intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

ƯƠNG TÔM CÀNG XANH TỪ BỘT LÊN GIỐNG – NHẰM ĐẠT HIỆU QUẢ KINH TẾ CAO HƠN

Chia sẻ: Nguyen Phuong Ha Linh Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

141
lượt xem
35
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Không giống như tôm sú về đặc tính sinh học, tôm càng xanh ngay từ trong trại sản xuất giống đã xuất hiện sự phân đàn, thể hiện rõ nhất sau mỗi lần lột xác, sự phân ly kích thước càng sâu sắc hơn. Xuất hiện nhiều giai đoạn, trong thời gian kéo dài, do đó mặc dù cùng độ tuổi, ấu trùng có sự chênh lệch về thời gian chuyển postlarvae, kích thước và chiều dài cá thể…

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: ƯƠNG TÔM CÀNG XANH TỪ BỘT LÊN GIỐNG – NHẰM ĐẠT HIỆU QUẢ KINH TẾ CAO HƠN

  1. ƯƠNG TÔM CÀNG XANH TỪ BỘT LÊN GIỐNG – NHẰM ĐẠT HIỆU QUẢ KINH TẾ CAO HƠN Không giống như tôm sú về đặc tính sinh học, tôm càng xanh ngay từ trong trại sản xuất giống đã xuất hiện sự phân đàn, thể hiện rõ nhất sau mỗi lần lột xác, sự phân ly kích thước càng sâu sắc hơn. Xuất hiện nhiều giai đoạn, trong thời gian kéo dài, do đó mặc dù cùng độ tuổi, ấu trùng có sự chênh lệch về thời gian chuyển postlarvae, kích thước và chiều dài cá thể… Từ đó, khởi đầu cho một quá trình phân đàn theo giới tính, trọng lượng, kích thước, có sự chênh lệch kích thước giữa con khỏe và con yếu, kéo dài đến giai đọan trưởng thành. Đó là những yếu tố quan trọng nhất góp phần làm cho các mô hình nuôi tôm càng xanh rất khó khăn khi triển khai, tỉ lệ sống sau thời gian nuôi thường thấp, quá trình lột xác không đồng đều, hình thành nhiều kích cỡ khác nhau, dẫn đến tình trạng con lớn ăn thịt con bé hơn. Sự phát triển không đồng đều về kích thước, trọng lượng, làm xuất hiện cá thể còi, chai, chậm lớn
  2. do thiếu thức ăn, do tăng trưởng cục bộ ở một số cá thể đầu đàn tranh giành thức ăn. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, sản lượng, sự tồn tại và hiệu quả kinh tế của mô hình. Như vậy, việc thực hiện khâu ương tôm càng xanh từ bột lên giống nhằm hạn chế những khó khăn và hướng các mô hình nuôi tôm càng xanh theo tiêu chí an toàn, bền vững, đạt hiệu quả kinh tế cao hơn. Kỹ thuật ương được bắt đầu từ khâu chọn dụng cụ ương. Đối với tôm càng xanh, có thể thực hiện ương trong ao, bể ciment, bể bạt, vèo lưới, hoặc quây một góc ao nuôi làm nơi ương tôm con. Đối với mô hình ương trong ao, cần phải thực hiện công đoạn cải tạo gồm xả cạn nước, sên vét bùn, xảm mọi, gia cố bờ, cống. Tiến hành bón vôi, dùng vôi nông nghiệp bón lượng 7-10kg/100m2 ao, phơi nắng 5-7 ngày, tiến hành gây màu nước bằng phân chuồng lượng 25- 30kg/100mét vuông hoặc phân DAP lượng 300-500g/100 mét vuông ao, khi nước có màu xanh noãn chuối thì tiến hành thả giống. Đối với mô hình ương trong bể ciment, bể bạt, vèo lưới thì cần giữ mức nước trong môi trường ương ít nhất đạt độ sâu 0.5m, có sục khí liên tục, chủ động bố trí nơi thông thoáng, ánh sáng vừa phải. Dù ương trong mô
  3. hình nào, cũng cần bố trí chất chà trong dụng cụ ương. Chất chà làm bằng lưới cước, tre gai, tàu dừa… Diện tích chà chiếm 50-60% so với diện tích ao, nên bó chà thành cụm, dễ dàng quản lý. Mặt nước khu ương tôm, nên thả lục bình chiếm 50-70%. Mật độ ương tùy theo dụng cụ, môi trường , điều kiện cơ sở vật chất, khả năng nắm bắt kỹ thuật, đầu tư…mà linh động điều chỉnh cho hợp lý. Đối với ương trực tiếp trong ao, mật độ ương duy trì ở mức 300- 500 con/mét vuông. Trong bể bạt, bể ciment, vèo lưới, ương với mật độ 2000-3000con/mét vuông. Nên chọn tôm bột khỏe mạnh, đã qua giai đoạn thuần độ mặn, đồng đều cỡ loại, tuổi, tôm ương tốt nhất chọn cỡ P12-15. Chọn thời điểm sáng sớm hoặc chiều mát để thả giống, không thả giống khi trời nắng nóng, trời mưa. Nếu vận chuyển giống nơi xa về, không thả tôm bột ra dụng cụ ương ngay, cần thả bao oxy xuống mô hình ương, để khoảng 15- 30 phút, cho 2 môi trường cân bằng, tôm bột có thời gian điều chỉnh theo những thông số mới. Chọn nơi sạch, xa cống cấp, thoát, xa bờ để thả giống. Thức ăn trong giai đoạn ương gồm thức ăn sống: trùn chỉ; thức ăn thực vật: cám, khoai, bánh dầu và thức ăn công nghiệp dạng viên.
  4. Thức ăn là thịt nhuyễn thể như mực, trai, nghêu. Thức ăn là cá, tép, ruốc. Lượng ăn mỗi ngày chiếm 15-20% so với trọng lượng thân tôm. Thức ăn nên cho vào trong vó, máng ăn, sàng ăn, để dễ dàng điều chỉnh theo nhu cầu sử dụng của tôm bột. Trong quá trình ương, nên chủ động đình kỳ thay nước mỗi tuần 2-4 lần, căn cứ tùy theo chất lượng môi trường nuôi. Mỗi lần thay từ 30-50% lượng nước ao nuôi, chăm sóc và quản lý thức ăn tránh dư thừa, quản lý màu nước, chủ động định kỳ bổ xung trong thức ăn Vitamine C, Ca/P, Premix… lượng bình quân 1-3g/kg thức ăn. Sự phát triển, tỉ lệ sống, độ đồng đều trong quá trình ương tôm càng xanh lệ thuộc và chịu ảnh hưởng rất nhiều từ môi trường ương, mật độ ương, thức ăn, chăm sóc, quản lý… Trong đó chịu ảnh hưởng trực tiếp và nhiều nhất, rõ nhất từ đặc tính sinh học của loài. Sự phân ly tính trạng đực cái, hình thành nhiều cỡ, loại, xuất hiện cá thể vượt đàn, cá thể chai còi, chậm lớn… Mức độ phân đàn được hạn chế tối đa, nếu người ương nắm vững kỹ thuật, chăm sóc quản lý môi trường tốt, cho ăn đủ chất, lượng, thành phần, thức ăn được phân bổ đồng đều trong ao, hồ ương. Sau thời gian ương 25-30 ngày, tùy theo
  5. điều kiện mỗi nơi, tôm giống đạt kích thước 2-3cm có thể thu hoạch đem đi nuôi thịt.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2