ỨNG PHÓ VỚI NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG HỌC TẬP CỦA<br />
SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC HUẾ<br />
PHÍ CÔNG MẠNH<br />
Học viên Cao học, Trường ĐHSP - ĐHH<br />
NGUYỄN QUANG UẨN<br />
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội<br />
Tóm tắt: Ứng phó là một nguồn lực quan trọng trong hoạt động học tập của<br />
sinh viên nói chung và sinh viên năm thứ nhất nói riêng. Ứng phó giúp sinh<br />
viên năm thứ nhất thích ứng nhanh chóng với những yêu cầu của hoạt động<br />
học tập, cho phép họ nắm bắt và làm suy yếu những tác nhân gây khó khăn,<br />
từ đó thích nghi hoặc cải biến hoạt động học tập của chính mình, vượt qua<br />
khó khăn và học tập tốt hơn. Trong bài viết này, chúng tôi giới thiệu kết quả<br />
nghiên cứu thực trạng ứng phó với những khó khăn trong học tập của sinh<br />
viên năm thứ nhất (SVNT1) trường Đại học Sư phạm (ĐHSP) - Đại học Huế<br />
(ĐHH) và từ đó đề xuất một số biện pháp thử nghiệm nhằm nâng cao khả<br />
năng ứng phó cho SVNT1.<br />
<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Hiện nay, SVNT1 đang phải đối mặt với nhiều thách thức trong học tập như: khối lượng<br />
tri thức lớn, phương pháp học tập mới, yêu cầu tìm kiếm và xử lý tài liệu học tập, yêu<br />
cầu sắp xếp thời gian học tập phù hợp, chương trình học tập mới, quy chế học tập ở đại<br />
học… Những thách thức này gây không ít khó khăn cho các em. Bên cạnh đó, kiến<br />
thức, kinh nghiệm sống, khả năng ứng phó với khó khăn trong học tập của các em đang<br />
còn hạn chế. Vì vậy, việc giáo dục và rèn luyện để các em lựa chọn các cách ứng phó có<br />
hiệu quả là việc làm hết sức cần thiết trong môi trường đại học hiện nay.<br />
Ứng phó với khó khăn trong học tập ở môi trường đại học đã được nghiên cứu ở nhiều<br />
nước trên thế giới. Tuy nhiên, ở nước ta, vấn đề này vẫn chưa được quan tâm thích<br />
đáng. Thông qua nghiên cứu về ứng phó với những khó khăn trong học tập của SVNT1<br />
ĐHSP - ĐHH, chúng tôi mong muốn tìm hiểu cách ứng phó của nhóm khách thể đối với<br />
những khó khăn trong học tập, từ đó đề xuất và thử nghiệm một số biện pháp nhằm<br />
nâng cao khả năng ứng phó với những khó khăn trong học tập. Nghiên cứu được thực<br />
hiện trên 422 SVNT1 của hai khối tự nhiên (khoa Toán, Vật lý, Hóa) và xã hội (Ngữ<br />
văn, Lịch sử). Phương pháp nghiên cứu chủ đạo là sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến; bảng<br />
hỏi này được chúng tôi xây dựng dựa trên việc tham khảo, điều chỉnh, chỉnh sửa các bộ<br />
công cụ nghiên cứu đã có trên thế giới và trong nước [1], [2], [4], [5], [6].<br />
2. KHÁI NIỆM ỨNG PHÓ VỚI KHÓ KHĂN TRONG HỌC TẬP<br />
Ứng phó là một quá trình năng động của chủ thể. Đó là những nỗ lực của cá nhân, bao<br />
gồm cả hành động bên ngoài và tâm lý bên trong nhằm giải quyết những tình huống gây<br />
cản trở hoặc vượt quá khả năng của cá nhân, buộc cá nhân phải nỗ lực để giải quyết.<br />
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế<br />
ISSN 1859-1612, Số 01(21)/2012: tr. 95-105<br />
<br />
96<br />
<br />
PHÍ CÔNG MẠNH – NGUYỄN QUANG UẨN<br />
<br />
Ứng phó với khó khăn trong học tập là những nỗ lực của sinh viên, bao gồm cả mặt tâm<br />
lý bên trong và hành động bên ngoài, hướng vào giải quyết những vấn đề, tình huống<br />
gây khó khăn trong học tập mà sinh viên đó gặp phải. Như vậy, việc lựa chọn cách ứng<br />
phó chịu sự chi phối rất lớn bởi tính chủ quan của cá nhân và đặc điểm của hoàn cảnh<br />
bên ngoài. Ứng phó với khó khăn trong học tập cho thấy khả năng sinh viên lựa chọn và<br />
áp dụng những cách ứng phó hiệu quả để giải quyết những tình huống gây khó khăn<br />
trong học tập. Nó nhấn mạnh đến việc sinh viên biết lựa chọn những hành vi ứng phó<br />
phù hợp, tích cực, có lợi cho sự phát triển của cá nhân [3].<br />
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
3.1. Nhận định chung về ứng phó của SVNT1 với những khó khăn trong học tập<br />
Trong phiếu trưng cầu ý kiến, chúng tôi sử dụng thang Likert 5 bậc, đó là: mức độ<br />
“không bao giờ - ít khi - thỉnh thoảng - thường xuyên - rất thường xuyên” tương ứng với<br />
thang điểm “1 - 2 - 3 - 4 - 5”. Như vậy, điểm thấp nhất là 1, cao nhất là 5, SV có điểm<br />
càng cao thì càng thường xuyên sử dụng cách ứng phó đó và ngược lại.<br />
3.1.1. Các cách ứng phó với những khó khăn trong học tập của SVNT1 (tổng quát)<br />
Bảng 1. Kết quả các cách ứng phó với những khó khăn trong học tập của SVNT1 (tổng quát)<br />
STT<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
<br />
Các cách ứng phó<br />
Tích cực chủ động<br />
Tìm kiếm sự hỗ trợ<br />
Xoa dịu căng thẳng<br />
Lảng tránh<br />
Tiêu cực<br />
<br />
ĐTB<br />
3,32<br />
3,30<br />
3,21<br />
2,13<br />
2,10<br />
<br />
ĐLC<br />
0,90<br />
1,07<br />
1,05<br />
1,20<br />
1,10<br />
<br />
Ghi chú: ĐTB: Điểm trung bình; ĐLC: Độ lệch chuẩn<br />
<br />
Bảng 1 cho thấy, hiện nay SVNT1 đã lựa chọn cả 5 cách ứng phó khi gặp phải khó khăn<br />
trong học tập, trong đó cách ứng phó “Tích cực chủ động” được sử dụng nhiều nhất.<br />
Cách ứng phó “Tìm kiếm sự hỗ trợ” xếp vị trí thứ 2, tiếp theo là cách phó “Xoa dịu căng<br />
thẳng” xếp thứ 3; cách ứng phó “Lảng tránh” xếp ở vị trí thứ 4 và ít sử dụng nhất là<br />
cách ứng phó “Tiêu cực” ở vị trí thứ 5. Kết quả cho thấy SVNT1 đã sử dụng những cách<br />
ứng phó phù hợp với tần suất cao hơn. Tuy nhiên, để khẳng định SVNT1 ĐHSP - ĐHH<br />
có ứng phó hiệu quả với khó khăn trong học tập hay không, chúng ta cần xem xét từng<br />
chỉ số trong các cách ứng phó cụ thể.<br />
3.1.2. Cách ứng phó “Tích cực chủ động”<br />
Bảng 2. Mức độ sử dụng cách ứng phó “Tích cực chủ động” của SVNT1<br />
Nhận<br />
thức<br />
<br />
Ứng phó tích cực chủ động<br />
Tôi suy nghĩ xem tại sao khó khăn đó lại xảy ra với bản thân tôi<br />
Tôi cố gắng suy nghĩ làm sao thay đổi bản thân để giải quyết vấn đề<br />
tốt hơn<br />
Tôi nghĩ xem mình có thể làm gì để cải thiện tình trạng khó khăn của<br />
mình<br />
<br />
ĐTB<br />
3,54<br />
3,50<br />
<br />
ĐLC<br />
0,93<br />
0,88<br />
<br />
3,55<br />
<br />
0,89<br />
<br />
ỨNG PHÓ VỚI NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG HỌC TẬP CỦA SV NĂM THỨ NHẤT…<br />
<br />
Thái<br />
độ<br />
<br />
Hành<br />
động<br />
<br />
Tôi quyết tâm tự mình nỗ lực vượt qua những khó khăn đang xảy<br />
đến với mình<br />
Tôi nỗ lực lập kế hoạch học tập mới để giải quyết khó khăn của mình<br />
Tôi bình tĩnh xem xét mình nên phải làm gì tiếp theo để giải quyết<br />
khó khăn của mình<br />
Tôi hành động tích cực để cải thiện tình hình<br />
Tôi sắp xếp lại việc học tập của mình và ưu tiên những việc cần phải<br />
giải quyết ngay<br />
Tôi tham gia vào các câu lạc bộ học tập, diễn đàn và hội thảo trao đổi<br />
về học tập<br />
TBC 3 mặt<br />
<br />
97<br />
<br />
3,34<br />
<br />
0,91<br />
<br />
3,23<br />
3,21<br />
<br />
0,86<br />
0,89<br />
<br />
3,10<br />
3,29<br />
<br />
0,92<br />
0,93<br />
<br />
3,20<br />
<br />
0,95<br />
<br />
3,32<br />
<br />
0,90<br />
<br />
Bảng 2 cho thấy với ĐTB cả 3 mặt là 3,32, nhìn chung cách ứng phó “Tích cực chủ<br />
động” được các em sử dụng ở mức độ cao. Cụ thể, có tới 275 SV (65,1%) sử dụng ở<br />
mức độ cao (ĐTB>3,0); 52 SV (12,3%) mức rất cao (ĐTB>4,0); 68 SV (16,1%) mức<br />
trung bình (ĐTB