Bài giảng Hôn mê ở trẻ em - ThS.BS.CKII.Trương Ngọc Phước
lượt xem 24
download
au học xong Bài giảng Hôn mê ở trẻ em HV phải: định nghĩa và kể được các nguyên nhân (NN) hôn mê thường gặp ở trẻ em; phân độ hoặc đánh giá được mức độ hôn mê dựa vào thang điểm Glasgow; trình bày được cách chẩn đoán một số NN hôn mê thường gặp và cách xử trí được trẻ viêm não (VN), viêm màng não mủ (VMNM), hạ đường huyết do đói; nêu đựơc cách hướng dẫn phòng chống bệnh hôn mê ở trẻ em.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Hôn mê ở trẻ em - ThS.BS.CKII.Trương Ngọc Phước
- HÔN MÊ Ở TRẺ EM ThS.BS.CKII: Trương Ngọc Phước 1. MỤC TIÊU HỌC TẬP: Sau học xong bài nầy HV phải 1.1.Định nghĩa và kể được các nguyên nhân (NN) hôn mê thường gặp ở trẻ em. 1.2. Phân độ hoặc đánh giá được mức độ hôn mê dựa vào thang điểm Glasgow… 1.3. Trình bày được cách chẩn đoán một số NN hôn mê thường gặp và cách xử trí được trẻ viêm não (VN), viêm màng não mủ (VMNM), hạ đường huyết do đói… 1.4. Nêu đựơc cách hướng dẫn phòng chống bệnh hôn mê ở trẻ em. 2. NỘI DUNG BÀI HỌC 2.1. ĐẠI CƯƠNG - Hôn mê là tình trạng bệnh lý cấp cứu thần kinh, có nhiều nguyên nhân, chiếm khoảng 3% bệnh cấp cứu, gặp khá phổ biến ở phòng cấp cứu trong bệnh viện - Việc chẩn đoán hôn mê, nguyên nhân, mức độ, vị trí tổn thương ở não thì hết sức phức tạp, khó khăn, đòi hỏi người thầy thuốc phải kiên nhẩn, tỉ mỉ và đòi hỏi phải vận dụng kiến thức thật nhạy bén. - Đây là một ranh giới giữa sống-chết, là bệnh cấp cứu cần được chẩn đoán sớm và điều trị tích cực kéo bệnh nhân ra khỏi hôn mê trả lại cuộc sống (có thể được) cho bệnh nhân càng nhanh càng tốt, đó là trách nhiệm của người thầy thuốc phải làm ở bệnh phòng cấp cứu. - Hệ thần kinh có 2 thành phần : + Hệ thần kinh thực vật : giúp con người tồn tại giống như sinh vật + Vỏ não & dưới vỏ : giúp con người hoạt động tư duy, nhận thức, cảm giác phản xạ... quan hệ với ngoại giới bên ngoài, xung quanh. - Tế bào não rất nhạy cảm với tình trạng (thiếu máu, Oxy, đường, độc chất : uré, amoniac, toan, kiềm, thuốc mê, thuốc ngủ...) - Trong xử trí hôn mê cũng cần chú ý đến những Coenzym (B1, B12, B6... ) giúp biến dưỡng ở tế bào não. - Ngoài ra thân nhiệt cũng không thể không quan tâm vì nhiệt độ tăng > 41 - 42o C, giảm < 35o C cũng ảnh hưởng hoạt động, tổn thương tế bào não. - Khi bệnh nhân hôn mê rất cần đến vấn đề chăm sóc và dinh dưỡng, công việc nầy làm tốt sẽ hỗ trợ rất nhiều cho việc thành công trong điều trị hôn mê. 2.2. Định Nghĩa: Có thể định nghĩa hôn mê: là sự rối loạn ý thức nhiều ít, nặng nhẹ tùy mức độ, tình trạng vỏ não bị ức chế (có/không tổn thương) sâu sắc nhiều hay ít thông qua hệ thống lưới làm mất liên hệ với ngoại giới bên ngoài nhờ các giác quan. Tuỳ mức độ hôn mê thường kèm rối loạn hệ thần kinh thực vật, rối loạn tuần hoàn não và oxy não nhiều hay ít (tình trạng vỏ não bị ức chế/tổn thương càng nặng thì hôn mê càng sâu kèm rối loạn hệ thần kinh thực vật, tuần hoàn não càng nặng). 3.3. Nguyên Nhân: Các nguyên nhân thường gặp Phong phú, phức tạp: có nhiều cách phân chia : theo tuổi, theo nguyên nhân, theo lâm sàng hôn mê có sốt, không sốt, có thần kinh chỉ điểm....ở đây xin trình bày cách phân chia sau :
- Lý Thuyết Lâm Sàng CẤP CỨU 2.3.1. Nguyên nhân có tổn thương não-màng não thật sự: - Chấn thương sọ não: (sang chấn sản khoa, té, đụn, giập, ...) gây tổn thương, xuất huyết, tụ máu ở não-màng não - Viêm màng não (mủ, lao, virus, ký sinh trùng...), abcès cạnh màng não, abcès não - Xuất huyết, tụ máu dưới, ngoài màng cứng; tắc mạch não, xuất huyết não màng não do nhiều nguyên nhân (tai biến mạch máu/cao huyết áp, thiếu vi tamin K, suy gan, bệnh ưa chảy máu, giảm tiểu cầu....), - U não, u mạch não,... - Nhiễm trùng máu, sốt rét ác tính thể não, sốt cao tăng nhiệt (tai biến tăng nhiệt, hay say nắng, trúng nóng...) - Hôn mê sau cơn động kinh (cơn lớn) hoặc nhiều cơn nối tiếp nhau... 2.3.2. Hôn mê do rối loạn chuyển hóa : - Thiếu oxy não: sinh ngạt, ngạt... - Hạ đường huyết (nhiều nguyên nhân), hôn mê do tiểu đường... - Tăng/hạ Natri huyết (hạ) thừa nước + giảm áp thẩm thấu. - Suy tế bào gan: (tăng NH3...) - Tăng bilirubin tự do gây vàng da nhân não - Suy thận (tăng uré + toan chuyển hóa, ngộ độc nước...) viêm cầu thận/suy thận cấp, cao HA. - Hội chứng Reye (biểu hiện tổn thương chính yếu là não gan) có thể do virus, Aspirin... - Nhược-suy giáp, suy thượng thận nặng quá. 3.3.3. Hôn mê do ngộ độc : - Ngộ độc thuốc ngũ (Barbituric), an thần (Diazepam)... - Gây mê, bị gây mê, ngộ độc thuốc gây mê. - Ngộ độc (ngạt) CO. - Ngộ độc thuốc Morphine, phosphore hữu cơ, vô cơ... - Ngộ độc rượu, hóa chất, nấm, nộc độc, độc chất,… 3.3.4. Hôn mê phối hợp nhiều nguyên nhân : - Viêm màng não mủ + bệnh nhân hôn mê do tiểu đường - Ngộ độc phosphore -> tổn thương -> suy tế bào gan => hôn mê... - Sốt rét nặng + hạ đường máu. - Lao màng não + viêm-suy tế bào gan. - Xuất huyết não-màng não + viêm màng não mủ. - Chấn thương sọ não + viêm màng não mủ, ... Để dễ nhớ và không bỏ xót các nguyên nhân thường gặp tập trung vào: ISPOUTAVEIN: Infection (Nhiễm trùng) – Shock (Choáng) – Psychose (Tâm thần) – Opiate (Thuốc phiện) – Uremia (Tăng uree máu) – Trauma (Chấn thương) – Alcohol (Rượu) – Vasculocardiac (Tim mạch) – Encephalopathy (Bệnh não) – Insulin (tăng- hạ đường huyết) – Neoplasia (Ung thư ). 2
- HÔN MÊ TRẺ EM ThS.BS.CKII: Trương Ngọc Phước 3.4. Phân độ hôn mê Xác định trẻ hôn mê có trường hợp cũng rất dễ nhưng đôi khi cũng rất khó, nhất là trẻ càng nhỏ. Cần kết hợp với người nhà để giúp chúng ta xác định thêm. Trường hợp trẻ lớn ta chỉ cần xác định: Bản thân (tên, tuổi,...); Không gian (ở đâu); Thời gian (khoảng mấy giờ, ngày/đêm). Khi có hôn mê ta mới phân mức độ hôn mê * Dựa lâm sàng (LS) kinh điển (xem bảng) * Dựa thang điểm Glasgow * Thang điểm Blantyre Thực tế trên lâm sàng đánh giá nhanh hôn mê dựa vào: - A (Alert) bệnh nhân tỉnh bình thường. - V (Voice), nói, kêu gọi mới đáp ứng. - P (Pain), kích thích đau mới đáp ứng. - U (Unresponse), không đáp ứng. 3.4.1. Lâm sàng thường gặp 3 độ; còn độ 4 giống như chết lâm sàng cần phải được hổ trợ hô hấp đôi khi cả tuần hoàn nữa. Độ I: Hôn mê nhẹ (nông) tóm tắt như sau - Tri giác rối loạn, lúc tỉnh, lúc mê, kích thích đau còn phản ứng lúc đúng lúc sai. Còn phản xạ ho nuốt sặc, giác mạc, đồng tử còn đáp ứng với phản xạ ánh sáng. Rối loạn cơ tròn (nhẹ) có thể rối loạn thần kinh thưc vật (nhẹ) Độ II: Hôn mê vừa (trung bình) - Mất hết ý thức, kích thích đau yếu/khôngđáp ứng - Rối loạn phản xạ ho nuốt - sặc nặng nề - Mất hoặc kém với phản xạ giác mạc - Phản xạ đồng tử với ánh sáng đáp ứng kém - Có tình trạng rối loạn hô hấp - tuần hoàn khá nặng cũng như hệ thần kinh thực vật (rồi loạn cơ tròn nặng hơn) Độ III: Hôn mê sâu, mất ý thức hoàn toàn - Mất tất cả các phản xạ - Bệnh nhi hoặc: tình trạng liệt nhão/co cứng mất vỏ/duỗi cứng mất não. - Rối loạn tuần hoàn hô hấp, thần kinh thực vật trầm trọng sâu sắc. Độ IV: Bệnh nhân sống nhờ hổ trợ hô hấp nhân tạo, đôi khi cả tim mạch nữa (giống chết lâm sàng) Phân độ hôn mê trên lâm sàng 3
- Lý Thuyết Lâm Sàng CẤP CỨU Lâm sàng/độ hôn Độ I Độ II Độ III Độ IV mê Gọi tên - - - - Kích thích đau + Yếu - - Đồng tử Bình thường Giãn nhẹ Giãn to Giãn hết Pxạ Đtử với A.sáng Chậm Rất chậm - - Phản xạ giác mạc Giảm Giảm nhiều - - Phản xạ nuốt Chậm - - - Không hoặc khò Khò khè Cheyne- Ngừng thở Rối loạn hô hấp Thở máy khè nhẹ stokes Kussmaul Truỵ tim Rối loạn tim mạch Không Mạch nhanh nhẹ Tím tái mạch Rối loạn thân nhiệt Không Có Giảm Giá lạnh (Nguồn từ TS. Phạm Nhật An, TS. Ninh thị Ứng. Hôn mê ở trẻ em) 3.4.2. Có tác giả khác chia hôn mê 5 giai đoạn (stage) (Nguồn Từ Nelson text book of pediatrics 13th edition) Stage 1: Drowsiness (u ám) nhẹ hơn lơ mơ: khi lay gọi bệnh nhân tỉnh lại một thời gian rồi trở về trạng thái u ám. Stage 2: Stupor: rối loạn tri giác lơ mơ, khi kích thích, lay gọi mạnh bệnh nhân tỉnh lại chốc lát rồi trở về trạng thái lơ mơ, kích thích trẻ phản ứng đáp ứng (vận động) Stage 3: Light Coma: giống hôn mê nhẹ Stage 4: Deep coma (hôn mê sâu): Không đáp ứng kích thích đau hoặc trẻ có khuynh hướng co, duỗi cứng mất não. Mất tất cả các phản xạ, hôn mê sâu, mất hoàn toàn ý thức. Stage 5: Patient is flaccid and apneic: Liệt nhão thở giống ngáp cá: giống sắp sửa chết lâm sàng (Tất cả chức năng não mất hết, đôi khi còn phản xạ của tủy) 3.4.3. Thang điểm Glasgow đánh giá hôn mê: tính điểm 3 phần (tạm dịch như dưới đây nguồn từ Nelson text book of pediatrics 15th edition và có tham khảo nguồn từ TS. Phạm Nhật An, TS. Ninh thị Ứng. Hôn mê ở trẻ em). Mở mắt Điểm Trả lời Điểm Vận động Điểm Tự nhiên 4 Đúng, nhanh 5 Bảo-làm đúng 6 Lay gọi 3 Chậm lơ mơ 4 Véo-gạt đúng 5 Kích thích 2 Không xác định 3 Véo-gạt không đúng 4 Không 1 Kêu rên 2 Gấp cứng chi trên 3 Không 1 Duỗi cứng tứ chi 2 Không 1 Cao nhất:15 điểm và thấp nhất 3 điểm dưới 9 điểm: hôn mê 5 điểm: mất vỏ 3 - 4 điểm: mất não, hay hôn mê sâu trong trạng thái liệt nhão 4
- HÔN MÊ TRẺ EM ThS.BS.CKII: Trương Ngọc Phước Bổ xung thang điểm hôn mê Glasgow cho trẻ em Mở mắt Trẻ hơn 1 tuổi Điểm Trẻ dưới 1 tuổi Tự nhiên 4 Tự nhiên Kêu gọi 3 Kêu gọi Kích thích đau 2 Kích thích đau Không mở 1 Không mở Đáp ứng lời nói tốt 0 - 23 tháng 2 - 5 tuổi Trẻ hơn 5 tuổi Điểm Cười, thỏ thẻ thích hợp Từ, cụm từ thích hợp Định hướng lời nói tốt 5 Khóc có thể dỗ được Từ không thích hợp Không định hướng 4 Khóc, la hét bất thường Khóc/la hét bất thuờng Từ không hiểu 3 Rên rỉ, k/thích bất thường Nói lầm bầm Không hiểu gì 2 Không đáp ứng Không đáp ứng Không đáp ứng 1 Đáp ứng vận động tốt Dưới 1 tuổi Điểm Trên 1 tuổi Tự nhiên 6 Đúng theo y lệnh Xác định điểm đau 5 Xác định điểm đau Gấp đơn giản 4 Gấp đơn giản Co cứng mất vỏ 3 Co cứng mất vỏ Duỗi cứng mất não 2 Duỗi cứng mất não Không đáp ứng 1 Không đáp ứng 3.4.4. Ngoài ra ở trẻ nhỏ có thể dùng thang điểm Blantyre Đánh giá nầy tương đối đơn giản hơn. Cao nhất 5 điểm, thấp nhất 0 điểm. Trẻ hôn mê khi dưới 3 điểm Thang điểm Blantyre: đánh giá đáp ứng với Vận động Điểm Ngôn ngữ Điểm Vận động mắt Điểm Kích thích đau: - Chính xác 2 Khóc to bình thường 2 Nhìn theo vật - Co chi 1 Rên rỉ, khóc yếu 1 - Nhìn 1 - Không 0 Không 0 - Không nhìn 0 3.5. Khám Lâm Sàng + Gợi Ý Nguyên Nhân + Vị Trí Tổn Thương Ở Não * Đánh giá bảo đảm chức năng sinh tồn cho bệnh nhi.và phải hồi sức tim phổi khi cần * Qua thăm khám: Giúp ta kết hợp tìm vị trí tổn thương não, nguyên nhân gây hôn mê. + Hỏi: người thân: Sức khỏe tình hình bệnh tật trước đây như trước giờ khoẻ mạnh hay có bệnh tật gì, bệnh mãn tính, bệnh khó điều trị, bênh ác tính... , 5
- Lý Thuyết Lâm Sàng CẤP CỨU Hoàn cảnh dẫn đến hôn mê: Stress, buồn phiền, giận ghét, thất bại trong cuộc sống (nghề nghiệp, hôn nhân-gia đình, tài-lợi-danh...) Điều kiện-hình thái-quá trình dẫn tới hôn mê: đột ngột, từ từ, bệnh lý (cấp tính, bệnh mãn tính khó điều trị, bệnh ác tính, ...) Dùng - xử dụng các thuốc - chất: thuốc rầy, rượu, thuốc ngủ, phiện, an thần, Hiện trường, bệnh phòng quanh nơi bệnh nhân hôn mê, thơ tuyệt mạng, thuốc độc, thuốc trị bệnh nhưng quá liều gây độc... Giấy kết quả xét nghiêm, toa thuốc... gợi ý tiểu đường, suy gan, thận... + Thăm khám: Khám toàn thể, tổng quát và chú ý nguyên nhân gây hôn mê Khám hệ thần kinh: vận động, cảm giác, trương lực, phản xạ, 12 đôi thần kinh sọ não, không quên khám các phản xạ nguyên phát ở trẻ nhỏ. Ngoài ra cần chú ý khám các dấu hiệu sau Đầu: xem bị lõm, vở-nứt-lún sọ, rách-tét da đầu, chảy máu, dịch não tủy ra tai, mũi, máu tụ dưới da đầu, bướu huyết thanh, nơi khác nghĩ do chấn thương/sang chấn sản khoa. Chú ý thêm thóp, đường nối khớp, dấu tăng áp lực nội sọ ở trẻ nhỏ. Da, niêm mạc: Xuất huyết dưới da/niêm mạc, xuất huyết dưới da dạng hoại tử trung tâm, tụ máu. Vàng da, phù, mất nước (Casper), thiếu máu, phát ban, nhọt, abcès ở da cơ ...giúp nghĩ đến bệnh lý và nguyên nhân đưa đến hôn mê (XHNMN, suy gan hay vàng da nhân, mất nước nặng hay phù não, viêm não, nhiễm trùng máu, sốt rét nặng ...) Huyết áp-mạch: Huyết áp (HA cao, mạch chậm, trụy mạch, HA thấp tụt, bằng 0,... do bệnh (tăng áp nội sọ, tai biến mạch máu não, hội chứng não trong bệnh lý thận cao HA, shock do nguyên nhân nào đó...) Hô hấp và mùi thở: mùi trái cây chín thối (cam thối) trong hôn mê gan, rượu trong ngộ độc rượu, cetone trong hôm mê do tiểu đường, sâu rầy ngộ độc phosphore hữu cơ… Thở nhanh sâu, thở không đều, cơn ngưng thở, tổn thương hành tủy, phồng má một bên (liệt 1/2 người). Thở chậm, khó: (morphin, thuốc ngủ) khò khè tăng tiết đàm,... Đo nhiệt độ: Sốt gặp trong nhiễm trùng máu, viêm màng não-não do siêu vi, vi trùng, lao, sốt rét, ký sinh trùng khác... Hạ thân nhiệt: hạ đường máu, shock do làm giảm thân nhiệt quá nhanh Mắt-đồng tử: Khám đáy mắt: phù gai, tổn thương, xuất huyết trong bệnh (tiểu đường, cao HA, tăng áp lực nội sọ, lao màng não. Đồng tử co: ngộ độc morphin, phosphore hữu cơ..., Dãn đồng tử: hôn mê quá sâu, hạ đường máu, hoặc dãn một bên + sụp mi + liệt nữa người nghĩ do u, chấn thương, xuất huyết, chèn ép... 6
- HÔN MÊ TRẺ EM ThS.BS.CKII: Trương Ngọc Phước Di động nhãn cầu: nghiêng đầu sang bên, 2 mắt di chuyển đối diện ta nghĩ là thân, cầu, hành não còn hoạt động tốt, nếu mất thì tổn thương các nơi đó, tình trạng bệnh nhân rất nặng Dấu màng não: Kernig, cổ cứng,... nghĩ viêm màng não, viêm não-màng não. Vận động-trương lực cơ: liệt nữa người, bại liệt... Chú ý: - 2 tay co cứng, 2 chi dưới duỗi cứng là tình trạng mất vỏ - 2 tay-2 chân đều duỗi cứng là tình trạng mất não Khám tìm thêm cơ quan: gan, thận, có bất thường + bệnh lý gì không? Tổn thương tim, viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, loạn nhịp tim, tim bẩm sinh tím, tăng dung tích hồng cầu làm tắc mạch não, abces não... Các dấu hiệu gợi ý nguyên nhân hôn mê thường gặp ở trẻ em. * Trẻ sốt cao đột ngột, co giật +/- hội chứng màng não +/- liệt khu trú …( hôn mê có thể do viêm não, VMN siêu vi, VMN mủ…) * Trẻ có sốt nhẹ, kéo dài, “dấu nhiễm độc lao”, tiếp xúc nguồn lao, kèm có dấu màng não, liệt thần kinh sọ hay chi, hôn mê ngày càng sâu…(lao màng não) * Trẻ có hôn mê kèm tiêu chảy trước đó, người nhà cho uống thuốc sái phiện, thuốc cầm iả, trẻ thở không đều, cơn ngưng thở, đồng tử co nhỏ, bụng chướng (ngộ độc nhóm morphin) * Trẻ sinh ra có vàng da sậm và sớm trước 24h, trẻ sinh non, nhẹ cân, trẻ có co giật, rối loạn hô hấp, tiêu hóa, tăng trương lực cơ… (Vàng da nhân) * Trẻ ham chơi quên ăn, tối ngủ sớm, khuya trẻ lên cơn co giật, hôn mê, hạ thân nhiệt trương lực cơ nhão ngoài cơn giật, Babinski (+) 2 bên (hạ đường máu do đói) * Trẻ ở hoặc lui tới vùng dịch sốt rét, trẻ có sốt cơn, hôn mê, thiếu máu, gan và lách to…(hôn mê do sốt rét nặng) * Trẻ sốt cao đột ngột, nhiễm trùng-độc, xuất huyết dưới da có hoại tử trung tâm, hội chứng màng não… viêm màng não mủ. nhiễm trùng máu não mô cầu (NMC) * Buồn phiền, stress, thuốc độc, ngủ, thơ tuyệt mạng, mùi thở đặc hiệu (rượu, rầy)…tự tử do uống thuốc (rầy, quinine, cloroquine, ngủ, an thần, rượu quá nhiều…) * Bệnh gan hay thận trước đó-mãn tính dẫn đến suy gan hay thận. Bệnh nhi hôn mê kèm triệu chứng bệnh lý ở gan hay thận. Như phù, cổ chướng, vàng da, cao huyết áp, thiếu máu… (Hôn mê gan, thận) * Bệnh nhân hôn mê kèm trước đó có: ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều và gầy nhiều…(hôn mê do tiểu đường type I) * Trẻ sơ sinh bị sinh ngạt, sinh khó, sinh thủ thuật…hoặc trẻ 2 tuần đến 3th trẻ bị hôn mê, co giật, thóp phồng, thiếu máu, rối loạn hô hấp, tiêu hóa, thân nhiệt…(hôn mê do XHNMN) * Trẻ té sông đuối nước sau vớt lên trẻ có hôn mê, co giật, rối loạn hô hấp… * Ngoài ra trẻ có bệnh cảnh rối loạn nước điện giải dẫn đến hôn mê co giật. Trên đây là một số nguyên nhân hôn mê hay gặp ở trẻ em. 7
- Lý Thuyết Lâm Sàng CẤP CỨU Chẩn Đoán Việc chẩn đoán hôn mê thì dễ còn việc chẩn đoán nguyên nhân đôi khi hết sức khó khăn và phức tạp. Đòi hỏi phải kết hợp lâm sàng, cận lâm sàng, dịch tễ phải thích hợp và nhạy bén thì việc chẩn đoán nguyên nhân mới tốt. 3.6. Khám Xét Cận Lâm Sàng Tùy nguyên nhân, bệnh nhân cụ thể phải cho làm với mục đích giúp hoặc chẩn đoán, theo dõi điều trị, tiên lượng bệnh... Ngoài những xét nghiệm thường qui: công thức máu, chức năng gan, thận, nước tiểu..., Khi cần làm thêm: - Vi sinh: cấy máu-kháng sinh đồ, phân lập virus, - Sinh hoá máu: Ion đồ, bilirubine, cholesterol, đường máu, ure, creatinin, SGOT, SGPT, HBsAG, Prothrombine,... - Huyết học: TS-TC, TCK, phết máu ngoại biên, huyết đồ, tuỷ đồ... - Nước tiểu: đường, sắc tố, muối mật, ion đồ, Créatinin, urée... - Dịch não tủy : tế bào, sinh hóa, vi trùng, miễn dịch, men - ECG, EEG, X quang sọ não, CT, MRI, siêu âm não, gan, thận... - Các bệnh phẩm có liên quan độc chất : máu, nước tiểu, dịch vị... 3.7. Điều trị Bệnh nhân đang đứng trước ngưỡng cửa tử thần (sống - chết) ta phải hết sức nhanh chóng kéo bệnh nhân ra khỏi hôn mê càng nhanh càng tốt và đưa họ lại cuộc sống bình thường nếu có thể được. Cũng phải tùy nguyên nhân-bệnh nhân mà cần có thái độ xử trí thích hợp đúng đắn. Dưới đây xin trình bày một số nguyên tắc chung trong điều trị hôn mê 3.7.1. Bảo đảm chức năng sinh tồn cho bệnh nhân + Glucose ưu trương Đánh giá hô hấp tuần hoàn, nếu cần phải hồi sức tim phổi, chống shock - Cho glucose ưu trương: thường bệnh nhân hôn mê nên cho glucose ưu trương mục đích xem trẻ có bị hôn mê do hạ đường máu (trừ biết trẻ tiểu đường chắc chắn) 3.7. 2. Điều trị nguyên nhân: Viêm màng não mủ, sốt rét ác tính, lao màng não... 3.7.3. Điều trị đặc hiệu - cơ chế thích hợp: Kháng sinh, Insulin, glucose ưu trương, cân bằng nước điện giải kiềm toan, giải phấu lấy khối u, máu tụ... (tùy nguyên nhân) 3.7.4. Điều trị triệu/biến chứng nếu có (chống phù não, co giật, sốt cao,...) - Phù não: Steroid, Mannitol, lợi tiểu, oxy, nằm đầu 300, hạn chế nước nhập vào (chọn lựa phải thích hợp theo bệnh) chú ý tình trạng tăng tiết ADH. - Cân bằng: rối loạn nước điện giải kiềm toan, tránh dư nước. - Rối loạn thân nhiệt: ủ ấm, sưởi ấm, hạ sốt - Chống kinh giật: khi có co giật dùng Hypnovel, Diazepam, Phenobarbital, chống động kinh dùng depakin… - Phòng bội nhiễm: ngừa khi thấy cần thiết dùng kháng sinh - Rối loạn đại tiểu tiện:... 8
- HÔN MÊ TRẺ EM ThS.BS.CKII: Trương Ngọc Phước 3.7.5. Săn sóc - Dinh dưỡng - Theo dõi * Săn sóc: tránh loét-bội nhiễm phải xoay trở, nằm nệm nước, vổ lưng hút đàm nhớt, nằm đầu thấp nghiêng sang bên tránh hít sặc... - Vệ sinh: thân thể, răng miệng. Chú ý vệ sinh sau tiểu đại tiện. - Săn sóc mắt : cũng hết sức quan trọng, nếu không có thể viêm loét thủng giác mạc gây mù. Nhỏ mắt, nheo mắt, băng kín mắt... - Săn sóc dạ dày tránh viêm loét, xuất huyết nhất là các bệnh lý viêm não, viêm màng não mủ, chấn thương sọ có kèm sử dụng steroid. Bệnh nhân hôn mê càng sâu thì khâu săn sóc hết sức chú trọng. * Dinh dưỡng: vì bệnh nhân hôn mê, nếu hôn mê kèm co giật hoặc hôn mê quá sâu thì nguy cơ trào ngược-hít sặc hết sức nguy hiểm, nên cho ăn bằng đường tĩnh mạch (bệnh nhân hôn mê 1 - 2 ngày). Bệnh nhân hôn mê kéo dài cần kèm cho ăn đường tiêu hóa là tốt nhất. Cung cấp đủ năng lượng, chất cần thiết + thích hợp cho từng lứa tuổi, từng loại bệnh: số lần nên tăng lên và mỗi lần cho ăn ít lại làm sao cho tổng lượng + chất đủ cho trẻ mỗi ngày. Nếu hôn mê nông có thể cho bơm thức ăn qua dạ dày, nếu sâu hơn thì nhỏ giọt qua sonde dạ dày có lẽ sẽ tốt hơn nhằm tránh hít sặc. * Theo dõi điều trị: - Theo dõi dấu hiệu sinh tồn: 15' - 30' - giờ/ lần tùy bệnh về dấu hiệu sinh tồn (mạch, HA, hô hấp, nhiệt độ...) Ngoài ra nên khám xét lại so sánh lần trước và sau đánh giá lại mức độ hôn mê của trẻ. Đặc biệt chú ý các: biểu hiện của đồng tử, vận động nhản cầu, mở mắt, lời nói, đáp ứng vận động, nhịp thở-kiểu thở, co giật, liệt và tiến triển liệt,... để xử trí thích hợp. Cũng cần phải phục hồi chức năng cho bệnh nhi và khâu săn sóc và dinh dưỡng hết sức quan trọng góp phần vào việc thành công trong điều tri nguyên nhân để kéo bệnh nhân ra khỏi hôn mê càng sớm càng tốt. 3.8.Tiên lượng: dựa vào mức độ hôn mê, nguyên nhân, bệnh lý cụ thể. Phải tiên lượng về mặt tử vong hay di chứng, tiên lượng gần có liên quan nhiều biến chứng, tử vong, còn tiên lượng xa có liên quan di chứng... 3.9. Phòng Bệnh Chú ý nguyên nhân, cơ chế sinh bệnh, hoàn cảnh, bệnh cảnh dễ dẫn đến hôn mê để có biện pháp thích hợp như giáo dục, tiêm ngừa, cách ly, hóa dược phòng bệnh, trang thiết bị bảo hộ đầy đủ hoặc diều trị tích cực các yếu tố có thể đưa đến hôn mê…(chủ yếu dự phòng cấp 0,1 và 2. Mỗi khi trẻ có hôn mê phải điều trị tích cực kéo bệnh ra khỏi hôn mê càng sớm càng tốt, chú ý phòng biến chứng và phục hồi chức năng nếu có. TÓM LẠI: Hôn mê là tình trạng cấp cứu nội thần kinh, bệnh nhi đang ở ngưởng cửa chết-sống?! cần phải chấn đóan sớm và điều trị tích cực đưa bệnh nhi ra khỏi hôn mê càng nhanh càng tốt nếu có thể được. bên cạnh điều trị triệu chứng cần phát hiện điều trị nguyên nhân thật tốt. them nữa việc chăm sóc và dinh dưỡng tốt góp phần không nhỏ trong điều thành công cho bệnh nhân hôn mê. 9
- Lý Thuyết Lâm Sàng CẤP CỨU 3.10.Tài Liệu Tham Khảo - Phạm Nhật An, TS. Ninh thị Ứng. Hôn mê ở trẻ em. Bài Giàng Nhi KhoaT2, Bộ môn Nhi, ĐH YD Hà nội, 2003. - Võ Công Đồng. Hôn mê ở trẻ em. Nhi khoa chương trình đại học. Bộ moan Nhi ĐHYD TP. HCM, 2004. - Behrman and Vaughan (1987 và 2004), The comatose child, Nelson texbook of Pediatrics 13th và 17 edition 10
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
DINH DƯỠNG TRẺ EM (Kỳ 1)
5 p | 241 | 69
-
Rửa dạ dày trong ngộ độc cấp
8 p | 265 | 57
-
Đề thi môn điều dưỡng cơ bản 2 - ĐH Y dược Huế năm 2007 - 2008 Đề B
12 p | 456 | 55
-
DINH DƯỠNG TRẺ EM (Kỳ 4)
5 p | 142 | 28
-
SUY DINH DƯỠNG PROTEIN - NĂNG LƯỢNG TRẺ EM (Kỳ 7)
5 p | 143 | 23
-
80 MẠCH CỦA CƠ THỂ
6 p | 137 | 22
-
Hiệu quả điều trị của ATOSIBAN trong điều trị dọa sanh non
12 p | 230 | 16
-
VIÊM CƠ TIM CẤP Ở TRẺ EM
10 p | 203 | 12
-
Hội chứng hôn mê
20 p | 125 | 12
-
Chứng hạ đường huyết ở người đái tháo đường
5 p | 163 | 10
-
BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP 1 Ở TRẺ EM
13 p | 102 | 10
-
ĐẶC ĐIỂM HỆ TIÊU HOÁ TRẺ EM
8 p | 132 | 9
-
NHIỄM KHUẨN ĐƯỜNG TIẾT NIỆU TRẺ EM
10 p | 150 | 8
-
MIỄN DỊCH CHỐNG VI SINH VẬT – Phần 2
19 p | 101 | 8
-
Co giật cấp tính ở trẻ em
5 p | 127 | 8
-
TRẺ EM KINH QUYẾT (co giật)
5 p | 62 | 4
-
DIFLUCAN – TRIFLUCAN (Kỳ 3)
5 p | 76 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn