intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

HỘI CHỨNG CO GIẬT TRẺ EM (Phần 3)

Chia sẻ: Doremon Map | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

189
lượt xem
37
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bác sĩ thực hành lâm sàng tại các tuyến từ cơ sở đến trung ương có chung các nhiệm vụ quan trọng sau: 6.1. Nếu đang cơn co giật - Cấp cứu cắt cơn co giật, ngăn ngừa thiếu Oxy não. - Quan sát, thăm khám và đánh giá xếp loại cơn co giật. - Loại trừ nhóm nguyên nhân co giật do: Rối loạn thường gặp: hạ đường huyết, hạ calci máu. Chấn thương sọ não. Do viêm nhiễm hệ thần kinh trung ương viêm não-màng não. Do sốt rét ác tính. Cao huyết áp. Ngộ độc. Thăm khám đánh giá kỹ có thể giúp...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: HỘI CHỨNG CO GIẬT TRẺ EM (Phần 3)

  1. HỘI CHỨNG CO GIẬT TRẺ EM (Phần 3) 6. TIẾP CẬN HỘI CHƯNG CO GIẬT Bác sĩ thực hành lâm sàng tại các tuyến từ cơ sở đến trung ương có chung các nhiệm vụ quan trọng sau: 6.1. Nếu đang cơn co giật - Cấp cứu cắt cơn co giật, ngăn ngừa thiếu Oxy não. - Quan sát, thăm khám và đánh giá xếp loại cơn co giật. - Loại trừ nhóm nguyên nhân co giật do: Rối loạn thường gặp: hạ đường huyết, hạ calci máu. Chấn thương sọ não.
  2. Do viêm nhiễm hệ thần kinh trung ương viêm não-màng não. Do sốt rét ác tính. Cao huyết áp. Ngộ độc. Thăm khám đánh giá kỹ có thể giúp gợi ý nguyên nhân co giật nguy hiểm và thường gặp: - Sinh hiệu, Huyết áp. - Tri giác. - Dấu chấn thương phần mềm để gợi ý chấn thương sọ não. - Dấu màng não. - Dấu thần kinh khu trú. - Dấu thiếu máu: Sốt rét ác tính, xuất huyết não màng não. - Dấu mất nước kèm hay không kèm tiêu chảy. - Khám toàn điện hô hấp, tai mũi họng
  3. 6.2. Nếu ngoài cơn co giật - Hỏi xác định xem bé đã từng có cơn co giật không (lưu ý hỏi người thực sự nuôi và chăm sóc cho trẻ). - Hỏi kỹ bệnh sử và tính chất cơn co giật: thời gian, mô tả cơn, số cơn tái phát theo đơn vị thời gian. - Xem ảnh hưởng cơn co giật trên sinh hoạt và hành vi của trẻ: ăn, bú, ngủ, chơi. - Hỏi kỹ tiền sử bản thân và gia đình: sốt cao co giật, động kinh, chấn thương tiếp xúc độc chất, phát triển tâm thần vận động. - Xử trí co giật tái phát nếu có. - Hướng dẫn cha mẹ cách xử trí co giật tại nhà và phòng ngừa sốt cao co giật. - Đề nghị xét nghiệm để giúp xác định nguyên nhân co giật nếu được. 6.3. Xét nghiệm
  4. *Xét nghiệm thường quy: - Công thức máu, KST sốt rét, CRP. tổng phân tích nước tiểu. - Dextrotix, đường huyết, ton đồ. * Xét nghiệm Cân nhắc. Chỉ định chọc dò Tủ Bếpy sống khi có các vấn đề sau: 1. Nghi nhờ có triệu chứng lâm sàng của viêm màng não. 2. Trẻ dưới 1 tuổi. 3. Trẻ trên 5 tuổi có cơn gật đầu tiên. 4. Trẻ trên 6-7 tuổi có tiên căn sốt cao co giật. 5. Trẻ không tỉnh sau 30 phút co giật và chưa có cho thuốc an thần. Chọc dò tuỷ sống có bệnh phẩm để xét nghiệm sinh hóa, tế bào, vi trừng ngưng tụ hạt Latex, PCR. Chụp XQuang phổi, cấy máu, cấy phân, xét nghiệm vi sinh mũi họng khi cần thiết.
  5. CTscan, MRI có chỉ định khi nghi nhờ có tổn thương thực thể ở não trong các cơn co giật lần đầu và giúp chẩn đoán các cơn động kinh có khả năng phẫu thuật. Đo điện não đồ: để giúp chẩn đoán chính xác thể động kinh để lựa chọn thuốc điều trị thích hợp, chỉ định khi co giật tái phát nhiều lân có thể tiến triển đến động kinh và trên trẻ có yếu tố nguy cơ cao.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2