intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Về thể loại ảnh B

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

71
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thời gian - Ảnh: Chu Đức Hòa Triển lãm ảnh nghệ thuật toàn quốc lần thứ 24 do Bộ Văn hóa – Thông tin và Hội NSNAVN tổ chức, đã có một bước tiến bộ đáng kể. Đó là việc phân thành hai thể loại ảnh A và B để việc thẩm định công bằng hơn, chính xác hơn. Theo giải thích của Ban tổ chức ảnh loại A là những ảnh chụp trực tiếp. Ảnh loại B là dùng phần mềm Photoshop để tạo nên tác phẩm....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Về thể loại ảnh B

  1. Về thể loại ảnh B Thời gian - Ảnh: Chu Đức Hòa Triển lãm ảnh nghệ thuật toàn quốc lần thứ 24 do Bộ Văn hóa – Thông tin và Hội NSNAVN tổ chức, đã có một bước tiến bộ đáng kể. Đó là việc phân thành hai thể loại ảnh A và B để việc thẩm định công bằng hơn, chính xác hơn. Theo giải thích của Ban tổ chức ảnh loại A là những ảnh chụp trực tiếp. Ảnh loại B là dùng phần mềm Photoshop để tạo nên tác phẩm. Người viết bài này không có ý định so sánh giá trị của các loại, chủ yếu bàn về ảnh thể loại B, thể loại sử dụng kỹ xảo phần mềm Photoshop.
  2. Nhờ kỹ thuật này mà người ta có thể thêm bớt, xóa bỏ, hoặc lắp ghép thêm, cũng như thay đổi màu sắc hình dáng, bố cục, đường nét... Có người cho rằng, đây là một thể loại ảnh mới. Tôi không nghĩ như vậy. Lịch sử nhiếp ảnh thế giới đã chứng minh rằng từ xa xưa các nhà nhiếp ảnh đã từng sử dụng kỹ xảo để xóa bỏ, lắp ghép, thêm bớt, thay đổi màu sắc, hình dáng... bằng thủ công. Năm 1923 nhà nhiếp ảnh Mỹ Hanah Hoech đã cắt nhiều ảnh ghép lại với nhau để tố cáo sự bóc lột dã man của giai cấp tư sản với tác phẩm “Nhà triệu phú”. Ở Việt Nam, năm 1957 nhiếp ảnh gia Trần Lợi sáng tạo ra tác phẩm “Mùa lúa chín” đã đoạt huy chương vàng ở Maxitcova bằng cách ghép đôi chim bồ câu đang bay lượn trên những bông lúa vàng mẩy hạt. Cũng bằng phương pháp thủ công người ta đã tạo được ảnh phân sắc độ (Posterization) như bức ảnh chân dung cô gái của John Hedgecoe và ảnh bán âm màu (Solarization). Nó thuộc loại ảnh đồ họa... Đưa ra những thí dụ trên để thấy rằng sử dụng phần mềm Photoshop của kỹ thuật số không phải là việc làm quá mới mẻ đối với các nhà nhiếp ảnh. Nhưng rõ ràng nó là một công nghệ tinh xảo được phát triển trên cơ sở của những thao tác thủ công. Nó không mới, nhưng rất tiên tiến, kỹ xảo nhanh hơn, chính xác hơn và đẹp hơn rất nhiều so với làm
  3. thủ công. Đó là lợi thế vượt trội của Photoshop. Trong thế giới hiện đại, nếu nhà nhiếp ảnh nào nắm vững, hiểu rõ, thao tác thành tạo kỹ thuật phần mềm Photoshop, càng rất có lợi đóng góp đáng kể cho sự phát triển của nền nghệ thuật nhiếp ảnh nước ta. Nhưng điều quan trọng là sử dụng phần mềm Photoshop vào nhiếp ảnh như thế nào là hợp lý, logíc, khiến cho người xem rung động. Ở đây cần phân biệt hai trường hợp: - Một là: Khi nhà nhiếp ảnh chụp một đối tượng thực như chụp ảnh Hồ Gươm đúng vào hôm trời mây trắng, mọi chi tiết, từng là cây ngọn cỏ có độ tương phản rõ ràng. Nhưng nền trời mây trắng. Muốn cho cảnh Hồ Gươm đẹp, nhà nhiếp ảnh dùng phần mềm Photoshop, thay nền trời trắng đơn điệu bằng bầu trời xanh với những đám mây trắng như bông đang bồng bềnh trôi (chú ý ghép chính xác từng lá cây ngọn cỏ). Ngược lại cũng chụp ảnh Hồ Gươm vào lúc trời âm u, ánh sáng tản, bầu trời trắng đục, ghép bầu trời xanh những đám mây trắng lơ lửng, là một việc làm bất hợp lý, phi thực tế...
  4. Qua hai thí dụ trên, cho thấy bức ảnh “Công việc thời hiện đại” của Trần Hữu Cường tại triển lãm lần 24 là một bức ảnh không đúng quy luật của ánh sáng. Đó là hai người thợ ngồi lơ lửng trên không sơn tường. Người thợ sơn trên cao góc phải, có bóng đổ nhẹ sang phải. Trong lúc đó bóng cánh tay người thợ sơn dưới, góc trái đổ xuống dưới. Trong một nguồn sáng trời lại có bóng đổ hai hướng khác nhau. Bức ảnh “Thảm xanh Tam Đảo” của Võ Huy Cát bốn người điều khiển máy ở tiền cảnh bóng đổ ngang dài sang trái, còn hai người ở trung cảnh, bóng đổ dài thẳng hàng với người. Còn hậu cảnh không có bóng hoặc bóng đổ lờ mờ, vì cảnh này chụp vào lúc ánh sáng tản. Như vậy bức ảnh này chụp sân golf Tam Đảo được ghép ba phần ảnh với ba loại ánh sáng khác nhau. Một việc làm cẩu thả không thể chấp nhận được. Còn bức ảnh “Vào cuộc” của Chính Hữu là một bức ảnh ghép phi thực tế. Ba chú voi có người ngồi ở phía sau là chụp ngược sáng, toàn bộ voi, người chuìm trong bóng tối. Trong lúc đó ông già thổi tù và (tên của ông là Y Prong Êban) ở phía trước, góc trái dưới là ánh sáng chiếu chếch bên (mặt ông già sáng hai phần ba). Thực ra ông già thổi tù và được cắt ra từ bức ảnh “dũng sĩ bắt voi” của Chính Hữu đã được bằng tưởng lệ tại cuộc triển lãm ở thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 27 năm 2002. Bức ảnh này thể hiện tay trái ông già đang cầm tù và và thổi mắt
  5. hướng về trái, đằng sau là chú voi. Khi ghép vào bức ảnh “Vào cuộc”, Chính Hữu lọng bỏ đầu voi và quay mặt ông già về phía phải, thành ra ông già trong bức ảnh này cầm tù và tay phải. Để chứng minh điều này là đúng, tôi xin dẫn ra đây bài viết “Ảnh nhái vẫn đoạt giải” của Đặng Bá Tiến đăng báo Lao động số 192/2006 ra ngày 14/7/2006, trong đó Đặng Bá Tiến nói “... bức ảnh này của Chính Hữu nhái lại bức ảnh của Trần Tấn Vịnh, giải nhất của Đăk Lăk năm 2000...”. Ngoài những bức ảnh nêu trên còn có mổ số ảnh chụp trực tiếp, nhưng khi lắp ghép không ăn nhập với thực tế, khiến người xem cảm thấy khó chịu. - Hai là: Nếu trường hợp một, chụp trực tiếp đối tượng thực, khi cần lắp ghép, thêm bớt, nhất thiết phải tuân thủ đầy đủ các quy luật. Điều chủ ysu là thể hiện được ý tưởng của người sáng tác. Ý tưởng tác phẩm càng sâu sắc, mang tính nhân bản cao cả, có tác dụng động viên cổ động lớn đối với quảng đại quần chúng, bức ảnh càng có giá trị. Loại ảnh này ngay từ năm 1932, nhà nhiếp ảnh Thụy Sỹ John Hearfield, bằng phương pháp cắt ghép thủ công đà hoàn thành tác phẩm “Ý nghĩa
  6. vụ thảm sát ở Geneve hôm 27/11/1932”. Đó là bức ảnh mô tả một con chim bồ câu trắng, bị một lưỡi lê cắm vào tòa nhà tren nóc cắm cờ của Đức Quốc xã. Phía trên góc phải có câu: Wo das kapital lebt Kann der Friede nicht lebt! (dịch nghĩa: ở đâu có tư bản sống, ở đó không thể có hòa bình) Ở nước ta, những năm gần đây, thể loại ảnh này đang phát triển. Một số nghệ sĩ ghép các ảnh lại với nhau, hoàn toàn không theo đúng qui luật của nhiếp ảnh, nhưng nội dung tác phẩm có sức lay động lớn. Vì nói lên được ý tưởng của tác giả như bức ảnh “Em bé ôm quả địa cầu” với lời chú thích “Trái đất này là của chúng em”. Hay bức ảnh “Thảm họa”. Tiền cảnh là khu rừng cháy rụi với ngọn lửa đỏ cháy rừng rực. Đằng sau là khuôn mặt to của em bé đang gào thét. Bức ảnh đã gây xúc động, mặc dầu không thực. Nhưng ý tưởng tác phẩm lớn: Rừng cháy không chỉ có tác hại hôm nay, mà còn gây bão lụt, lũ quét trong tương
  7. lai. Trong triển lãm lần thứ 24, có nhiều tác phẩm ghép ảnh, rất đáng quan tâm như các bức “Chu kỳ sinh học” (quá trình sống) của Nguyễn Dần. Hay “Thời gian” của Chu Đức Hòa. Thời gian làm cho con người thay đổi, già đi theo năm tháng. Hoặc “Khi rừng mất màu xanh” của Trần Phong. Rừng không còn màu xanh, hoặc rừng bị đốt cháy, hoặc bị chặt phá ắt dẫn đến hạn hán, lụt lội... Tất cả những bức ảnh nói trên dùng phần mềm Photoshop ghép ảnh, thêm bớt... về quy tắc không đúng, sai thực tế, nhưng nó mang đến cho người xem những rung cảm thực sự. Bởi đó không còn là bức ảnh truyền thống mà là ảnh áp phích có sức lay động lương tâm hàng triệu trái tim. Trong thế giới hiện đại, kỹ thuật số ngày càng tiên tiến, thể loại ảnh áp phích ở các nước phương Tây phát triển khá mạnh, mang đến cho công chúng những suy tư, cảm xúc trào dâng, bởi y tư tưởng mang tính giáo dục lớn lao và tính nhân văn cao cả của tác phẩm.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2