng sự (2014) định nghĩa huy động vốn từ cộng đồng (Equity Crowdfunding) là một phương thức gọi vốn mở, chủ yếu thông qua hệ thống mạng toàn cầu, để cung cấp nguồn vốn dưới hình thức quyên góp hoặc đổi lấy phần thưởng (reward) hoặc quyền biểu quyết (voting rights) để hỗ trợ cho các dự án cụ thể, thường là các dự án giải quyết các vấn đề xã hội và có ích cho cộng đồng. Nhìn chung, 60% trong số tất cả các cuộc gọi huy động vốn từ cộng đồng đều không nhận được đủ nguồn tài trợ. Một trong những lý do khiến tỷ lệ thất bại cao là do phải có đủ số lượng nhà tài trợ hỗ trợ cho cùng một dự án để dự án đạt đến một ngưỡng nhất định để dự án có thể được hiện thực hóa (Kuppuswamy & Bayus, 2017). Nguồn: Wang và cộng sự (2020) Hình 3. Huy động vốn cộng đồng truyền thống Phương pháp huy động vốn cộng đồng truyền thống sẽ yêu cầu bên thứ ba, tổ chức phi lợi nhuận hoặc cơ quan chính phủ, tham gia vào quá trình huy động vốn cộng đồng nhằm đánh giá chất lượng của dự án để làm giảm sự bất cân xứng về thông tin giữa người sáng lập và các nhà tài trợ tiềm năng, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc phối hợp vượt quá ngưỡng tài trợ (Courtney và cộng sự, 2017). Do đó, hiệu quả đánh giá của bên thứ ba có ảnh hưởng đến môi trường huy động vốn từ cộng đồng (Moss và cộng sự, 2015). Cách thức huy động vốn cộng đồng dựa trên công nghệ chuỗi khối chủ yếu hỗ trợ cho các công ty khởi nghiệp tạo tiền điện tử của họ để gây quỹ và phân phối vốn điện tử cho các nhà đầu tư (Ivashchenko và cộng sự, 2018). Các loại tiền kỹ thuật số này đóng vai trò là bằng chứng (Proof- of-Work) để hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp hay cá nhân khởi nghiệp. Khi người gây quỹ bắt đầu huy động vốn cộng đồng để thực hiện dự án, người đó cũng có thể trở thành người đầu tư và kiếm vốn cổ phần bằng tiền điện tử. Hợp đồng thông minh sẽ tự thiết lập dự án huy động vốn cộng đồng. Nếu dự án huy động vốn cộng đồng không đạt được mục tiêu đã định trước, tiền có thể tự động được trả lại cho người đầu tư mà không cần sự hỗ trợ của bên thứ ba.
  6. 920 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ HOÀN THIỆN HỆ SINH THÁI PHÁT TRIỂN FINTECH TẠI VIỆT NAM Nguồn: Wang và cộng sự (2020) Hình 4. Huy động vốn bằng Smart Contract Ưu điểm của công nghệ chuỗi khối nằm ở chỗ một lượng thông tin khổng lồ được tự động ghi lại bằng thuật toán chương trình và được lưu trữ trong mỗi máy tính trên mạng chuỗi khối, nơi thông tin minh bạch và việc giả mạo trở nên khó khăn, đồng thời chi phí sử dụng giảm xuống. 4.2. Chuyển tiền xuyên biên giới (Cross-Border Remittance) Nguồn: Acuity (2018) Hình 5. Phương thức chuyển tiền xuyên biên giới Phương thức chuyển tiền xuyên biên giới uy tín và an toàn nhất là chuyển khoản ngân hàng thông qua Hiệp hội Viễn thông Tài chính Liên ngân hàng Toàn cầu (Society for Worldwide Interbank Financial Telecommunications – SWIFT). Các thành viên SWIFT gửi hơn 24 triệu tin nhắn đến khoảng 10.000 tổ chức khác nhau mỗi ngày. Theo quy trình, thông tin về việc xử lý điện tại các ngân hàng là riêng tư, các đối tượng trong chuỗi không thể biết được tình trạng của tin nhắn đang xử lý từ khi xuất phát cho đến khi hoàn thành. Vấn đề xác thực thông tin giữa các ngân hàng khác trong chuỗi rất mất thời gian và phát sinh thêm chi phí (Wang và cộng sự, 2020). Sự gia tăng lượng kiều hối mỗi năm cũng đã thu hút các công ty từ các lĩnh vực hoạt động khác tham gia vào lĩnh vực này. Một ví dụ nổi tiếng về nền tảng chuyển tiền quốc tế dựa trên trang thông tin điện tử là PayPal. TransferWise và WorldRemit là những công ty chuyên cung cấp dịch vụ chuyển tiền quốc tế trực tuyến lớn nhất. Nếu áp dụng công nghệ chuỗi khối, các ngân hàng có thể xử lý các giao dịch trực tiếp và theo dõi chúng tốt hơn bằng cách sử dụng một giao thức hiện có như SWIFT (Metzger và cộng sự, 2019). Dựa trên nguyên tắc sổ cái phân tán, các giao dịch bằng chuỗi khối có thể cho phép các
  7. Phần 3: Khai thác tiềm năng và khơi thông động lực phát triển của Fintech tại Việt Nam 921 ngân hàng theo dõi tất cả các giao dịch một cách công khai và minh bạch. Các giao dịch chuyển tiền xuyên biên giới không cần phải dựa vào một mạng lưới những người giám sát và quản lý như SWIFT. Các công ty công nghệ tài chính (Fintech) như Bitspark và CoinPip là những minh chứng điển hình cho việc sử dụng công nghệ chuỗi khối để thực hiện giao dịch chuyển tiền trực tiếp ngay lập tức giữa các bên và đã cho thấy hiệu quả rẻ hơn so với SWIFT. 4.3. Dịch vụ thanh toán phân tán (Decentralized Payment Service) Nguồn: Luther & Stein (2020) Hình 6. Quy trình thanh toán tập trung và phân tán Luther & Stein (2020) đã minh họa hóa sự phân biệt cơ chế thanh toán tập trung (Centralized payment mechanism) và cơ chế thanh toán phân tán (Distributed payment mechanism). Cơ chế thanh toán tập trung xử lý giao dịch dựa vào uy tín của bên thứ ba. Cơ chế thanh toán phi tập trung (Decentralized payment mechanism) xử lý giao dịch giữa các bên tham gia giao dịch mà không có sự tham gia của bên thứ ba. Cơ chế thanh toán phân tán là một dạng của cơ chế thanh toán phi tập trung dựa trên mạng lưới người dùng để xử lý giao dịch trên sổ cái chung. Khi hai bên tham gia giao dịch theo cơ chế thanh toán tập trung, họ sẽ dựa vào một số bên thứ ba để xử lý giao dịch. Bên thứ ba hoạt động như một nút trung tâm, qua đó các khoản thanh toán và thông tin về các khoản thanh toán đó phải được chuyển đến. Như vậy, hai bên trao đổi phải đặt niềm tin nhất định vào bên thứ ba. Mỗi nút đen tương ứng với một cá nhân gửi hoặc nhận tiền. Nút trắng là một tổ chức thanh toán bù trừ tập trung. Các kết nối màu đen thể hiện khoản thanh toán được gửi từ một nút riêng lẻ, thông qua tổ chức thanh toán bù trừ tập trung, đến một nút riêng lẻ khác. Hoạt động giao dịch sẽ tương ứng với các khoản ghi nợ và ghi có vào các tài khoản tương ứng của bên thứ ba. Rủi ro có thể xảy đến khi phụ thuộc vào uy tín của bên thứ ba trong giao dịch như: chậm trễ trong việc chuyển tiền, sự cố về chứng từ thanh toán, tiền của người gửi sẽ bị phong tỏa, thông tin về khoản thanh toán có thể bị rò rĩ… Hầu hết các khoản thanh toán kỹ thuật số ngày nay của ngân hàng đều được xử lý bằng cơ chế thanh toán tập trung. Thanh toán bằng thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng hoặc ví điện tử là những minh họa phổ biến cho hình thức thanh toán tập trung. Trong khi các khoản thanh toán tập trung được bù trừ bởi một số bên thứ ba uy tín, cơ chế thanh toán phân tán dựa vào mạng lưới người dùng để ghi nợ và ghi có vào các tài khoản tương ứng. Cơ chế thanh toán phân tán sử dụng sổ cái chung và giao thức cập nhật sổ cái đó. Bất kỳ người dùng cá nhân nào cũng có khả năng cập nhật sổ cái. Tuy nhiên, bản cập nhật, các giao dịch tương ứng, chỉ được công nhận là hợp pháp sau khi xác nhận từ mạng của người dùng.
  8. 922 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ HOÀN THIỆN HỆ SINH THÁI PHÁT TRIỂN FINTECH TẠI VIỆT NAM Như trước đây, mỗi nút đen tương ứng với một cá nhân gửi hoặc nhận tiền. Các kết nối màu đen thể hiện khoản thanh toán được gửi từ một nút trong nút riêng lẻ đến một nút riêng lẻ khác. Tuy nhiên, trong trường hợp thanh toán bù trừ phân tán, khoản thanh toán và thông tin về khoản thanh toán sẽ đi qua tất cả các nút khác, vì tiền được hệ thống ghi nợ và ghi có trên sổ cái chung. Cơ chế thanh toán phân tán cho phép một người gửi tiền mà không cần tin tưởng bên thứ ba nào đó sẽ thực hiện giao dịch. Tuy nhiên, họ yêu cầu các bên tin tưởng vào cơ chế thanh toán phân, sổ cái chung và giao thức để cập nhật sổ cái. Giống như các cơ chế thanh toán tập trung, cơ chế thanh toán phân tán không loại bỏ nhu cầu tin tưởng hoàn toàn vào đối tác thương mại. Thanh toán dựa trên cơ chế phân toán nghĩa là giao dịch không thể bị đảo ngược nếu không có sự đồng ý của người nhận. Cả hai phải tin tưởng lẫn nhau để giữ bí mật các chi tiết của giao dịch. Bằng cách thiết lập một kênh thanh toán phân toán, các ngân hàng có thể cung cấp cho khách hàng của họ các dịch vụ thanh toán nhanh hơn và rẻ hơn. Nhờ công nghệ chuỗi khối, nhu cầu xác minh của bên thứ ba được giảm thiểu và tăng tốc thời gian xử lý chuyển khoản so với cơ chế thanh toán tập trung truyền thống. 4.4. Dịch vụ cho vay ngang hàng (Peer to Peer) Nguồn: Wang và cộng sự (2020) Hình 7. Mô hình cho vay P2P Cho vay ngang hàng (P2P) là một giải pháp thay thế cho tín dụng ngân hàng truyền thống. Nền tảng P2P truyền thống sử dụng hệ thống mạng toàn cầu trực tuyến để đáp ứng nhu cầu tài chính của người vay (số tiền, thời hạn, lãi suất trên chi phí vốn sẵn sàng chịu) với người cho vay mà không thông qua các tổ chức trung gian tài chính. Nếu hai bên đạt được giao dịch cho vay thì sẽ trả một phần phí cho nền tảng P2P. Nền tảng P2P không phải là nhà cung cấp sản phẩm và do đó, không chịu trách nhiệm thiết lập các sản phẩm tài chính. Nền tảng P2P đóng vai trò như một trung gian thông tin, không phải trung gian tín dụng, cho các mối quan hệ nhu cầu vốn. Nền tảng P2P truyền thống vẫn tồn tại bên thứ ba là người giám hộ (Custodian) để đảm bảo tính an toàn của các quỹ và kiểm soát rủi ro đối với khoản tài trợ của người đi vay. Khi sử dụng các công nghệ chuỗi khối để phục vụ hoạt động kinh doanh cho vay P2P, công nghệ chuỗi khối vẫn chỉ đóng vai trò là nền tảng thông tin mà không tham gia vào các giao dịch.
  9. Phần 3: Khai thác tiềm năng và khơi thông động lực phát triển của Fintech tại Việt Nam 923 Nguồn: Wang và cộng sự (2020) Hình 8. Mô hình cho vay P2P có áp dụng công nghệ chuỗi khối Khi bắt đầu giao dịch tài chính, người đi vay và người cho vay tải xuống ứng dụng công nghệ chuỗi khối và kết nối máy tính với mạng này. Người vay yêu cầu tài trợ với số tiền tài trợ, thời hạn, lãi suất và tài sản thế chấp kỹ thuật số và các thông tin khác liên quan đến các hạng mục xác minh để đối tác có thể chấp nhận. Người cho vay gọi lên lịch sử tín dụng của người vay trong nền tảng công nghệ chuỗi khối và quyết định cho vay thông qua P2P. Việc ký kết hợp đồng tạo ra một hợp đồng thông minh trong đó các giao dịch được hoàn thành tự động thông qua hợp đồng thông minh theo thời gian thực, mà không cần sự tham gia của bên thứ ba, chẳng hạn như trung tâm thông tin tín dụng hoặc người giám hộ. Các bản ghi giao dịch của mỗi nút có thể được truy vấn và được liên kết với các nút mạng. Thông tin nhận dạng thực sự ẩn sau các nút mạng để bảo vệ quyền riêng tư.  4.5. Tài chính chuỗi cung ứng (Supply Chain Finance) Nguồn: Wang và cộng sự (2020) Hình 9. Công nghệ chuỗi khối trong tài chính chuỗi cung ứng Tài chính chuỗi cung ứng (Supply Chain Finance – SCF) là một tập hợp các giải pháp tài chính nhằm mục đích tối ưu hóa việc quản lý vốn lưu động gắn liền với các quy trình và giao dịch của chuỗi cung ứng. Về cơ bản, đó là một cách tiếp cận hợp tác giữa người mua, nhà sản xuất, nhà cung cấp và tổ chức tài chính để nâng cao hiệu quả, giảm thiểu rủi ro và tăng tính thanh khoản trong chuỗi cung ứng. Tài chính chuỗi cung ứng hiệu quả cho phép người mua tối ưu hóa vốn lưu động của họ bằng cách mở rộng thời hạn thanh toán. Các nhà cung cấp có thể tiếp cận vốn sớm hơn, cải thiện dòng tiền hoạt động. Tài chính chuỗi cung ứng cũng giúp giảm thiểu rủi ro gián đoạn chuỗi cung ứng do mất khả năng thanh toán của nhà cung cấp. Điều này cũng làm giảm sự phụ thuộc vào tín dụng thương mại truyền thống và các khoản vay ngân hàng. (Nguema và cộng sự, 2021)
  10. 924 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ HOÀN THIỆN HỆ SINH THÁI PHÁT TRIỂN FINTECH TẠI VIỆT NAM Trong các hệ thống tài chính thương mại truyền thống, tất cả các bên tham gia duy trì cơ sở dữ liệu của riêng họ cho các tài liệu liên quan đến giao dịch. Và tất cả các cơ sở dữ liệu này phải được liên tục đối chiếu với nhau. Trong toàn bộ hệ thống tài chính chuỗi cung ứng, sẽ có những bất lợi có thể thấy là sự tham gia của nhiều đối tác, tồn tại thông tin không cân xứng và cơ chế tín dụng không hoàn hảo. Nhiều hệ thống quản lý cho phép bạn thực hiện các hoạt động tài chính chuỗi cung ứng trực tuyến, nhưng quá trình này tốn nhiều thời gian. Xu hướng kinh doanh dựa trên công nghệ chuỗi khối sẽ đơn giản hóa quy trình giao dịch bằng cách loại bỏ các quy trình thủ công và tốn thời gian này. Áp dụng công nghệ chuỗi khối trong tài chính chuỗi cung ứng là việc sử dụng các phương tiện kỹ thuật để liên kết các thành phần tham gia và tổ chức lại với nhau. Bán hàng, đặt cọc, cho vay, bảo lãnh mua hàng và các hoạt động tài chính khác trong quy trình kinh doanh và tài trợ được tích hợp trong một giao dịch hoàn chỉnh. Hồ sơ giao dịch có thể theo dõi từ đầu đến cuối, có thể xác minh và thuận tiện cho việc kiểm tra và giám sát. Đây là vấn đề cốt lõi có thể được giải quyết bằng sổ cái phân tán. Mọi người đều có thể đọc, ghi dữ liệu giao dịch trong một liên kết tài chính chuỗi cung ứng. Thông tin tài chính và giá trị của chuỗi cung ứng được thực hiện bởi sổ cái được chia sẻ có thể được phân nhánh và hợp nhất một cách tự do để lưu thông và truyền tải. 5. KẾT LUẬN Tài chính – ngân hàng là lĩnh vực kinh doanh dựa trên sự tin tưởng, nhưng thật sự sẽ không có sự tin tưởng nào vì luôn có sự trung gian tác động từ bên thứ ba, và những rủi ro phát sinh không thể lường trước trong quá trình hợp đồng diễn ra. Công nghệ chuỗi khối góp phần giải quyết vấn đề này vì mọi thứ được thực hiện bằng các nguyên lý hoạt động minh bạch, đồng thuận và tự động hóa. Công nghệ chuỗi khối được hình thành và hoạt động cốt lõi dựa trên việc gia tăng tín nhiệm của các chủ thể tham gia và giảm thiểu chi phí khi có sự tham gia của bên thứ ba. Nghiên cứu này đã tổng hợp và khái quát hóa khái niệm cơ bản và những nguyên lý hoạt động của công nghệ chuỗi khối. Đồng thời, nghiên cứu cũng cho thấy những trở ngại của công nghệ truyền thống và gợi mở về khả năng ứng dụng công nghệ chuỗi khối tại Việt Nam trong tương lai. Những ứng dụng hiện nay của công nghệ chuỗi khối trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng đã được thảo luận bao gồm: huy động vốn cộng đồng bằng hợp đồng thông minh (Equity Crowdfunding by Smart Contract); chuyển tiền xuyên biên giới (Cross-Border Remittance); dịch vụ thanh toán phân tán (Decentralized Payment Service); tín dụng mạng ngang hàng (Peer to Peer Lending); và tài chính chuỗi cung ứng (Supply Chain Finance). Kết quả nghiên cứu đã cung cấp được cái nhìn toàn cảnh về tương lai và môi trường ứng dụng công nghệ chuỗi khối. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cũng có một số hạn chế nhất định. Khả năng phát triển của công nghệ chuỗi khối còn nhiều hơn những gì được đề cập trong nghiên cứu này. Những nguyên lý hoạt động và lợi ích cơ bản từ công nghệ chuỗi khối đã được cụ thể hóa và đối chiếu để giải quyết các vấn đề của những ứng dụng truyền thống. Hơn nữa, việc hạn chế sự tham gia của bên thứ ba cũng đặt ra những thách thức không nhỏ đối với hệ thống pháp lý trong việc kiểm tra, giám sát và quản lý sự hoạt động của các bên tham gia. Những hạn chế này cần được tiếp tục nghiên cứu và thảo luận trong những công trình nghiên cứu sau này.
  11. Phần 3: Khai thác tiềm năng và khơi thông động lực phát triển của Fintech tại Việt Nam 925 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Acuity Knowledge Partners (2018). How Blockchain Is Changing Cost and Speed of Cross Border Remittances. Accessed 20/10/2023 from https://www.acuitykp.com/blog/how-blockchain-is- changing-cost-and-speed-of-cross-border-remittances/ 2. Belleflamme, P., Lambert, T. and Schwienbacher, A. (2014). Crowdfunding: Tapping the Right Crowd. Journal of Business Venturing, 29, 585-609. https://doi.org/10.1016/j.jbusvent.2013.07.003 3. Courtney, C., Dutta, S., & Li, Y. (2017). Resolving Information Asymmetry: Signaling, Endorsement, and Crowdfunding Success.  Entrepreneurship Theory and Practice,  41(2), 265-290.  https://doi. org/10.1111/etap.12267 4. Diffie, W., & Hellman, M. E. M. (1976). New Directions in Cryptography. Transactions on Information Theory, 22(6), 644-654. https://doi.org/10.1109/TIT.1976.1055638 5. Ivashchenko, A., Igor B., Mykhailo D., Yevheniia P., Yuliia S., & Yurii V. (2018). Fintech Platforms in SME’s Financing: EU Experience And Ways of Their Application in Ukraine. Investment Management and Financial Innovations, 15(3), 83-96 https://doi.org/10.21511/imfi.15(3).2018.07 6. Kuppuswamy V., & Bayus, B. L. (2017). Does my contribution to your crowdfunding project matter? Journal of Business Venturing, 32(1), 72-89. https://doi.org/10.1016/j.jbusvent.2016.10.004 7. Le, T. H., Chuc, A. T. & Hesary, F. T. (2019). Financial inclusion and its impact on financial efficiency and sustainability: empirical evidence from Asia. Borsa Istanbul Review, 19(4), 310-322. https://doi. org/10.1016/j.bir.2019.07.002 8. Luther, W., & Stein, S. S. (2020). Is Bitcoin a decentralized payment mechanism? Journal of Institutional Economics, 16(4), 433-444. https://doi.org/10.1017/S1744137420000107 9. Metzger, M., Riedler, T., & Pedussel, W. J. (2019). Migrant remittances: alternative money transfer channels. Institute for International Political Economy Berlin, Paper No. 127/2019. https:// RePEc:zbw:ipewps:1272019 10. Moss, T. W., Neubaum, D. O., & Meyskens, M. (2015). The Effect of Virtuous and Entrepreneurial Orientations on Microfinance Lending and Repayment:ASignaling Theory Perspective. Entrepreneurship Theory and Practice, 39(1), 27-52. https://doi.org/10.1111/etap.12110 11. Nguema, J. N. B. B., Bi, G., Ali, Z., Mehreen, A., Rukundo, C. & Ke, Y. (2021). Exploring the factors influencing the adoption of supply chain finance in supply chain effectiveness: evidence from manufacturing firms. Journal of Business & Industrial Marketing, 36(5), 706-716. https://doi. org/10.1108/JBIM-01-2020-0047 12. Parameswaran, M., Susarla, A. & Whinston, A. B. (2001). P2P Networking: an Information Sharing Alternative. Computer, 34(7), 31-38. http://dx.doi.org/10.1109/2.933501 13. Parameswaran, M., Susarla, A. & Whinston, A. B. (2001). P2P Networking: an Information Sharing Alternative. Computer, 34(7), 31-38. http://dx.doi.org/10.1109/2.933501 14. Pinna, A., & Ruttenberg, W. (2016). Distributed Ledger Technologies in Securities Post-Trading Revolution or Evolution? European Central Bank Occasional Paper, No. 172. http://dx.doi. org/10.2139/ssrn.2770340 15. Uyen, T. D. & Ha, H. (2017). The sharing economy and collaborative finance: the case of P2P lending in Vietnam. Jurnal Ilmiah Ekonomi Bisnis, 22(2), 84-93. https://api.semanticscholar.org/ CorpusID:168881808 16. Wang, Y., Kim, D. K., & Dongwon J. (2020). A Survey of the Application of Blockchain in Multiple Fields of Financial Services. Journal of Information Processing Systems, 16(4), 935-958, https://doi. org/10.3745/JIPS.04.0185 17. World Bank (2019). Encryption. Accessed 20/10/2023 from https://id4d.worldbank.org/guide/ encryption
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2