intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vận dụng tốc độ chụp (phần III)

Chia sẻ: Bibo Bibo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

74
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

1. Ảnh Light Painting hay “vẽ tranh” bằng ánh sáng Light Painting là một kỹ thuật kết hợp giữa sử dụng đèn hay vật liệu phát sáng nào đó để vẽ hình hoặc viết chữ trong không trung và phơi sáng trong thời gian dài. Chúng ta đều biết tốc độ chụp chính là khoảng thời gian từ khi màn trập mở ra cho tới khi đóng lại. Và trong suốt quãng thời gian này, bất kỳ nguồn ánh sáng nào từ bên ngoài lọt vào trong máy ảnh đều sẽ được cảm biến ghi lại. Bằng cách kéo dài thời...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vận dụng tốc độ chụp (phần III)

  1. Vận dụng tốc độ chụp (phần III) 1. Ảnh Light Painting hay “vẽ tranh” bằng ánh sáng Light Painting là một kỹ thuật kết hợp giữa sử dụng đèn hay vật liệu phát sáng nào đó để vẽ hình hoặc viết chữ trong không trung và phơi sáng trong thời gian dài. Chúng ta đều biết tốc độ chụp chính là khoảng thời gian từ khi màn trập mở ra cho tới khi đóng lại. Và trong suốt quãng thời gian này, bất kỳ nguồn ánh sáng nào từ bên ngoài lọt vào trong máy ảnh đều sẽ được cảm biến ghi lại. Bằng cách kéo dài thời gian phơi sáng, một người có thể viết lần lượt từng chữ cái để tạo thành một từ dài – miễn làm sao bắt đầu và kết thúc trong khi màn trập còn đang mở - và máy ảnh sẽ ghi lại được hết trên một tấm hình. Cách chụp như sau: Nên chụp vào buổi tối, chọn nơi có hậu cảnh đơn giản, đồng màu, hạn chế - các nguồn sáng, chủ thể không liên quan. Người vẽ hình (viết chữ) mặc trang phục đồng màu với hậu cảnh là tốt - nhất. Người vẽ hình (viết chữ) sử dụng đèn LED hoặc đèn pin có nguồn sáng tập - trung, đứng vào khung hình. Người chụp thiết lập máy ở chế độ M (chỉnh tay hoàn toàn), thời gian chụp - là vài giây tùy theo độ dài của hình vẽ (chữ viết). Người vẽ hình (viết chữ) nên vẽ (viết) thử vài lần để người chụp đếm giờ trước. Người chụp thiết lập máy ở ISO Auto, độ mở ống kính từ f/3.5-5.6 để đảm - bảo vùng DOF đủ dày, bao trọn được toàn bộ hình vẽ (chữ viết).
  2. Người vẽ hình (viết chữ) đứng vào trong khung hình đã bố cục cẩn thận. - Người chụp lấy nét vào người vẽ hình (viết chữ) và đo sáng sao cho EV = -1. Chuyển máy sang chế độ MF (manual focus). Người chụp hình ra hiệu bắt đầu chụp thì người vẽ hình (viết chữ) bắt đầu - vẽ (viết), sao cho thời gian bắt đầu và kết thúc nằm trọn trong khoảng thời gian màn trập mở ra rồi đóng lại. Và phải canh làm sao để khung hình đủ rộng để bao trọn được hết cả hình vẽ (chữ viết). Nếu người vẽ hình (viết chữ) di chuyển đủ nhanh và nhịp nhàng thì khi - chụp xong, hình chụp sẽ có chữ viết với độ sáng đều nhau, người vẽ (viết) sẽ chỉ là một chiếc bóng lờ mờ lẫn vào trong hậu cảnh. Nếu người vẽ (viết) hiện ra quá rõ, có thể dùng phần mềm để xử lý hậu kỳ rất đơn giản. Đây cũng là lý do người vẽ (viết) cần phải mặc trang phục đồng màu với hậu cảnh, và hậu cảnh nên đơn giản, tối màu. 2. Ảnh bay Có lẽ bây giờ mới nói về ảnh bay thì đã không còn hợp thời nữa. Tuy nhiên, GenK vẫn xin được hướng dẫn các bạn cách chụp ảnh một thời rất thịnh hành này, để nắm được rõ hơn sức mạnh và cách sử dụng tốc độ chụp sao cho hữu ích. Ảnh bay đơn giản là ảnh “đóng băng” một chuyển động trên không trung. Điều quan trọng nhất nằm ở sự tự nhiên trong chuyển động của chủ thể, và các chi tiết hợp lý, ăn khớp với không gian xung quanh (ví dụ tóc không bị bay ng ược lên phía trên…) Điều này đòi hỏi chủ thể phải thực sự biết “diễn”, động tác bay phải thanh thoát, khi bật lên độ cao tối đa trong không trung phải đạt được tư thế thoải mái và thần thái gương mặt tự nhiên như khi đang đứng trên mặt đất. Về phía người chụp, khi chọn khung cảnh cần lưu ý góc chụp sao cho có sự tách biệt thật rõ ràng giữa phần mặt đường bên dưới và chủ thể đang bay. Bởi nếu
  3. không, vì tính chất 2D của ảnh chụp, người xem sẽ không nhận thấy rõ ràng rằng chủ thể đang bay trên không trung. Ở ảnh bay này, gương mặt và dáng điệu của chủ thể hơi cứng, và đặc biệt vì phần mặt đất bên dưới lấp hết chiều ngang khung hình cũng như trải dài về phía sau theo hướng dốc dần lên, nên dễ gây cảm giác rằng chủ thể chỉ cách phần cao nhất của mặt đất một chút xíu. Nguồn ảnh: Internet. Chủ thể không nên chọn những bộ trang phục có quá nhiều chi tiết dễ bị hất - ngược lên trên trong lúc bay như vòng cổ, dây thắt lưng dài,… Người chụp bố cục khung hình, bàn luận với người bay về hành động họ sẽ - làm trong không trung sao cho phù hợp với khung cảnh xung quanh. Chuyển máy về chế độ Tv (Ưu tiên tốc độ chụp), thiết lập tốc độ chụp - 1/250s hoặc để ISO auto sao cho tốc độ chụp tối thiểu (minimun shutter speed) l à 1/250s. Chế độ bắt nét liên tục (AF-C hay AI Servo). Chế độ chụp liên tục (Continuous shooting). Người bay đứng vào khung hình theo tư thế chuẩn bị bật nhảy. Người chụp - lấy nét và khóa nét vào phần đỉnh đầu của người bay. Mục đích là để khi người bay bật nhảy lên cao, máy sẽ không phải căn chỉnh lại nhiều để bám theo đối tượng lấy nét. Đếm 1… 2… 3, người bay vừa nhún chân xuống để bật nhảy là người chụp - bấm chụp liên tục luôn cho tới khi người bay chạm đất. Để ảnh bay đạt được hiệu quả ưng ý, máy ảnh cần phải là loại có khả năng - chụp nhanh (từ 4 khung hình/giây trở lên). Cũng nên lựa chọn loại thẻ nhớ có tốc
  4. độ đọc/ghi cao nếu không muốn sau khi chụp xong, phải ngồi đợi một lúc cho tới khi máy ghi xong dữ liệu vào thẻ. Có rất nhiều bạn thử cố gắng chụp ảnh bay bằng máy du lịch nhưng không - thành công. Nguyên nhân chủ yếu là do tốc độ chụp liên tiếp của máy du lịch quá thấp, và độ trễ từ khi canh nét – bấm chụp tới khi máy thực sự chụp là rất lớn. Bởi vậy nên nếu muốn chụp ảnh bay bằng máy du lịch (không có các chế độ chụ p Ưu tiên và chỉnh tay hoàn toàn), bạn đọc nên chuyển máy về chế độ chụp Sport (hoặc Pet / Baby) và thử trước vài lần, mỗi lần từ lúc canh nét – bấm chụp tới khi máy thực sự chụp hãy lẩm nhẩm đếm trong đầu để ước lượng khoảng thời gian trễ giữa chúng. Vì máy du lịch không thể chụp liên tiếp ở tốc độ cao nên cần phải “tiết kiệm” số lần chụp. Thay vì bấm và giữ nút chụp ngay từ lúc người bay nhún chân giậm nhảy, hãy đợi tới khi người bay bắt đầu bật chân lên thì hãy bấm máy. Cũng tránh đứng từ xa zoom máy lại gần, vì càng zoom xa thì độ mở ống kính càng khép lại, tốc độ chụp sẽ càng bị giảm xuống. 3. Ảnh chụp pháo hoa Pháo hoa về bản chất cũng là một cảnh chuyển động, và một tấm hình chụp pháo hoa đẹp là tấm hình ghi lại được chuyển động đó. Tuy nhiên, các loạt pháo hoa thường được bắn nối tiếp nhau, và nếu chọn thời gian chụp quá dài thì sẽ dễ dẫn đến hiện tượng chồng chéo hình, không đẹp. Vì thế, thời gian chụp phải dài nhưng vừa đủ. Cách chụp như sau: Sử dụng tripod vì thời gian chụp thường kéo dài vài giây. - Thiết lập ISO thấp nhất có thể. - Đưa máy về chế độ lấy nét bằng tay (manual focus), vặn vòng lấy nét về - biểu tượng + ∞.
  5. Chuyển máy về chế độ chụp Manual. Thiết lập độ mở ống kính từ f/8 – - f/11. Sử dụng dây bấm mềm để có thể lựa chọn thiết lập tốc độ dạng Bulb (ký - hiệu bằng chữ B). Tốc độ chụp Bulb là tốc độ chụp mà máy không giới hạn khoảng thời gian cụ thể. Màn trập mở ra khi ta bấm chụp rồi giữ nguyên phím chụp, và đóng lại khi ta nhả phím chụp ra. Để chụp ảnh pháo hoa, ta bấm phím chụp ngay khi pháo hoa sắp sửa nổ (thường nghe thấy tiếng rít chíu chíu), nhớ giữ nguyên tay bấm phím chụp cho đến khi pháo nổ vào rơi thành từng dải xuống, lúc đấy hãy nhả nút chụp ra. Khoảng thời gian này thường kéo dài khoảng vài giây. Bạn cũng có thể thử nghiệm với từng mức thời gian định sẵn để xem kết quả, nhưng thời gian tự định sẽ giúp bạn được chủ động hơn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2