intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Viêm não-màng não trẻ em

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

107
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tổng quan + Thực tế bệnh viêm não và viêm màng não là 2 bệnh khác nhau, nhưng không dễ phân biệt ngay. -Viêm não là tình trạng nhiễm trùng của não bộ -Viêm màng não lại là tình trạng nhiễm trùng của màng não tức là những màng làm nhiệm vụ bảo vệ bao bọc chung quanh não và cả tủy sống.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Viêm não-màng não trẻ em

  1. Viêm não-màng não trẻ em I.Tổng quan + Thực tế bệnh viêm não và viêm màng não là 2 bệnh khác nhau, nhưng không dễ phân biệt ngay. -Viêm não là tình trạng nhiễm trùng của não bộ -Viêm màng não lại là tình trạng nhiễm trùng của màng não tức là những màng làm nhiệm vụ bảo vệ bao bọc chung quanh não và cả tủy sống. + Hội chứng não cấp: tình trạng rối loạn tri giác cấp tính có thể kèm sốt, co giật do nhiều nguyên nhân khác nhau II.Nguyên nhân A.Viêm não: + Bệnh viêm não thường do virus gây ra: - thường gặp là viêm não Nhật bản B - các viêm não do virus đường ruột
  2. - virus gây bệnh tay-chân-miệng, - còn do các virus gây bệnh sởi, quai bị... + Phụ nữ mang thai nhiễm HSV đường sinh dục - có thể truyền virus cho con lúc sinh - gây nên bệnh cảnh viêm não cực kỳ nặng nề với tỉ lệ tử vong rất cao. b.Viêm màng não: Bệnh viêm màng não thường do vi trùng (cũng có thể gặp những trường hợp viêm màng não do virus, vi nấm...) - như vi trùng Hemophilus influenzae týp B (viết tắt là HIB), - hoặc do phế cầu trùng Streptococus pneumoniae - hoặc do não mô cầu Neisseria meningitidis. III.Triệu chứng A.Viêm não: 1.Các triệu chứng kích thích não & tổn thương não + Rối loạn tinh thần. Có thể thấy: - y thức lơ mơ, có khi lú lẫn hoặc mê sảng. - kích động hay sầu uất. - có khi đái dầm, ỉa đùn. - nhầm lẫn, mất định hướng,
  3. - nói khó, nghe kém - mất trí nhớ, ảo giác, co giật. 2. Tổn thương các dây thần kinh sọ não: - Rối loạn vận nhãn cầu, sụp mí, song thị - giãn đồng tử hoặc rối loạn thị giác. - Liệt dây VII. 3.Triệu chứng tổng quát như - sốt, mệt mỏi, - nhức đầu, nôn ói, 4. Trẻ em thường gặp viêm não cấp (trên 90%). - Tuổi mắc của viêm não Nhật Bản thường là từ 3 đến 8 tuổi, - còn do virus đường ruột (enterovirus) thường là trẻ dưới 3 tuổi. - viêm não do enterovirus 71 thường có kèm theo các bóng nước lòng bàn tay , bàn chân, mông, gối và có những vết loét trong miệng B.Viêm màng não: 1. Tam chứng màng não. a. Nhức đầu: Là triệu chứng chủ yếu.
  4. - Nhức đầu dữ dội, lan toả, liên tục, thỉnh thoảng có từng cơn kịch liệt hơn. - Nhức đầu tăng khi có tiếng động, có ánh sáng chói mắt hay khi cử động thay đổi tư thế. - Vì vậy làm người bệnh phải nằm yên và quay mặt vào bóng tối. b. Nôn: - Nôn vọt, nôn dễ dàng, - nôn khi thay đổi tư thế. c. Táo bón: - Táo bón kéo dài, - không kèm theo chướng bụng 2. Những triệu chứng kích thích chung. a. Co cứng cơ: - Triệu chứng này rõ ràng và ít khi thiếu. - Ở chi trên chủ yếu là co cơ gấp. - Ở chi dưới, thân và mình, chủ yếu là co cơ duỗi, - do đó người bệnh ở tư thế rất đặc biệt: đầu ngửa ra sau, chân co vào bụng, (tư thế cò súng). * Sự co cứng còn biểu hiện bằng các dấu hiệu như sau:
  5. + Dấu hiệu cứng gáy: . Để người bệnh nằm ngửa, đầu không gối. . Một tay đỡ nhẹ phía trước ngực, một tay để phía sau gáy nâng nhẹ đầu lên, ta thấy gáy duỗi cứng, cằm không gập vào ngực được, đồng thời cả ngực người bệnh cũng nhấc lên theo. . Cần phải làm nhiều lần để tránh nhận định nhầm lẫn do người bệnh cưỡng lại. + Dấu hiệu Kernig: . Người bệnh nằm ngửa, chân duỗi thẳng. . Tay phải nâng từ từ hai chân theo hướng thẳng góc với mặt giường 20 độ, 30 độ, 40 độ, . người bệnh đã kêu đau và phải gập lại mới chịu được. . Lúc đó ta bảo Kernig + 20 độ + 30 độ + 40 độ. + Dấu hiệu Brudzinski: . Người bệnh nằm ngửa, chân duỗi thẳng. . Tay trái để vào bụng người bệnh, tay phải nâng người bệnh sao cho thân người bệnh thẳng góc với giường. . Nếu có hiện tượng co cứng, ta thấy cẳng chân gập vào đùi, đùi gập vào bụng, làm cho khi ta nâng ngừoi bệnh chân phải co lại.
  6. b. Tăng cảm giác đau: Vì tăng cảm giác đau nên khi ta bóp nhẹ cơ, gãi vào da hay châm nhẹ kim vào da, người bệnh kêu đau, phản ứng lại rất mạnh. c. Sợ ánh sáng: - Chính sợ ánh sáng cũng là làm tăng cảm giác đau. - Ánh sáng là một kích thích đau làm chói mắt người bệnh. - Vì vậy người bệnh thích quay mặt vào chỗ tối. d. Tăng phản xạ: - Các phản xạ gân xương thường tăng hơn bình thường. e. Rối loạn thần kinh giao cảm: - Mặt khi đỏ, khi tái. - Dấu hiệu vạch màng não (+). . Lấy móng tay hoặc một kim cùn vạch nhẹ nhiều đường trên da bụng người bệnh, . bình thường, sau khi vạch, xuất hiện các đường vạch đỏ nhưng mau mất. . Trong hội chứng màng não, vết vạch đỏ thẩm hơn và tồn tại lâu mới mất. f.Các triệu chứng kích thích não & tổn thương não (đã nêu trên) IV.Chẩn đoán nguyên nhân A.Viêm não: tham khảo.
  7. b.Viêm màng não: 1. DNT có máu, có thể do: a. Chấn thương sọ não: b. Chảy máu màng não: 2. DNT có mủ: a. Não mô cầu: + Loại này thường dễ gây thành dịch. Bệnh lây qua đường hô hấp hoặc tiêu hoá. - sốt cao 39 – 400. - có những cơn rét run. - Có khi kèm theo ban ngoài da. - Hội chứng màng não rõ rệt. + Chẩn đoán dựa vào chọc dò tuỷ sống. Sẽ thấy: -Vi khuẩn: soi trực tiếp thấy cầu khuẩn Gram + , hình hạt cà phê. -Sinh hoá: Anbumin tăng, Glucoza, ClNa hạ. -Tế bào: rất nhiều bệnh bạch cầu, đa số là đa nhân trung tính. b.Phế cầu:
  8. + Thường gặp ở trẻ con hơn người lớn. - thường là biến chứng sau viêm xoang, viêm tai, viêm phỗi… - Hội chứng màng não đôi khi bị che lấp bởi bệnh tiên phát. + Chọc tuỷ sống sẽ thấy: - Vi khuẩn: soi trực tiếp sẽ lấy loại song cầu (nuôi cấy sẽ thấy chắc hơn). - Về sinh hoá và tế bào, giống loại não mô cầu. c.Tụ cầu và liên cầu: Ít gặp hơn. Thường rất nặng. Chẩn đoán cũng dựa vào chọc tuỷ sống, soi trực tiếp hoặc nuôi cấy sẽ thấy rõ loại vi khuẩn gây bệnh. 3. DNT trong. Có thể gặp trong các bệnh: a. Lao: + Thường là lao màng não thứ phát của của một tổn thương lao khác như lao kê, lao phổi, lao sơ nhiễm… - Cần phải phát hiện các lao tiên phát - và tiến hành các xét nghiệm để phát hiện lao chung như: Xquang phổi, BCG tét, BK trong đờm. + Xét nghiệm nước não tuỷ sẽ thấy:
  9. - Về sinh hoá: Anbumin tăng, Glucoza, ClNa: hạ,. - Về tế bào: nhiều bạch cầu, đa số là tân cầu. - Về vi khuẩn: tìm thấy BK bằng soi trực tiếp, nuôi cấy trong môi trường Loweinstein hoặc tiêm chủng chuột bạch. Đây là xét nghiệm cơ bản để xác định bệnh. b. Virut: Bệnh cấp nhưng lành tính. xét nghiệm nước não tuỷ sẽ thấy: + Về sinh hoá: Glucoza và ClNa bình thường, Anbumin tăng ít. + Về tế bào: tăng rất nhiều bạch cầu, phần lớn là tân cầu (có hiện tượng phân ly đạm tế bào). V.Điều trị - phải vào viện A. Bệnh viêm não - thường do virus nên không dùng kháng sinh B. Bệnh viêm màng não + Kháng sinh ban đầu cho trẻ lớn thường chọn là một cephalosporin thế hệ thứ ba - như Cefotaxime (Claforan) với liều từ 200-300 mg/Kg/ngày IV chia 3 đến 4 lần, - hay một ceftriaxon (như Rocephine, Megion) liều 100-150 mg/Kg/ngày IV chia hai lần.
  10. + Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ - không bao giờ được dùng cephalosporin thế hệ thứ ba đơn độc - mà thường kết hợp thêm ampicillin và/hoặc gentamycin. + Sau khi có kết quả kháng sinh đồ thì điều trị theo kháng sinh đồ. + Điều trị thường kéo dài từ 10 ngày đến 3 tuần tùy theo loại vi khuẩn. VI.Phòng ngừa + Chủng ngừa bằng vắc xin: - Đây là biện pháp hữu hiệu nhất, - tuy nhiên bệnh do rất nhiều loại mầm bệnh gây ra mà mỗi loại vắc xin chỉ ngừa được từng loại mầm bệnh cho nên để đạt hiệu quả cần phải chủng nhiều loại vắc xin và do đó khá tốn kém. + Với viêm não - hiện ở Việt Nam chỉ có vắc xin ngừa bệnh Viêm não Nhật bản B - và các vắc xin ngừa các bệnh nhiễm virus thông thường có thể gây viêm não như sởi, quai bị, . + Với viêm màng não - thì có vắc xin ngừa vi trùng HIB và - vắc xin ngừa phế cầu trùng;
  11. - viêm màng não do não mô cầu thi chỉ có vắc xin phòng týp A và C và hiệu quả cũng không nhiều. VII.Vệ sinh phòng bệnh: + Diệt muỗi: một số loại virus gây viêm não có thể truyền qua muỗi nên cần phải thực hiện các biện pháp diệt muỗi, diệt loăng quăng và phòng muỗi đốt. + Mang khẩu trang: Một số loại virus hoặc vi trùng có thể lây qua đường hô hấp nên cần thực hiện các biện pháp vệ sinh đường hô hấp như mang khẩu trang khi ra đường, giữ gìn vệ sinh mũi, họng tốt. + Rửa tay: Còn lại một số virus có thể lây qua tay bẩn hoặc đường tiêu hóa nên việc giữ vệ sinh cá nhân như rửa tay trước khi ăn và sau khi vệ sinh, vệ sinh thân thể cũng như bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm là những biện pháp cần thực hiện. + Khi đi bơi: Cũng cần nói thêm vì vi trùng có thể lây qua mũi họng khi đi bơi ở nơi nước không sạch nên cần lưu ý tránh đi bơi ở nơi nước bẩn và nhớ nút tai kỹ, đeo kính bơi và ráy tai, nhỏ mắt, nhỏ mũi bằng dung dịch kháng sinh sau khi đi bơi.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2