Vi nhựa - độc chất trong môi trường
lượt xem 1
download
Báo cáo này đánh giá những tiến bộ gần đây trong việc xác định nguồn gốc của vi nhựa, mô tả sự vận chuyển và đường đi của vi nhựa trong các hệ sinh thái. Bên cạnh đó, nghiên cứu này còn làm sáng tỏ các tương tác của vi nhựa với các chất ô nhiễm khác trong môi trường cung cấp một cái nhìn mới sâu sắc hơn về các rủi ro của vi nhựa trong môi trường sinh thái. Các tác động tiêu cực của vi nhựa đối với sinh vật và sức khỏe môi trường cũng được quan tâm xem xét.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Vi nhựa - độc chất trong môi trường
- VI NHỰA – ĐỘC CHẤT TRONG MÔI TRƯỜNG Nguyễn Hữu Vinh 1, Nguyễn Thị Bích Trâm 2 1. Lớp CH21MT01, Trường Đại học Thủ Dầu Một; 2. Trường Đại học Thủ Dầu Một TÓM TẮT Ngày nay, càng nhiều vi nhựa (Microplastics-MPs) được thải vào môi trường do việc sử dụng và quản lý sản phẩm nhựa chưa phù hợp. Với ngày càng nhiều bằng chứng về ô nhiễm và mối nguy hiểm của vi nhựa, vi nhựa đã thu hút sự chú ý lớn từ các chính phủ và cộng đồng khoa học kỹ thuật. Là một loại chất ô nhiễm môi trường mới có khả năng tồn tại lâu dài, vi nhựa gần đây đã được phát hiện trên nhiều chất nền. Báo cáo này đánh giá những tiến bộ gần đây trong việc xác định nguồn gốc của vi nhựa, mô tả sự vận chuyển và đường đi của vi nhựa trong các hệ sinh thái. Bên cạnh đó, nghiên cứu này còn làm sáng tỏ các tương tác của vi nhựa với các chất ô nhiễm khác trong môi trường cung cấp một cái nhìn mới sâu sắc hơn về các rủi ro của vi nhựa trong môi trường sinh thái. Các tác động tiêu cực của vi nhựa đối với sinh vật và sức khỏe môi trường cũng được quan tâm xem xét. Từ khóa: Microplastics, MPs, vi nhựa. 1. GIỚI THIỆU Nhựa có mặt ở khắp mọi nơi trong trên trái đất từ các loại bao bì đóng gói, vật dụng trong gia đình, cho đến các loại quần áo mà chúng ta sử dụng hàng ngày, … Loại vật liệu này khó bị phân hủy mà theo thời gian dưới tác động của một số yếu tố như nhiệt độ, độ ẩm, tia cực tím, … chúng phân ra thành những mảnh với kích thước
- rạch gần các nhà máy trên sông Sài Gòn bị nhiễm bẩn các loại hạt vi nhựa có nguồn gốc từ dệt may (Lisa Lahens và nnk., 2018). Mức độ nhiễm bẩn vi nhựa trong cát bãi biển tại khu vực thành phố Vũng Tàu và huyện Gò Công, tỉnh Tiền Giang cũng ở mức khá cao, với thành phần chủ yếu là các loại nhựa Polyethylene, Polypropylene, Polystyren (Tô Thị Hiền và nnk., 2020). Hình 1. Việt Nam là một trong năm quốc gia thải rác nhựa ra môi trường biển nhiều nhất thế giới (Statista, 2010) 2. NGUỒN GỐC CỦA VI NHỰA 2.1. Nguồn gốc của hạt vi nhựa trong đất Nguồn gốc của các hạt vi nhựa có trong đất có thể phân ra theo nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc nhân tạo, nhưng chủ yếu là nguồn gốc nhân tạo. Các nguồn này bao gồm chất thải công nghiệp, nông nghiệp hoặc có liên quan đến hoạt động sống của con người. Một số con đường mà các chất thải này phát tán vào môi trường đất như: rác thải nhựa công nghiệp, rác thải nông nghiệp (bao bì nhựa, vỏ hộp thuốc trừ sâu, vỏ hộp thuốc bảo vệ thực vật, bón phân hữu cơ, …), rác thải từ quá trình sinh hoạt của con người (xả rác bừa bãi, vỏ chai nước ngọt, vỏ hộp đựng thức ăn, …), các chất thải nhựa này được thải ra ngoài môi trường, qua tác động của một số yếu tố như độ ẩm, nhiệt độ mà chúng phân tách cơ học thành các mảnh nhỏ hơn, tạo nên các hạt vi nhựa. Hình 2. Rác thải nhựa trên mặt đất (vietnamnet.vn, 2019) 144
- Ngoài ra, các hạt này còn được thải trực tiếp ra ngoài môi trường đất cùng với bùn thải (trực tiếp). Các nhà máy xử lý nước thải sẽ lắng các hạt nhựa cùng với bùn thải, sau đó bùn thải này được thải ra ngoài môi trường, hay ứng dụng làm phân bón. Theo nghiên cứu của Mahon và cộng sự năm 2017, các hạt Vi nhựa được phát hiện bên trong bùn thải từ các nhà máy xử lý nước thải vào khoảng 15.385 hạt/kg (Anne Marie Mahon và nnk., 2016). Ngoài ra theo một số nghiên cứu, nước thải từ các hộ gia đình cũng chứa khoảng 627.000 hạt/m3 (Marius Majewsky và nnk., 2016). 2.2. Nguồn gốc của hạt vi nhựa trong nước Môi trường nước được xem là một hệ thống lưu giữ và vận chuyển các hạt vi nhựa. Nguồn gốc của các hạt này trong nước là vô cùng phong phú. Các loại chất thải nhựa có kích thước lớn có thể được thải ra trực tiếp vào bên trong nguồn nước, từ quá trình xử lý không đầy đủ, từ các bãi tập trung rác, nước thải hộ gia đình hoặc do sự thất thoát trong các hoạt động nông nghiệp như thoát nước nông nghiệp, bón phân, … Một cuộc điều tra của Murphy và cộng sự năm 2017, đã phát hiện ra rằng, có khoảng 6,5x107 hạt Vi nhựa/ngày được xả trực tiếp vào nguồn nước tiếp nhận từ một nhà máy xử lý nước thải thứ cấp lớn ở Glasgow, Scotland, trong khi đó, tỷ lệ xử lý các hạt này có thể lên đến 98,41% do đó, có thể nói rằng, nguồn gốc của các hạt vi nhựa có liên quan đến các nhà máy xử lý nước thải (Fioon Murphy và nnk., 2017). Rác thải nhựa ngày càng gây nhiều ảnh hưởng đến môi trường, đặc biệt là các hệ sinh thái biển và ven biển. Hàng năm đại dương nhận khoảng 4,8 đến 12,7 triệu tấn rác thải nhựa từ đất liền từ các hoạt động đánh bắt thủy hải sản, du lịch, đặc biệt là lượng rác thải sinh hoạt, công nghiệp ngày càng gia tăng (Jenna R. Jambeck và nnk., 2015). Vi nhựa rất phổ biến trong môi trường biển và đại dương, chúng có thể trôi nổi trên bề mặt đại dương hay lắng đọng trong trầm tích ở khắp các đại dương trên thế giới. Các nghiên cứu gần đây đã ghi nhận sự xuất hiện của vi nhựa trong cơ thể của nhiều loài cá, rùa hay chim biển, trong các loài động vật phù du và trong ruột của các loài sinh vật hai mảnh vỏ. Hạt vi nhựa tích lũy trong cơ thể sinh vật có thể tích lũy thông qua chuỗi thức ăn gây ảnh hưởng đến nhiều loài khác, kể cả con người. Hơn thế nữa, hạt vi nhựa có thể hấp phụ các chất ô nhiễm hữu cơ, kim loại nặng, Polyclorinated Biphenyls (PCBs) gây tác động có hại lên nhiều loại động vật và hệ sinh thái (Frederic Gallo và nnk., 2018). Hải sản là nguồn thực phẩm chứa hạt vi nhựa phổ biến nhất. Bởi vì các mảnh nhựa thường trôi nổi trên biển và bị cá cũng như những sinh vật khác ăn phải. Một số loài cá nhầm lẫn giữa nhựa và thức ăn dẫn đến tích tụ dần các chất độc bên trong gan cá. Hình 3. Rác thải nhựa bên trong đại dương (khoahoc.tv, 2019) 145
- Theo nghiên cứu của Trương Hữu Dực và đồng nghiệp năm 2020 về thành phần và phân bố vi nhựa trong môi trường trầm tích tầng mặt khu vực vịnh Tiên Yên, Quảng Ninh cho thấy nơi đây đã có dấu hiệu ô nhiễm vi nhựa trong môi trường trầm tích. Đặc điểm thành phần và số lượng các hạt vi nhựa tại đây tương đương với các khu vực chịu nhiều tác động của ô nhiễm rác thải nhựa trên thế giới. Phân tích thành phần hóa học cho thấy chúng có nguồn gốc liên quan đến hoạt động nhân sinh như phát triển đô thị, rác thải sinh hoạt và công nghiệp, nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản diễn ra trong khu vực (Trương Hữu Dực và nnk., 2020). 2.3. Nguồn gốc của hạt vi nhựa trong khí quyển Hình 4. Các hạt nhựa trong không khí (Stopmicrowaste.com, 2017) Trong những năm gần đây, người ta nhận ra thấy rằng càng nhiều các hạt vi nhựa được phát hiện trong bầu không khí của thành phố. Chúng có nguồn gốc từ bụi đường, bụi do ma sát lốp xe, công nghiệp dệt may, từ quá trình chôn lấp và đốt rác, hay trong các hoạt động sống hằng ngày. Một số nghiên cứu cho thấy rằng, khi chúng ta giặt quần áo sẽ giải phóng khoảng 1.900 sợi trong một lần giặt (Mark Anthony Browne và nnk., 2011). Thậm chí, với kích thước nhỏ và khối lượng nhẹ mà các hạt này đã được vận chuyện đến các vùng ngoại ô, các vùng xa xôi. 3. ĐƯỜNG ĐI CỦA VI NHỰA Các chất thải nhựa một khi đã được thải ra ngoài môi trường, chúng sẽ khó bị phân hủy hoàn toàn mà chỉ bị phân hủy cơ học (mài mòn) thành những mảnh nhựa nhỏ hơn với kích thước từ milimet thậm chí là nanomet. Như đã trình bày, các yếu tố môi trường có liên quan mật thiết với nhau, tạo thành một hệ thống thống nhất, cho nên các hạt Vi nhựa có thể xâm nhập vào nhiều loại môi trường khác nhau, từ nhiều nguồn khác nhau. Quá trình này có thể chỉ trong khoảng cách ngắn (tưới phân, cải tạo đất, …) hay trong khoảng cách dài (xói mòn, rửa trôi, nước mưa chảy tràn, …). Một số nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng tuần hoàn nhiệt và các quần thể tảo chìm đã góp phần vào việc vận chuyển và tích tụ Vi nhựa. Các Vi nhựa có mật độ cao, khối lượng nặng sẽ dễ dàng lắng đọng trong đất và có khả năng sẽ được vận chuyển vào các lớp đất sâu hơn, hay vào sâu trong lòng đại dương. 146
- Vi nhựa có thể được vận chuyển sâu vào đại dương bởi tuyết. Tuy nhiên, đại dương không phải là nơi dừng chân cuối cùng, mà chúng sẽ tiếp tục được vận chuyển đến nhiều nơi khác bằng các dòng hải lưu, hay xâm nhập vào chuỗi thức ăn. Các hạt nhẹ hơn sẽ phát tán vào bên trong khí quyển, các hạt này theo mưa và gió sẽ tiếp tục phân tán vào các môi trường khác nhau như đất, nước, xâm nhập vào chuỗi thức ăn và xâm nhập vào cơ thể người thông qua các loại rau, thịt cá mà con người tiêu thụ. Hình 5. Đường đi của Vi nhựa (Yujia Xiang và nnk, 2022) 4. SỰ TƯƠNG TÁC CỦA VI NHỰA VỚI CÁC TÁC NHÂN Ô NHIỄM KHÁC Ngày nay, cộng đồng khoa học và người dân đã ngày càng quan tâm đến những tác động tiêu cực của vi nhựa đối với động vật, thực vật, vi sinh vật, con người và môi trường. Khả năng tích lũy sinh học và phân hủy sinh học của vi nhựa cũng được phân tích, nghiên cứu kỹ lưỡng. Ngoài ra cũng có rất nhiều chất ô nhiễm hữu cơ và kim loại nặng bên trong môi trường. Vi nhựa sẽ tương tác với các chất này bằng cách hấp phụ và giải phóng, gây ra một số rủi ro nhất định cho môi trường và sinh thái. Có rất ít thông tin hay nghiên cứu về sự tương tác giữa vi nhựa và các chất ô nhiễm về mặt độc chất và tích tụ. Từ quan điểm độc chất học, tiếp xúc đồng thời với vi nhựa và các chất ô nhiễm môi trường khác có thể gây ra một số đe dọa chưa biết đối với môi trường và con người. Đóng vai trò như một chất mang, vi nhựa sẽ hấp thụ các chất ô nhiễm và sẽ vận chuyển các chất ô nhiễm xâm nhập vào các môi trường khác nhau hay xâm nhập vào cơ thể sinh vật. Có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng vi nhựa có thể hấp thụ các chất ô nhiễm hữu cơ có trong môi trường đất và môi trường nước, điều này đã làm cho nồng độ các chất ô nhiễm hữu cơ trong vi nhựa cao hơn gấp trăm thậm chí gấp ngàn lần so với nồng độ của chất ô nhiễm hữu cơ ở môi trường xung quanh. Hơn nữa, các sinh vật trong quá trình tiếp xúc với các vi nhựa đã 147
- hấp thụ chất ô nhiễm hữu cơ này vào cơ thể sẽ tích tụ độc tố của cả vi nhựa và chất ô nhiễm hữu cơ. Theo nghiên cứu của Guilhermino và cộng sự năm 2018 về ảnh hưởng của các hạt vi nhựa hấp thụ kháng sinh florfenicol trên các loài hai mảnh vỏ (ví dụ như loài hến nước) đã phát hiện ra rằng các hạt vi nhựa hấp thụ kháng sinh sẽ được tích tụ hoặc giữ lại bên trong cơ thể của hến sau khi hến tiếp nhận chúng từ trong môi trường nước. Các kết quả minh chứng rằng độc tính bắt nguồn từ hỗn hợp của vi nhựa và kháng sinh cao hơn độc tính riêng lẻ của vi nhựa và kháng sinh trên loài hến (Lúcia Guilhermino và nnk., 2018). Ziccardi và cộng sự năm 2016 đã có một bài đánh giá để kiểm tra xem các hạt vi nhựa là vectơ cho tích lũy sinh học của hóa chất hữu cơ kỵ nước trong môi trường biển. Kết quả dữ liệu nghiên cứu cho thấy sự tương tác giữa vi nhựa và chất hữu cơ kỵ nước là yếu tố làm xuất hiện các tác dụng phụ đáng kể đối với động vật trên cạn cũng như hệ sinh thái thủy sinh khi tiếp xúc với vi nhựa và chất hữu cơ kỵ nước, và con người bị phơi nhiễm thứ cấp thông qua chuỗi thức ăn. Do đó, các nghiên cứu sâu hơn là cần thiết để hiểu đầy đủ hơn về tầm quan trọng của việc tiếp xúc với các chất ô nhiễm hóa học từ các vi nhựa (Linda Ziccardi và nnk., 2016). 5. TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA VI NHỰA 5.1. Ảnh hưởng của vi nhựa đối với con người Con người hấp thụ vi nhựa có thể thông qua nhiều cách khác nhau như qua đường tiêu hóa (uống nước, ăn các loại thực phẩm hoặc hải sản có chứa vi nhựa), qua đường hô hấp (hít phải bụi). Nhờ kích thước rất nhỏ mà các hạt này đi qua hệ tiêu hóa và phổi một cách dễ dàng, gây nguy cơ tổn thương các cơ quan. Cuộc điều tra của Dehghani và cộng sự năm 2017 đã ước tính rằng nồng độ của vi nhựa do hít phải bụi ở trẻ em và người lớn ở mức trung bình là 3.223 và tương ứng là 1.063 hạt mỗi năm, độc chất học qua đường hô hấp cho thấy rằng các hạt
- Hình 6. Vi nhựa có mặt trong các vật dụng hàng ngày (Stopmicrowaste.com, 2017) 5.2. Ảnh hưởng của hạt vi nhựa đối với động, thực vật Theo các nghiên cứu gần đây cho thấy rằng, tỉ lệ các hạt vi nhựa có trong môi trường ngày càng tăng, điều này gây ra mối nguy hại đối vệ hệ sinh thái, gây ra cái chết cho một số loài động vật như cá voi, rùa và chim biển. Theo nghiên cứu của Moore năm 2008 cũng như nghiên cứu của Cole và cộng sự năm 2013 cho thấy rằng: các loại động vật trên cạn và dưới nước đều lầm tưởng các hạt vi nhựa là thức ăn và đã ăn chúng (Moore, 2008; Matthew Cole và nnk., 2013). Cũng theo một số nghiên cứu, việc ăn phải các hạt này sẽ gây ra hiện tượng tắc nghẽn đường ruột hoặc các cạnh của các hạt này ma sát có thể gây ra tác động cơ học gây hư hỏng thực quản, đường ruột và hệ tiêu hóa. Ví dụ như theo nghiên cứu của Yang Song và cộng sự năm 2019 cho thấy 0,71g vi nhựa/kg đất khô gây ra tổn thương ác tính rõ rệt trong đường tiêu hóa của 40% ốc sên (Yang Song và nnk., 2019). Theo nghiên cứu của Phan Xuân Trọng năm 2019 trên loài cá Chẽm đã chỉ ra rằng các hạt này kết hợp với nhiệt độ môi trường đã gây tác động đến sinh trưởng của cá bất kể ở nhiệt độ cao hay nhiệt độ thấp. Ngoài ra, khi các hạt này kết hợp với nhiệt độ và pyrene thì sẽ gây ra hiện tượng căng thẳng trên cá giống, khiến cá không thể sinh trưởng và lớn lên một cách bình thường, cuối cùng gây suy giảm về khối lượng và kích thước so với các con cá Chẽm được sinh sống trong môi trường bình thường (Phan Xuân Trọng, 2019). Nghiên cứu của Watts và cộng sự năm 2014, nghiên cứu trên loài cua xanh hấp thu các vi nhựa trên đường tiêu hóa cho thấy chúng gây kích thích tế bào hồng cầu, suy giảm chức năng hô hấp. Thêm vào đó, loài trai xanh cũng được phát hiện suy giảm khả năng miễn dịch và hình thành u hạt trong môi trường có thêm vi nhựa (Andrew J. R. Watts và nnk., 2014). Ngoài ra, một nghiên cứu khác cũng đã chứng minh loài cá (Oryzias latipes) ở Nhật Bản bị tổn thương tế bào gan sau khi ăn các hạt này (Yangqing Liu và nnk., 2021). Theo một thí nghiệm trên loài giun đất đã chỉ ra được những ảnh hưởng của vi nhựa trong việc sinh sôi và phát triển của giun đất, những hạt này đã gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến giun đất và gây tác động xấu đến nền sản xuất nông nghiệp (Esperanza Huerta Lwanga và nnk., 2016). Các hạt vi nhựa còn có gây tác dụng đối với cả thực vật dưới nước và thực vật trên cạn thông qua nhiều con đường khác nhau. Các hạt vi nhựa nhỏ được các loài thực vật hấp thụ vào rễ thông qua lớp lông hút. Sau khi được hấp thụ, các hạt này sẽ gây ra một số ảnh hưởng tiêu cực cho cây trồng như làm thay đổi màng tế bào hay gây nên bất lợi oxy hóa. Ngoài ra, ảnh hưởng của vi nhựa lên thực vật còn có thể ảnh hưởng gián tiếp thông qua các loại vi sinh vật, 149
- sinh vật ký sinh ở rễ cây, các hạt vi nhựa gây ảnh hưởng tiêu cực đến các loại nấm, sinh vật và vi sinh vật sống ký sinh ở rễ cây. Hình 7. Động vật ăn thải nhựa (Stopmicrowaste.com, 2017) 6. KẾT LUẬN Trong những năm gần đây, với việc sử dụng rộng rãi các sản phẩm nhựa, một khối lượng lớn chất thải nhựa được thải ra ngoài môi trường. Chất thải nhựa dưới một số tác nhân bị phân hóa thành những vi nhựa. Sự hiện diện của các hạt vi nhựa trong đất, nước và không khí cùng với kích thước nhỏ đã khiến cho các hạt vi nhựa được vận chuyển một cách dễ dàng trong môi trường. Sự hiện diện của vi nhựa trong đại dương đã được phát hiện vào đầu những năm 1970, nhưng mãi đến năm 2004, các nhà khoa học mới tiến hành nghiên cứu chuyên sâu về sự phân bố và tác động của hạt vi nhựa. Tiên phong là nghiên cứu của nhà sinh học biển Richard Thompson. Nhằm mô tả các hạt nhựa nhỏ và phân biệt chúng với các mảnh vụn nhựa lớn như lưới đánh cá, chai nhựa và bao nilon, các nhà nghiên cứu đã gọi các hạt nhựa này là vi nhựa. Những tác hại đến môi trường và phạm vi phân bố rộng rãi của vi nhựa đã thôi thúc các nhà khoa học mở rộng nghiên cứu về tính chất, mức độ ô nhiễm và tác động của vi nhựa vào các chu trình tự nhiên, hệ sinh thái và sinh vật của Trái Đất. Cho đến nay việc tìm ra cách khắc phục và biện pháp để thu hồi hạt vi nhựa triệt để vẫn chưa có vì kích thước của chúng quá nhỏ nên chúng dễ bị chôn vùi dưới các lớp đất cát và đại dương. Việt Nam là một trong mười quốc gia quản lý rác thải nhựa kém hiệu quả nhất thế giới. Song song với đó, hiện tại thông tin cũng như các nghiên cứu về an toàn nguồn nước tại Việt Nam vẫn còn hết sức khan hiếm bởi ý thức của cộng đồng về vấn đề này vẫn chưa cao. Cũng như các nghiên cứu về ảnh hưởng tiêu cực của vi nhựa đến con người và sinh vật tại Việt Nam còn hạn chế, điều này mở ra hướng đi mới về nghiên cứu những tác động, ảnh hưởng của vi nhựa đối với môi trường, con người và sinh vật. Có hay chăng sự liên quan giữa ô nhiễm vi nhựa với việc gia tăng của các loại bệnh ung thư. 150
- Bài viết này cung cấp cho người xem một cái nhìn tổng quan về nguồn gốc, đường đi và những tác động tiêu cực của vi nhựa đến con người và sinh vật, để có được góc nhìn khách quan hơn cũng như mở ra nhiều hướng nghiên cứu mới về nguồn gốc, tương tác cũng như ảnh hưởng của các hạt vi nhựa đối với sức khỏe con người. Từ đó đưa ra một số cách nhìn nhận và giải pháp nhằm hạn chế nguồn ô nhiễm này. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Browne, M. A., Crump, P., Niven, S. J., Teuten, E., Tonkin, A., Galloway, T., & Thovi nhựaon, R. (2011). Accumulation of Microplastic on Shorelines Woldwide: Sources and Sinks. Environmental Science & Technology, 45(21), 9175–9179. https://doi.org/10.1021/es201811s 2. Cole, M., Lindeque, P., Fileman, E., Halsband, C., Goodhead, R., Moger, J., & Galloway, T. S. (2013). Microplastic Ingestion by Zooplankton. Environmental Science & Technology, 47(12), 6646–6655. https://doi.org/10.1021/es400663f 3. Dehghani, S., Moore, F. & Akhbarizadeh, R. Microplastic pollution in deposited urban dust, Tehran metropolis, Iran. Environ Sci Pollut Res 24, 20360–20371 (2017). https://doi.org/10.1007/s11356- 017-9674-1 4. Gallo, F., Fossi, M., Weber, R., Santillo, D., Sousa, J., Ingram, I., Nadal, A., & Romano, D. (2018). Marine litter plastics and microplastics and their toxic chemicals components: The need for urgent preventive measures. Environmental Sciences Europe, 30. https://doi.org/10.1186/s12302-018-0139-z 5. Gouin, T., Avalos, J., Brunning, I., Brzuska, K., de, J., Kaumanns, J., Konong, T., Meyberg, M., Rettinger, K., Schlatter, H., Thomas, J., van, R., & Wolf, T. (2015). Use of micro-plastic beads in cosmetic products in Europe and their estimated emissions to the North Sea environment. SOFW- Journal, 141, 1–33. 6. Guilhermino, L., Vieira, L. R., Ribeiro, D., Tavares, A. S., Cardoso, V., Alves, A., & Almeida, J. M. (2018). Uptake and effects of the antimicrobial florfenicol, microplastics and their mixtures on freshwater exotic invasive bivalve Corbicula fluminea. Science of The Total Environment, 622–623, 1131–1142. https://doi.org/10.1016/j.scitotenv.2017.12.020 7. Hien, T., Nguyễn, N., Thu, V., Do, Q., & Nguyen, N. (2020). The Distribution of Microplastics in Beach Sand in Tien Giang Province and Vung Tau City, Vietnam. Journal of Engineering and Technological Sciences, 52, 208. https://doi.org/10.5614/j.eng.technol.sci.2020.52.2.6 8. Huerta Lwanga, E., Gertsen, H., Gooren, H., Peters, P., Salánki, T., van der Ploeg, M., Besseling, E., Koelmans, A. A., & Geissen, V. (2016). Microplastics in the Terrestrial Ecosystem: Implications for Lumbricus terrestris (Oligochaeta, Lumbricidae). Environmental Science & Technology, 50(5), 2685–2691. https://doi.org/10.1021/acs.est.5b05478 9. Jambeck, J. R., Geyer, R., Wilcox, C., Siegler, T. R., Perryman, M., Andrady, A., Narayan, R., & Law, K. L. (2015). Plastic waste inputs from land into the ocean. Science, 347(6223), 768–771. https://doi.org/10.1126/science.1260352 10. Lahens, L., Strady, E., Kieu-Le, T.-C., Dris, R., Boukerma, K., Rinnert, E., Gasperi, J., & Tassin, B. (2018). Macroplastic and microplastic contamination assessment of a tropical river (Saigon River, Vietnam) transversed by a developing megacity. Environmental Pollution, 236, 661–671. https://doi.org/10.1016/j.envpol.2018.02.005 11. Liu, Y., Qiu, X., Xu, X., Takai, Y., Ogawa, H., Shimasaki, Y., & Oshima, Y. (2021). Uptake and depuration kinetics of microplastics with different polymer types and particle sizes in Japanese medaka (Oryzias latipes). Ecotoxicology and Environmental Safety, 212, 112007. https://doi.org/10.1016/j.ecoenv.2021.112007 151
- 12. Mahon, A. M., Connell, B., Healy, M., O’Connor, I., Officer, R., Nash, R., & Morrison, L. (2016). Microplastics in Sewage Sludge: Effects of Treatment. Environmental Science & Technology, 51. https://doi.org/10.1021/acs.est.6b04048 13. Majewsky, M., Bitter, H., Eiche, E., & Horn, H. (2016). Determination of microplastic polyethylene (PE) and polypropylene (PP) in environmental samples using thermal analysis (TGA-DSC). The Science of the Total Environment, 568, 507–511. https://doi.org/10.1016/j.scitotenv.2016.06.017 14. Murphy, F., Russell, M., Ewins, C., & Quinn, B. (2017). The uptake of macroplastic & microplastic by demersal & pelagic fish in the Northeast Atlantic around Scotland. Marine Pollution Bulletin, 122(1), 353–359. https://doi.org/10.1016/j.marpolbul.2017.06.073 15. Napper, I. E., Bakir, A., Rowland, S. J., & Thovi nhựaon, R. C. (2015). Characterisation, quantity and sorptive properties of microplastics extracted from cosmetics. Marine Pollution Bulletin, 99(1), 178–185. https://doi.org/10.1016/j.marpolbul.2015.07.029 16. Phan X. T. (2019). Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ, hạt vi nhựa và chất ô nhiễm pah pyrene đến tỷ lệ sống, tốc độ tăng trưởng, khả năng bắt mồi của cá chẽm (Lates calcarifer) giai đoạn giống. Đồ án tốt nghiệp, Trường ĐH Nha Trang. 17. Song, Y., Cao, C., Qiu, R., Hu, J., Liu, M., Lu, S., Shi, H., Raley-Susman, K. M., & He, D. (2019). Uptake and adverse effects of polyethylene terephthalate microplastics fibers on terrestrial snails (Achatina fulica) after soil exposure. Environmental Pollution, 250, 447–455. https://doi.org/10.1016/j.envpol.2019.04.066 18. Trương H. D., Lưu V. D., Nguyễn Đ. T., Lê V. D., Lê T. K. L., Trần Đ. Q., & Nguyễn T. T. (2020). Đặc điểm thành phần và phân bố hạt vi nhựa trong môi trường trầm tích tầng mặt khu vực vịnh Tiên Yên. DOI: 10.36335/VNJHM.2020(719).14–25 19. Watts, A. J. R., Lewis, C., Goodhead, R. M., Beckett, S. J., Moger, J., Tyler, C. R., & Galloway, T. S. (2014). Uptake and Retention of Microplastics by the Shore Crab Carcinus maenas. Environmental Science & Technology, 48(15), 8823–8830. https://doi.org/10.1021/es501090e 20. Ziccardi, L. M., Edgington, A., Hentz, K., Kulacki, K. J., & Kane Driscoll, S. (2016). Microplastics as vectors for bioaccumulation of hydrophobic organic chemicals in the marine environment: A state-of-the-science review. Environmental Toxicology and Chemistry, 35(7), 1667–1676. https://doi.org/10.1002/etc.3461. 152
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn