Chứng hạ đường huyết ở người đái tháo đường
lượt xem 10
download
Bệnh nhân đái tháo đường đang điều trị bằng thuốc uống hay thuốc chích insulin đều có nguy cơ bị hạ đường huyết, có thể dẫn đến hôn mê nếu không được theo dõi và xử trí kịp thời. Những trường hợp có thể đưa đến hạ đường huyết: Bệnh nhân bỏ bữa ăn, vì lý do nào đó chẳng hạn do bị bệnh, bị ói làm cho bệnh nhân không ăn uống được hoặc do bận công việc người bệnh không ăn hoặc ăn trễ, trong khi thuốc điều trị đái tháo đường còn tác dụng sẽ gây ra...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Chứng hạ đường huyết ở người đái tháo đường
- Chứng hạ đường huyết ở người đái tháo đường Bệnh nhân đái tháo đường đang điều trị bằng thuốc uống hay thuốc chích insulin đều có nguy cơ bị hạ đường huyết, có thể dẫn đến hôn mê nếu không được theo dõi và xử trí kịp thời. Những trường hợp có thể đưa đến hạ đường huyết: Bệnh nhân bỏ bữa ăn, vì lý do nào đó chẳng hạn do bị bệnh, bị ói làm cho bệnh nhân không ăn uống được hoặc do bận công việc người bệnh không ăn hoặc ăn trễ, trong khi thuốc điều trị đái tháo đường còn tác dụng sẽ gây ra hạ đường huyết. Bệnh nhân vận động nhiều hơn mọi ngày, trong lúc vận động hoặc sau khi vận động bệnh nhân không ăn hoặc uống thêm các chất có chất đường, tinh bột, không giảm liều thuốc điều trị đái tháo đường (insulin) sẽ rất dễ bị hạ đường không những trong lúc vận động mà hạ đường huyết còn có thể kéo dài nhiều giờ sau vận động gắng sức. Bệnh nhân uống thuốc quá liều hoặc chích insulin quá liều do nhầm lẫn. Bệnh nhân đang chích insulin, hạ đường huyết có thể xảy ra khi thời gian tiêm
- insulin và bữa ăn cách xa nhau quá, nghĩa là sau khi chích insulin nhất là loại có tác dụng nhanh mà bệnh nhân ăn trễ hơn giờ quy định (thường là chích trước ăn 15-30 phút). Bệnh nhân uống nhiều rượu bia nhất là uống lúc đói dễ bị hạ đường huyết... Như vậy nếu bệnh nhân đái tháo đường gặp phải những tình huống trên sẽ dễ bị hạ đường huyết, cần kiểm tra đường huyết ngay. Khi bị hạ đường huyết sẽ có những dấu hiệu, triệu chứng mà bệnh nhân đái tháo đường cần phải biết để phát hiện sớm và xử trí kịp thời. Những triệu chứng hạ đường huyết: Cảm giác mệt, hồi hộp, vã mồ hôi, lạnh, run tay, cảm giác đói, mờ mắt, hoa mắt, chóng mặt, bứt rứt, động tác không chính xác, người xung quanh có thể thấy bệnh nhân có những biểu hiện khác thường về ý thức, hành vi (lo lắng, buồn ngủ, nói khó, hành động kỳ dị, lú lẫn…). Nếu không phát hiện xử trí kịp thời bệnh nhân sẽ nặng hơn dần dần đi vào hôn mê, có thể co giật tay chân. Đôi khi bệnh nhân hoàn toàn không dấu hiệu báo động của hạ đường huyết do trước đó bị hạ đường huyết nhiều lần làm cho các biểu hiện của hạ đường huyết mất dần, bệnh nhân đi vào hôn mê mà không có triệu chứng của hạ đường huyết. Nguy hiểm hơn hạ đường huyết xảy ra ban đêm trong lúc ngủ, người lớn tuổi, bệnh nhân và người nhà không biết, để hạ đường huyết lâu quá gây chết não,
- tử vong. Hạ đường huyết có thể thúc đẩy bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não. Như vậy trước mọi trường hợp có biểu hiện bất thường, hoặc bị hôn mê phải xem đầu tiên bệnh nhân có bị hạ đường huyết hay không. Làm sao để phát hiện hạ đường huyết sớm? Bệnh nhân cần phải biết những yếu tố thuận lợi như trên để khi có những thay đổi bất thường trong cơ thể nên nghĩ ngay đến hạ đường huyết, thường xảy ra lúc xa bữa ăn. Nếu có điều kiện, bệnh nhân sử dụng máy thử đường huyết cá nhân, thử đường huyết ngay khi có biểu hiện bất thường, lúc đó sẽ biết chỉ số đường huyết để xử trí đúng. Nếu không có máy thử đường huyết tại nhà nên đi khám bệnh và xét nghiệm máu ở bệnh viện. Xử trí và phòng ngừa hạ đường huyết như thế nào? Bệnh nhân đái tháo đường điều trị thuốc viên uống hay chích insulin đều có nguy cơ hạ đường huyết, nhất là khi giữ đường huyết càng ở gần mức bình thường. Nếu bệnh nhân tuân thủ chế độ điều trị tốt, ăn uống và uống thuốc theo đúng chế độ chỉ dẫn, theo dõi đường huyết thường xuyên (tiện lợi nhất khi có máy thử đường huyết tại nhà) thì ít khi bị hạ đường huyết nặng. Bệnh nhân nên đem theo bên mình bánh kẹo (nhất là đi xa nhà, ở những nơi không có sẵn thức ăn, đồ uống) để phòng khi bị hạ đường huyết có thể dùng ngay.
- Đối với những bệnh nhân bị rối loạn đường tiêu hóa như ói, buồn ói, tiêu chảy… cũng dễ bị hạ đường huyết do bệnh nhân sợ ăn uống sẽ bị ói và tiêu chảy nhiều hơn, đường cung cấp từ thức ăn không vào được cơ thể. Trong trường hợp này bệnh nhân phải ăn uống những thức ăn lỏng có chất đường dễ tiêu như cháo, súp, nước ép trái cây… mỗi lần một ít, đồng thời theo dõi đường huyết. Nếu sau 6 giờ mà tình trạng rối loạn tiêu hóa không bớt phải đi khám bệnh hoặc tư vấn để bác sĩ điều trị có hướng điều trị thích hợp, cụ thể. Những bệnh nhân có thói quen ăn cơm chiều sớm (3-4 giờ chiều, nhất là bệnh nhân ở vùng nông thôn), sau đó đi ngủ đến sáng không ăn thêm gì dễ bị hạ đường huyết ban đêm do không cung cấp chất đường bột trong thời gian lâu quá, bệnh nhân nên ăn một ít hoặc uống sữa trước khi đi ngủ. Khi bị hạ đường huyết nếu bệnh nhân còn tỉnh táo thì ăn hoặc uống ngay chất đường nhanh ví dụ 3 viên kẹo (tương đương 15 gram đường) hoặc uống 1 ly nhỏ (15-20 ml) nước đường hoặc 150ml nước ép trái cây, nước coca, sữa… để nâng nhanh đường trong máu. Sau 15-30 phút nên thử lại đường huyết nếu đường còn thấp, hoặc vẫn còn triệu chứng của hạ đường huyết thì lặp lại như trên thêm một lần nữa. Sau đó bệnh nhân ăn các loại đường hấp thu chậm như ăn bữa ăn chính trong ngày (bánh mì, cơm…) để tránh bị hạ đường huyết tái phát do thuốc hạ đường huyết còn tác dụng. Cuối cùng tư vấn hoặc tái khám với bác sĩ điều trị để được hướng dẫn lại chế độ ăn uống, sinh hoạt và điều chỉnh lại liều thuốc điều trị đái tháo đường.
- Tuy nhiên bệnh nhân đái tháo đường lâu năm có nhiều biến chứng nhất là biến chứng thần kinh, đôi khi có cảm giác mệt, khó chịu, ra mồ hôi nhiều không do hạ đường huyết mà nghĩ bị hạ đường huyết hoặc sợ bị hạ đường huyết sẽ ăn uống quá mức làm đường huyết tăng cao, khó ổn định đường huyết làm biến chứng thần kinh nặng thêm. Trong trường hợp này tốt nhất nên thử đường huyết khi có triệu chứng khó chịu để phân biệt do hạ đường huyết hay do biến chứng thần kinh. Thường hạ đường huyết khi bệnh nhân ăn uống ít hơn mọi khi hoặc ăn trễ hoặc bỏ bữa ăn. Nếu người nhà phát hiện bệnh nhân bị hôn mê hạ đường huyết, bệnh nhân không thể uống nước đường được (bệnh nhân mê không uống được do mất phản xạ nuốt, nếu đổ, ép uống nước đường bệnh nhân sẽ bị sặc nước vào phổi rất nguy hiểm), lập tức đưa bệnh nhân vào cơ sở y tế gần nhất để được truyền đường. Nếu bệnh nhân ở quá xa cơ sở y tế, có sẵn y tá, điều dưỡng tại chỗ có thể truyền đường ngay tại nhà, nếu không có sẵn chai đường truyền cho bệnh nhân có thể đặt ống nuôi ăn qua mũi xuống bao tử (tube Levine) để bơm nước đường, sữa cho bệnh nhân, sau đó chuyển tới cơ sở y tế gần nhất.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Dự phòng bệnh tăng huyết áp ở người lớn tuổi
5 p | 198 | 45
-
Ăn gì để kìm chỉ số đường huyết
16 p | 310 | 28
-
Rối loạn chuyển hóa đường ở người cao tuổi
2 p | 150 | 14
-
Hạ đường huyết ở người bị đái tháo đường - Một biến chứng nguy hiểm thường gặp tại gia đình
5 p | 150 | 13
-
Hạ đường huyết
7 p | 202 | 11
-
Những vấn đề cần lưu ý về tăng huyết áp
4 p | 113 | 8
-
Thực phẩm giúp hạ huyết áp ở người trung niên
5 p | 111 | 7
-
Đặc điểm bệnh nhân hạ đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường typ II và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh
5 p | 13 | 6
-
Người có ĐTĐ mang thai
5 p | 86 | 5
-
Khảo sát kiến thức và thực hành dự phòng hạ đường huyết ở người bệnh đái tháo đường tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 năm 2023
4 p | 18 | 5
-
Thực trạng kiến thức và thực hành phòng biến chứng hạ đường huyết ở người bệnh đái tháo đường type 2 tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương
6 p | 7 | 4
-
Tình trạng thừa cân, béo phì và một số yếu tố liên quan ở người trưởng thành tại 2 quận và 1 huyện thuộc Hà Nội năm 2018
10 p | 13 | 3
-
Kiểm soát đường huyết và biến chứng tim mạch ở người bệnh đái tháo đường type 2
7 p | 62 | 3
-
Một số yếu tố nguy cơ rối loạn đường huyết của người trưởng thành 40 - 69 tuổi tại một số phường thuộc TP. Hạ Long
7 p | 74 | 3
-
Kiểm soát đường huyết trên người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định
5 p | 17 | 3
-
Tỷ lệ hạ đường huyết tự ghi nhận và các yếu tố liên quan ở người bệnh đái tháo đường típ 2 tại Việt Nam
5 p | 34 | 2
-
Chất lượng kiểm soát đường huyết ở người đái tháo đường típ 2 có biến chứng thận tại bệnh viện quận
6 p | 39 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn