intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vì sao cổ phiếu ngân hàng tăng giá

Chia sẻ: Anviet Canh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:2

418
lượt xem
103
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhìn lại thời gian hơn một năm qua, cổ phiếu của các ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) đã có những bước nhảy vọt về giá làm ngạc nhiên không chỉ những nhà đầu tư không chuyên mà cả các chuyên gia tài chính ngân hàng. Theo tôi, có bảy lý do đằng sau sự tăng gia mạnh mẽ này và các yếu tố này liên hoàn, tác động cộng hưởng và quan hệ hỗ tương

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vì sao cổ phiếu ngân hàng tăng giá

  1. Vì sao cổ phiếu ngân hàng tăng giá? Nhìn lại thời gian hơn một năm qua, cổ phiếu của các ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) đã có những bước nhảy vọt về giá làm ngạc nhiên không chỉ những nhà đầu tư không chuyên mà cả các chuyên gia tài chính ngân hàng. Theo tôi, có bảy lý do đằng sau sự tăng gia mạnh mẽ này và các yếu tố này liên hoàn, tác động cộng hưởng và quan hệ hỗ tương, gồm: 1. Nguyên nhân cốt lõi không thể chối cãi là hoạt động kinh doanh có hiệu quả cao và rất ổn định của các NHTMCP trong 4-5 năm gần đây. Khi nhìn vào tăng trưởng các mặt và lợi nhuận của các ngân hàng từ năm 2000 đến nay thì chúng ta sẽ rõ (xem biểu đồ). 2. Nguyên nhân thứ hai thoạt nhìn không quan trọng nhưng được xếp vào loại cơ bản - là nguồn gốc của mọi vấn đề - đó là nhu cầu tăng vốn điều lệ liên tục theo tốc độ tăng trưởng hàng năm của ngân hàng. Đây là một đặc thù của ngành ngân hàng so với các ngành sản xuất kinh doanh khác. Theo quy định thì các ngân hàng phải đảm bảo chỉ số vốn tự có/tổng tài sản có rủi ro trên 8%. Nói cách khác, khi ngân hàng phát triển và tài sản có tăng lên bao nhiêu thì đòi hỏi phải tăng vốn tự có lên tương ứng thông qua việc phát hành thêm cổ phiếu ra thị trường. Trong mỗi đợt phát hành, giá mà ngân hàng bán cho các cổ đông chiến lược đã tạo ra cho cổ đông mức chênh lệch giá rất cao. Thí dụ: trong năm 2005 khi ACB bán gần 10% (56.000 cổ phần) cho Standard Chartered với mức giá 6,2 triệu đồng/cổ phần thì đã tạo ra một khoản chênh lệch (premium) là (6,2 triệu - 1 triệu) x 56.000 cổ phần = 291 tỉ đồng, có nghĩa là mỗi cổ đông của ACB khi đó thụ hưởng mức lãi 44%. 3. Nguyên nhân thứ ba tạm gọi là yếu tố kỹ thuật mà các ngân hàng đang áp dụng, bao gồm chia cổ tức (toàn bộ hay một phần) bằng cổ phiếu; chia phần chênh lệch giá có được sau khi phát hành cổ phiếu. Những yếu tố này đem lại lợi ích cho cổ đông tương tự như việc các ngân hàng bán cho cổ đông theo giá ưu đãi trong các đợt phát hành mới. 4. Nguyên nhân thứ tư, như giới đầu tư thường gọi, là "yếu tố nước ngoài". Việc một NHTMCP được một định chế tài chính, quỹ đầu tư quốc tế, một ngân hàng lớn hay một tập đoàn đa quốc gia như IFC, Prudential, Vina Capital, HSBC, ANZ... tham gia hùn vốn cổ phần được xem là một sự chứng thực về chất lượng hoạt động kinh doanh. Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với các nhà đầu tư tự do khi mà độ minh bạch của thông tin ở thị trường VN không được đánh giá cao. Nguyên nhân này tác động rất lớn đến tâm lý nhà đầu tư mà yếu tố tâm lý góp phần rất quan trọng trong việc định hướng nhu cầu thị trường. Một khi niềm tin đối với một tổ chức phát hành tăng cao thì nhà đầu tư sẵn sàng mua ở giá cao. Ngoài ra, việc một nhà đầu tư nước ngoài cỡ lớn mua cổ phần của một ngân hàng thường ở mức giá cao hơn nhiều so với giá thị trường đã tạo cho cổ động một mức chênh lệch (premium) hấp dẫn. Điều đó lý giải tại sao giá cổ phiếu các NHTMCP tăng mạnh khi có thông tin về việc một ngân hàng bán cổ phiếu cho nhà đầu tư nước ngoài. 5. Nguyên nhân thứ năm là cung cầu. Ai cũng rõ tác dụng của quy luật cung-cầu. Với các nguyên nhân từ 1 tới 4 nêu trên thì cổ phiếu ngân hàng có một sức hút rất lớn, đặc biệt khi các lĩnh vực khác như địa ốc (đóng băng), sản xuất kinh doanh&có độ sinh lời thấp hơn. Rất nhiều cá nhân, tổ chức đang dịch chuyển dòng vốn của mình ra khỏi thị trường địa ốc để đầu tư vào cổ phiếu dẫn đến cầu tăng mạnh. Trong khi đó các nhà đầu tư đang nắm giữ cổ phiếu không bán ra bao nhiêu, còn các ngân hàng thì phát hành cổ phiếu hàng năm có giới hạn (mặc dù số
  2. lượng các năm sau cao hơn năm trước) vì thế cung tăng có giới hạn. Với một thị trường mà cầu lớn hơn nhiều so với cung thì kết quả ắt đã rõ. 6. Một nguyên nhân cần phải lưu ý đó là nguồn cung ứng vốn cho thị trường và độ thanh khoản của cổ phiếu ngân hàng rất cao. Chính vì sự phát triển mạnh của thị trường chứng khoán mà các nhà đầu tư yên tâm khi đầu tư vào cổ phiếu ngân hàng vì dễ mua và bán trên thị trường OTC. Hơn nữa, điều đặc biệt quan trọng là các nhà đầu dễ dàng có được một nguồn vốn dồi dào để đầu tư vào cổ phiếu. Các nhà đầu tư hiện nay không gặp khó khăn gì khi thế chấp cổ phiếu để vay vốn tại ngân hàng hoặc thông qua nghiệp vụ Repo (mua lại) tại các công ty chứng khoán với một mức chi phí vốn (lãi vay, khoảng 1-1,1%/tháng) thấp hơn nhiều so với lợi nhuận thu được. Với mức cho vay tương đương 50-60% giá cổ phiếu trên thị trường thì các nhà đầu tư có một tỉ đồng có thể mua được 2 tỉ đồng cổ phiếu sau nhiều vòng quay. 7. Nguyên nhân cuối cùng thuộc về niềm tin. Các nhà đầu tư hiện nay đều tin tưởng rằng các NHTMCP rất khó phá sản, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước sẽ không để cho điều đó xảy ra vì sự liên quan mật thiết của các NHTMCP trong hệ thống ngân hàng VN. (theo Thời báo kinh tế Sài gòn)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2