intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Co giật cấp tính ở trẻ em

Chia sẻ: Thuoc Thuoc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

128
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Những dấu hiệu co giật cấp tính ở trẻ em thường là: Khởi bệnh đột ngột bằng sốt cao, vật vã; sau đó hôn mê, mắt nhìn trừng trừng, cứng hàm, cứng gáy, người ưỡn ra sau, các chi co giật có thể kéo dài hay kịch phát, thở nhanh… Sốt có thể là nguyên nhân gây co giật cấp tính: tuy nhiên, nguyên nhân phổ biến vẫn là viêm não dịch tễ thể B và viêm màng não do não cầu khuẩn (meningococcus), các bệnh não do nhiễm độc, như viêm phổi nhiễm độc, lỵ, nhiễm độc. Châm cứu...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Co giật cấp tính ở trẻ em

  1. Co giật cấp tính ở trẻ em Những dấu hiệu co giật cấp tính ở trẻ em thường là: Khởi bệnh đột ngột bằng sốt cao, vật vã; sau đó hôn mê, mắt nhìn trừng trừng, cứng hàm, cứng gáy, người ưỡn ra sau, các chi co giật có thể kéo dài hay kịch phát, thở nhanh… Sốt có thể là nguyên nhân gây co giật cấp tính: tuy nhiên, nguyên nhân phổ biến vẫn là viêm não dịch tễ thể B và viêm màng não do não cầu khuẩn (meningococcus), các bệnh não do nhiễm độc, như viêm phổi nhiễm độc, lỵ, nhiễm độc. Châm cứu có thể hạ nhiệt độ và ngừng co giật, nhưng nguyên nhân gây co giật cần được xác định ngay để tiến hành điều trị nội khoa hoặc áp dụng biện pháp thích đáng khác. Điều trị: Chọn huyệt theo triệu chứng. Kích thích mạnh. Chỉ định huyệt: Nhân trung, Thiếu thương, Thập tuyên (Kỳ huyệt). Huyệt theo triệu chứng.
  2. Sốt cao: Đại chuỳ, Khúc trì. Tinh thần u ám: Nội quan, Thái xung. Triệu chứng kích thích màng não: Phong trì, Thân trụ. Phù não: Á môn, Phục lưu. Suy hô hấp: Tố liêu Nhiều đờm dãi: Liệt khuyết, Phong long. Thời kỳ hồi phục: Run chân tay: Thủ tam lý, Thiếu hải, Dương lăng tuyền. Giảm thị lực: Cầu hậu (kỳ huyệt), Quang minh. Lác mắt: Tình minh, Đồng tử liêu. Mất tiếng: Á môn, Thông lý. Khó nuốt: Liêm tuyền, Chiếu hải. Trong khi lên cơn, châm Nhân trung và Thập tuyên (kỳ huyệt), sau đó châm nặn máu huyệt Thiếu thương. Các huyệt khác có thể được chọn tuỳ theo triệu chứng.
  3. Khi cần, nên phối hợp điều trị nội khoa, vì co giật cấp tính tiến triển khá nhanh.
  4. Co giật mạn tính ở trẻ em Chứng co giật mạn tính ở trẻ em thường do nôn và ỉa chảy kéo dài, hậu quả gây rối loạn chuyển hoá và dinh dưỡng, do viêm nhiễm mạn tính ở hệ thống thần kinh trung ương, hoặc có thể xảy ra sau co giật cấp tính. Đặc điểm lâm sàng chủ yếu là phát bệnh lặng lẽ, co giật không có tính chất cấp tính, xanh xao gầy còm, bơ phờ, biếng ăn, ỉa lỏng. Một số trường hợp có thể kèm theo ỉa sớm, đái rắt, hoặc những biểu hiện rung đầu, cứng gáy… Điều trị: Chọn huyệt theo triệu chứng: Kích thích nhẹ. Có thể áp dụng cứu. Chỉ định huyệt: (a) Bách hội, Quan nguyên, Túc tam lý, (b) Can du, Tỳ du, Khí hải. Huyệt theo triệu chứng: Ỉa chả: Thiên khu Co giật: Hợp cốc, Thái xung. Hai nhóm huyệt trên có thể sử dụng xen kẽ. Cũng có thể áp dụng cứu. Nếu cần, tuỳ theo triệu chứng, sử dụng thêm các huyệt khác.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2