intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Viêm màng não mủ ở trẻ em

Chia sẻ: Ngo Van Quang | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:2

222
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Quá trình điều trị bệnh viêm màng não mủ thường gặp khó khăn, thời gian điều trị kéo dài, chi phí cho quá trình điều trị tương đối cao. Bệnh có thể gây tử vong hoặc để lại những di chứng thần kinh trầm trọng hoặc kéo dài cho trẻ. Biểu hiện lâm sàng viêm màng não mủ ở trẻ em rất đa dạng và thay đổi tùy theo lứa tuổi. Bệnh thường khởi phát với các triệu chứng nhiễm trùng đường hô hấp trên với các biểu hiện như: Sốt, sổ mũi, ho… sau đó trẻ có thể bú kém hoặc bỏ bú,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Viêm màng não mủ ở trẻ em

  1. Viêm màng não mủ ở trẻ em Tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 - TP.HCM, tần suất trẻ nhập viện vì viêm màng não, viêm não gia tăng. Chỉ tính riêng tại phòng cấp cứu trong tháng 7-2006, đã có khoảng 50 trẻ được nhập viện. Quá trình điều trị bệnh viêm màng não mủ thường gặp khó khăn, thời gian điều trị kéo dài, chi phí cho quá trình điều trị tương đối cao. Bệnh có thể gây tử vong hoặc để lại những di chứng thần kinh trầm trọng hoặc kéo dài cho trẻ. Biểu hiện lâm sàng Biểu hiện lâm sàng viêm màng não mủ ở trẻ em rất đa dạng và thay đổi tùy theo lứa tuổi. Bệnh thường khởi phát với các triệu chứng nhiễm trùng đường hô hấp trên với các biểu hiện như: Sốt, sổ mũi, ho… sau đó trẻ có thể bú kém hoặc bỏ bú, quấy khóc, li bì, ọc sữa hoặc nôn vọt, thóp phồng, cổ gượng. Một số trẻ có thể có kèm tiêu chảy. Nặng hơn trẻ có thể có các dấu hiệu: Co giật, lơ mơ, hôn mê… Diễn tiến bệnh thường thay đổi và phức tạp tùy theo tác nhân gây bệnh, tốt nhất các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đến khám và theo dõi tại các nơi có bác sĩ chuyên khoa Nhi. Nếu trẻ có dấu hiệu trở nặng như sốt cao, co giật, thay đổi tri giác, chúng ta nên đưa trẻ ngay đến các bệnh viện hoặc Trung tâm y tế gần nhất. Tác nhân gây bệnh Viêm màng não mủ do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó 3 tác nhân thường gặp nhất ở trẻ nhỏ từ 3 tháng đến 6 tuổi chiếm 80% là: Haemophilus influenzae type b (Hib), Streptococcus pneumonia, Neisseria meningitides. Ngoài ra còn một số tác nhân khác ít gặp hơn. Tại các bệnh viện nhi, tác nhân gây viêm màng não mủ ở trẻ em phần lớn do Haemophilus influenzae type b. Ở các nước đang phát triển viêm màng não mủ do Haemophilus influenzae type b có tỉ lệ tử vong khoảng 20-50%. Trên thế giới, ước tính có 400.000 - 700.000 trẻ tử vong hàng năm do các bệnh Haemophilus influenzae type b gây ra, gồm viêm màng não và viêm phổi. Nếu sống, trẻ vẫn có thể bị các biến chứng kéo dài trên hệ thần kinh và có thể bị tổn thương não vĩnh viễn như điếc, liệt, chậm phát triển tinh thần vận động, não úng thủy hoặc sống đời sống thực vật… Các bệnh do Hib có thể lây truyền từ trẻ này sang trẻ khác qua các hạt nước bọt khi trẻ bị ho hoặc hắt hơi. Hib cũng có thể lây lan qua đồ chơi dùng chung hoặc các đồ vật mà trẻ thường mút vào miệng. Tất cả trẻ đều có thể bị nhiễm Hib, nhưng nguy cơ này gia tăng ở nhóm trẻ tại nhà trẻ hoặc trường mẫu giáo. Biện pháp phòng ngừa Biện pháp ngừa bệnh tốt nhất là tiêm chủng vacxin ngừa Hib cho trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi nhằm chống lại viêm màng não mủ do Hib cũng như các nhiễm trùng nặng do Hib khác. Vacxin phòng bệnh do Hib có thể được tiêm cùng lúc với các vacxin khác như bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt. Chúng ta nên bắt đầu cho trẻ tiêm phòng bệnh Hib 3 mũi: Lúc 2 tháng, 3 tháng, 4 tháng. Sau đó nhắc lại mũi thứ tư lúc trẻ 18-24 tháng. Tuy nhiên, nếu trong thời gian trên trẻ chưa được chủng ngừa Hib, các bậc cha mẹ nên đưa trẻ đến những nơi có bác sĩ chuyên khoa Nhi hoặc các trung tâm y tế dự phòng để được tư vấn vì thời gian chủng ngừa và số mũi tiêm có thể thay đổi. Chúng ta ít khi gặp tác dụng phụ sau tiêm vacxin ngừa Hib. Đã có hàng triệu liều vacxin ngừa Hib được sử dụng trên toàn cầu mà không có tác dụng phụ trầm trọng nào xảy ra. Một vài trẻ bị sưng đỏ tại nơi tiêm vacxin nhưng thường giảm sau một hoặc 2 ngày. Sốt có thể gặp nhưng thường nhẹ và hiếm khi sốt cao.
  2. Cách tốt nhất để các bậc cha mẹ bảo vệ con trẻ khỏi các bệnh lý nhiễm trùng là phòng bệnh bằng tiêm ngừa vacxin theo đúng lịch tiêm chủng. Chúng ta hãy nhớ rằng “Trẻ em hôm nay là thế giới ngày mai”. Theo BÙI QUỐC THẮNG (Trường Đại học Y dược TP.HCM) Sức khỏe & Đời sống
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2