TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 65, 2011<br />
<br />
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ VIỄN THÁM VÀ HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ<br />
(GIS) TRONG ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG THẢM CỎ BIỂN<br />
Ở VÙNG ĐẤT NGẬP NƯỚC XÃ HƯƠNG PHONG, HUYỆN HƯƠNG TRÀ,<br />
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ<br />
Hoàng Công Tín, Tôn Thất Pháp, Nguyễn Quang Tuấn<br />
Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế<br />
Tống Phước Hoàng Sơn<br />
Viện Hải dương học Nha Trang<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Hiện trạng thảm cỏ biển ở vùng đất ngập nước xã Hương Phong gồm có 3 loài thuộc 3<br />
chi, 3 họ, 1 ngành. Cỏ Hẹ (Halodule pinifolia) là loài ưu thế nhất ở khu vực được thể hiện qua<br />
các chỉ tiêu như độ bao phủ của cỏ trung bình đạt 35,75%, mật độ thân trung bình 1.906<br />
thân/m2 và sinh khối trung bình đạt 1.361 g tươi/m2. Mật độ cỏ biển có mối tương quan chặt chẽ<br />
với sinh khối. Loài Halodule pinifolia phân bố đặc trưng ở độ mặn từ 15 - 19% và Ruppia<br />
maritima ở độ mặn từ 10 - 15%.<br />
Ngoài ra, dưới sự hỗ trợ của tư liệu ảnh viễn thám và công nghệ GIS bản đồ phân bố<br />
thảm cỏ biển ở vùng ĐNN xã Hương Phong lần đầu tiên được xây dựng. Diện tích phân bố cỏ<br />
biển ở vùng đất ngập nước xã Hương Phong được ước tính 76,79 ha và tập trung ở 3 khu vực<br />
chính: Vân Quốc Đông 27,5 ha, Cồn Sáo có diện tích 17,57 ha và Cồn Tè 31,72 ha. Đây được<br />
xem là nguồn thông tin có ý nghĩa thiết thực phục vụ cho quản lý, định hướng sử dụng hợp lý và<br />
phát triển bền vững tài nguyên vùng đất ngập nước xã Hương Phong nói riêng và vùng đầm phá<br />
ven biển Thừa Thiên Huế nói chung.<br />
Từ khóa: Thảm cỏ biển, đất ngập nước, viễn thám và GIS.<br />
<br />
1. Đặt vấn đề<br />
Đầm phá Tam Giang-Cầu Hai (TG-CH) ở Thừa Thiên Huế có diện tích hơn<br />
21.600 ha, là một trong những vùng đất ngập nước (ĐNN) ven bờ tiêu biểu ở Việt Nam<br />
(T.T. Pháp & nnk., 2009). Trong đó, vùng ĐNN thuộc địa bàn xã Hương Phong, huyện<br />
Hương Trà có hệ tọa độ địa lý từ 16°32'41,04" - 16°35'6,27" vĩ Bắc và 107°34'30,06" 107°37'45,52" kinh Đông. Đây là khu vực có sự đa dạng sinh cảnh như rừng ngập mặn,<br />
thảm cỏ biển, hệ sinh thái nông nghiệp truyền thống của địa phương. Tuy nhiên, những<br />
hoạt động canh tác sản xuất nông nghiệp, khai thác và nuôi trồng thuỷ sản (NTTS) của<br />
cộng đồng địa phương ở vùng ĐNN thuộc xã Hương Phong đang có những dấu hiệu<br />
231<br />
<br />
ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và nguồn lợi đầm phá. Ngoài ra, đây còn là vùng dễ<br />
tổn thương do phải đối mặt trực tiếp với những tác động thiên tai hằng năm có xu hướng<br />
gia tăng cường độ và sự phức tạp mà do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu gây nên.<br />
Xuất phát từ thực tế trên, việc đánh giá hiện trạng các thảm cỏ biển ở vùng ĐNN<br />
xã Hương Phong nhằm hiểu được đặc điểm phân bố và mật độ thảm cỏ biển sẽ góp<br />
phần xây dựng luận cứ khoa học cho bảo tồn và sử dụng hợp lý tài nguyên ĐNN xã<br />
Hương Phong.<br />
2. Tư liệu và phương pháp nghiên cứu<br />
2.1. Tư liệu nghiên cứu<br />
Máy định vị toàn cầu (GPS) Garmin iQueTM 3600, 76CS, máy chụp ảnh dưới<br />
nước SeaLife, thước dây địa chính, khung định lượng 0,5 x 0,5 m, máy đo độ muối<br />
Atago cầm tay.<br />
- Các lớp cơ sở dữ liệu GIS tỉnh Thừa Thiên Huế (TT-H) được sử dụng để làm<br />
bản đồ nền trong xây dựng bản đồ phân bố. i). Bản đồ hành chính xã; ii). Bản đồ hiện<br />
trạng sử dụng đất (thành lập từ tư liệu ảnh).<br />
Thu thập các ảnh<br />
vệ tinh từ nhiều nguồn<br />
khác nhau, thời gian chụp<br />
vùng ĐNN ven biển thuộc<br />
hệ đầm phá TG-CH, TT-H<br />
khác nhau, cụ thể:<br />
+ 2 ảnh LANDSAT<br />
TM chụp khu vực TT-H<br />
ngày 17 tháng II năm 1989<br />
phủ với độ phân giải 30 m<br />
(ảnh đa phổ).<br />
+ Ảnh ALOS được<br />
cung cấp bởi dự án “Sử<br />
dụng ảnh ALOS trong<br />
quan trắc và giám sát tình<br />
Hình 1. Phạm vi phủ ảnh viễn thám ALOS-AVNIR2 (10m) ở<br />
trạng sức khỏe rạn san hô<br />
vùng ĐNN xã Hương Phong, huyện Hương Trà, tỉnh TT. Huế<br />
vùng biển Việt Nam” gồm<br />
ảnh AVNIR2 độ phân giải<br />
10 m (chụp ngày 7 tháng 10 năm 2007 và ảnh AVNIR 2 chụp ngày 28 tháng 5 năm<br />
2008) (hình 1).<br />
Các phần mềm ENVI 4.4 và MapInfo 8.0 được sử dụng trong phân tích ảnh viễn<br />
thám và xây dựng bản đồ số GIS.<br />
232<br />
<br />
2.2. Phương pháp nghiên cứu<br />
Các phương pháp nghiên cứu thực địa truyền thống và ứng dụng công nghệ viễn<br />
thám, GIS đã được kết hợp sử dụng trong nghiên cứu hệ sinh thái ĐNN ven biển như<br />
sau:<br />
Phương pháp khảo sát thực địa đánh giá hiện trạng thảm cỏ biển theo hệ thống<br />
tuyến (transect) và đánh giá độ phủ cỏ biển theo phương pháp ô tiêu chuẩn (ÔTC) của<br />
English S. & nnk. (1994), Margarita T. dela C. (2003) và Short F.T. & nnk. (2006). Phân<br />
tích mẫu và định loại tên loài theo phương pháp so sánh hình thái dựa trên các tài liệu<br />
của P.H. Hộ (2001), N.V. Tiến (2001). Xác định các yếu tố sinh thái như độ mặn (bằng<br />
máy Atago cầm tay); độ trong, độ sâu (bằng đĩa Secchi) và nhiệt độ (bằng nhiệt kế).<br />
Phương pháp điểm chìa khóa phục vụ giải đoán ảnh viễn thám và xây dựng bản<br />
đồ phân bố cỏ biển gồm 39 điểm khảo sát vật liệu nền đáy ở các độ sâu khác nhau (sử<br />
dụng trong phân lập ảnh) như nền cát, rong và cỏ biển ở vùng ĐNN xã Hương Phong<br />
phục vụ tính chỉ số bất biến theo độ sâu của từng cặp băng (bands) trong giải đoán ảnh.<br />
Phương pháp giải đoán ảnh viễn thám và GIS trong xây dựng bản đồ thảm cỏ<br />
biển dựa trên nguyên lý tính toán chỉ số bất biến theo độ sâu (T.P.H Sơn, 2007) quy<br />
trình giải đoán được tiến hành theo các kỹ thuật như i). Nắn chỉnh hình học nhằm đưa<br />
dữ liệu ảnh vệ tinh ALOS-AVNIR2 về tọa độ địa lý thực tế của khu vực ảnh bao phủ; ii).<br />
Hiệu chỉnh bức xạ nhằm chuyển ảnh từ giá trị số (Digital Number-DN) trên ảnh sang<br />
bức xạ phổ; iii). Hiệu chỉnh khí quyển và hiệu chỉnh cột nước nhằm chuyển đổi phổ<br />
phản xạ bề mặt về phản xạ nền đáy; iv). Tính chỉ số bất biến theo độ sâu (Xây dựng<br />
quan hệ tuyến tính (logarit) giữa phổ phản xạ bề mặt của băng thứ i và băng thứ j theo<br />
các điểm nền đáy cát là cơ sở của phép tính chỉ số bất biến theo độ sâu (Depth<br />
Invariance Index-D.I.I)) và v) Phân lập ảnh dựa vào 6 băng D.I.I.<br />
Chuyển dữ liệu ảnh phân lập về cỏ biển (dạng bitmap) sang dạng vector (GIS),<br />
kỹ thuật chồng các lớp thông tin với bản đồ nền, xây dựng bản đồ chuyên đề về hiện<br />
trạng thảm cỏ biển ở địa bàn nghiên cứu.<br />
3. Kết quả và thảo luận<br />
3.1. Cấu trúc thành phần loài cỏ biển ở vùng ĐNN xã Hương Phong<br />
Qua khảo sát đã xác định được 3 loài cỏ biển thuộc 3 chi và 3 họ hiện có ở vùng<br />
ĐNN xã Hương Phong. Trong đó, các họ Thuỷ thảo (Hydrocharitaceae), họ Hải kiều<br />
(Cymodoceaceae) và Xuyên màn (Ruppiaceae) mỗi họ có 1 loài (bảng 1).<br />
Các loài Halophila beccarii, Halodule pinifolia và Ruppia maritima đã phát hiện<br />
ở địa bàn nghiên cứu đều có nguồn gốc biển, chỉ gặp 1 loài đi kèm có nguồn gốc nước<br />
ngọt là Hydrilla verticillata trong các ao nuôi trồng thủy sản. Cỏ Hẹ (Halodule pinifolia)<br />
là loài ưu thế nhất.<br />
233<br />
<br />
Bảng 1. Danh lục các loài cỏ biển ở vùng ĐNN xã Hương Phong (sắp xếp theo Brummit,1992)<br />
<br />
STT<br />
<br />
1<br />
<br />
Tên Việt Nam<br />
Ngành Ngọc lan<br />
<br />
MAGNOLIOPHYTA<br />
<br />
Lớp Hành<br />
<br />
LILIOPSIDA<br />
<br />
Bộ Hydrocharitales<br />
<br />
HYDROCHARITALES<br />
<br />
Họ Thuỷ thảo<br />
<br />
HYRDROCHARITACEAE<br />
<br />
Cỏ Nàn nàn<br />
2<br />
<br />
Họ Hải kiều<br />
Cỏ Hẹ, Hẹ tròn, Rong hẹ<br />
<br />
3<br />
<br />
Tên khoa học<br />
<br />
Họ Xuyên màn<br />
Rong kim biển, cỏ Kim<br />
<br />
Halophila beccarii Ascherson.<br />
CYMODOCEACEAE<br />
Halodule pinifolia (Miki) den Hartog.<br />
RUPPIACEAE<br />
Ruppia maritima L.<br />
<br />
3.2. Hiện trạng độ phủ, mật độ và sinh khối cỏ biển<br />
3.2.1. Độ phủ của cỏ biển<br />
<br />
(ÔTC)<br />
V QĐ14<br />
<br />
Vân Quốc Đông<br />
<br />
V QĐ12<br />
V QĐ10<br />
V Q Đ8<br />
V Q Đ6<br />
<br />
Độ bao phủ TB<br />
29,19%<br />
<br />
V Q Đ4<br />
V Q Đ2<br />
C S13<br />
C S 11<br />
<br />
Cồn Sáo<br />
<br />
Độ phủ của thảm cỏ biển được<br />
quyết định bởi loài cỏ Hẹ (Halodule<br />
pinifolia). Tính chung cho khu vực<br />
nghiên cứu độ phủ của cỏ Hẹ có giá trị<br />
trung bình đạt 35,75%. Trong đó, khu<br />
vực Vân Quốc Đông có độ phủ thấp<br />
nhất (29,19%), khu vực Cồn Sáo có<br />
độ phủ 32,89% và có độ phủ cao nhất<br />
ở khu vực Cồn Tè (49,62%) (hình 2).<br />
3.2.2. Mật độ của cỏ biển<br />
<br />
C S9<br />
C S7<br />
<br />
Độ bao phủ TB<br />
32,89%<br />
<br />
C S5<br />
C S3<br />
<br />
Ở địa bàn nghiên cứu mật độ<br />
thân đứng của quần thể cỏ Hẹ khác<br />
Độ bao phủ TB<br />
nhau giữa các khu vực, giá trị trung<br />
49,62%<br />
bình mật độ thân đạt 1.906 thân/m2. Ở<br />
khu vực Cồn Tè có mật độ cỏ biển cao Hình 2. Tỷ lệ % độ bao phủ của cỏ Hẹ tại các ÔTC<br />
nhất trong toàn lãnh thổ nghiên cứu có nghiên0cứu10và giữa<br />
20<br />
30<br />
60<br />
70 vùng<br />
80 nghiên<br />
90<br />
100<br />
các 40khu 50vực trong<br />
2<br />
Độ bao phủ (%)<br />
giá trị trung bình đạt 2.521 thân/m .<br />
cứu (tháng IV-VI/2008)<br />
Tiếp đến là Vân Quốc Đông có mật độ<br />
trung bình đạt 1.616 thân/m2 và thấp nhất là khu vực Cồn Sáo chỉ có 1.435 thân/m2.<br />
CS1<br />
<br />
Cồn Tè<br />
<br />
CT9<br />
CT7<br />
CT5<br />
CT3<br />
<br />
CT 1<br />
<br />
3.2.3. Sinh khối cỏ biển<br />
Chiều dài trung bình của thân đứng và lá cỏ Hẹ (Halodule pinifolia) đạt 21,02<br />
234<br />
<br />
cm. Giữa các khu vực nghiên cứu giá trị trung bình về sinh khối tươi không có sự chênh<br />
lệch cao, giá trị trung bình cho toàn lãnh thổ nghiên cứu đạt 1.361 g/m2.<br />
Xét mối tương quan giữa mật độ thân đứng và chiều dài thân đến sinh khối tươi<br />
của cỏ biển cho thấy, giữa sinh khối tươi của cỏ biển và chiều dài thân cỏ biển có tương<br />
quan thuận với nhau ở mức độ trung bình (r = 0,533). Trong khi đó, giữa mật độ thân<br />
đứng và sinh khối tươi của cỏ biển có sự tương quan khá chặt (r = 0,716). Hay nói cách<br />
khác, mật độ thân đứng của cỏ biển ở vùng ĐNN xã Hương Phong được xem là yếu tố<br />
quyết định sinh khối tươi của khu vực.<br />
3.3. Đặc điểm phân bố của cỏ biển theo các điều kiện sinh thái<br />
3.3.1. Sự phân bố của cỏ biển theo độ mặn<br />
Sự phân bố của các loài cỏ biển ở vùng ĐNN phụ thuộc khá rõ vào độ mặn và có<br />
thể phân làm 2 vùng đặc trưng như sau: Vùng ngoài đê ngăn mặn có độ mặn từ 15 –<br />
19% thành phần loài cỏ biển chủ yếu gồm 2 loài là loài cỏ Hẹ và loài cỏ Nàn nàn. Ở<br />
vùng NTTS cao triều có độ mặn từ 10 – 15% gặp cỏ Nàn nàn (Halophila beccarii) và cỏ<br />
Kim (Ruppia maritima), trong đó, cỏ Kim là loài tiêu biểu cho vùng.<br />
3.3.2. Sự phân bố của cỏ biển theo độ sâu<br />
Cỏ Hẹ phân bố ở độ sâu từ 0,25 - 0,8 m khi triều cao, ở độ sâu trên 0,85 m,<br />
không có cỏ Hẹ phân bố. Như vậy, kết quả nghiên cứu cho thấy, cỏ phát triển tốt ở độ<br />
sâu từ 0,25 - 0,55 m và chiều dài trung bình của thân đứng đạt từ 18 - 36 cm và sinh<br />
khối tươi đạt từ 1.040 - 1.480 g/m2 (hình 3).<br />
Ở khu vực Vân Quốc Đông, cỏ Hẹ phát triển tạo thành thảm ở cồn Sậy cách bờ<br />
khoảng 200 m ứng với độ sâu từ 0,4 - 0,8 m. Khu vực Cồn Tè, với địa hình là một bãi<br />
triều rộng và thoải từ trong bờ ra đến phá khoảng 500 m, độ sâu trung bình từ 0,2 - 0,5m<br />
là địa hình khá thuận lợi cho sự phân bố của cỏ biển.<br />
3.4. Ứng dụng viễn thám và GIS trong giải đoán sự phân bố thảm cỏ biển<br />
Cỏ Hẹ phân bố ở độ sâu từ 0,25 - 0,8 m khi triều cao, ở độ sâu trên 0,85 m,<br />
không có cỏ Hẹ phân bố. Như vậy, kết quả nghiên cứu cho thấy cỏ phát triển tốt ở độ<br />
sâu từ 0,25 - 0,55 m và chiều dài trung bình của thân đứng đạt từ 18 - 36 cm và sinh<br />
khối tươi đạt từ 1.040 - 1.480 g/m2 (hình 3).<br />
Ở khu vực Vân Quốc Đông, cỏ Hẹ phát triển tạo thành thảm ở cồn Sậy cách bờ<br />
khoảng 200 m ứng với độ sâu từ 0,4 - 0,8 m. Khu vực Cồn Tè, với địa hình là một bãi<br />
triều rộng và thoải từ trong bờ ra đến phá khoảng 500 m, độ sâu trung bình từ 0,2 - 0,5<br />
m là địa hình khá thuận lợi cho sự phân bố của cỏ biển.<br />
<br />
235<br />
<br />