Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
VIÊM PHÚC MẠC SƠ SINH: ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG<br />
VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ<br />
Diệp Quế Trinh*, Trương Nguyễn Uy Linh*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Xác định đặc điểm lâm sàng, nguyên nhân sinh bệnh, các yếu tố nguy cơ liên quan tiên lượng.<br />
Đối tượng phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu 89 trường hợp viêm phúc mạc sơ sinh tại bệnh viện Nhi<br />
Đồng 1 trong 2 năm từ 1/1/2009 đến 31/12/2010.<br />
Kết quả: Có 89 trường hợp viêm phúc mạc sơ sinh (62 nam, 27 nữ), cân nặng trung bình 2695g. Tuổi nhập<br />
viện trung bình 3,77 ngày. Nguyên nhân chính gồm viêm ruột hoại tử (18;20,2%), thủng dạ dày tự phát<br />
(23;25,8%), teo ruột non (6;6,7%), thủng ruột tự phát (9;10,1%), xoắn hoại tử ruột (9;10,1%), Hirschsprung<br />
(5;5,6%), tắc ruột phân su (1;1,%), viêm thủng túi thừa meckel (1;1,1%). Chướng bụng là triệu chứng có ở hầu<br />
hết các trường hợp. Tất cả các bệnh nhân đều được phẫu thuật. Có 25/89 bệnh nhân tử vong (25,1%).Tử vong<br />
xảy ra trên những trẻ viêm ruột hoại tử (32%) và thủng dạ dày tự phát (36%).<br />
Kết luận: Viêm phúc mạc sơ sinh là bệnh phức tạp, tử vong cao. Nhiễm trùng, trì hoãn chẩn đoán, cân<br />
nặng lúc sinh thấp, sinh non là những yếu tố chính liên quan đến tử vong.<br />
Từ khóa: Viêm phúc mạc sơ sinh.<br />
<br />
ABTRACT<br />
NEONATAL PERITONITIS: CLINICAL STATISTICS AND OUTCOME<br />
<br />
Diep Que Trinh, Truong Nguyen Uy Linh<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 3 - 2011: 63 - 66<br />
Objectives: Define clinical manifestations,causes and management of neonatal peritonitis and analyze<br />
factors relevant to outcome.<br />
Methods: To medical records of 89 neonates treated at Children’s Hospital 1 for peritonitis over the past<br />
2 years.<br />
Results: There were 62 boys and 27 girls, with a mean body weight of 2695g. The mean age at admission<br />
was 3.77 days. Main causes of peritonitis included spontaneous gastric perforation (23;25.8%), necrotizing<br />
enterocolitis (NEC) (18;20.2%), spontaneous intestinal perforation (9;10.1%), volvulus (9;10.1%), Intestinal<br />
atresia (6;6.7%), Hirschsprung’s disease (5;5.6%), meconium ileus (1;1.1%), perforation of Meckel’s<br />
diverticulum (1;1.1%). Abdominal distention was the most consistent clinical finding,vomiting (60.7%). All<br />
patients underwent laparotomy. There were 25 deaths.Deaths occurred in infants with NEC and spontaneous<br />
gastric perforation.<br />
Conclusions: Neonatal peritonitis comprise a heterogeneous group, to be associated with high motality<br />
rates. Septicemia, low birth weight, prematurity and delayed recognition were responsible for the majority of<br />
deaths.<br />
Key words: Neonatal peritonitis.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Viêm phúc mạc sơ sinh là cấp cứu ngoại nhi<br />
* Bệnh viện Nhi Đồng 1, ĐH Y Dược TpHCM<br />
Tác giả liên lạc: BS Diệp Quế Trinh, ĐT: 0908552152<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Nhi<br />
<br />
phức tạp về chẩn đoán, về nguyên nhân sinh<br />
bệnh và cả trong điều trị. Hiện nay, với sự tiến<br />
bộ của gây mê hồi sức sơ sinh, của êkíp phẫu<br />
<br />
Email: archtung97a1@yahoo.com<br />
<br />
63<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011<br />
<br />
thuật sơ sinh và liệu pháp kháng sinh,đã giúp<br />
cải thiện đáng kể tình hình tử vong. Tuy nhiên<br />
dự hậu của bệnh vẫn còn dè dặt. Chẩn đoán<br />
sớm bệnh, nắm bắt được nguyên nhân sinh<br />
bệnh là cốt lõi quan trọng nhất để điều trị thành<br />
công.<br />
<br />
Mục tiêu nghiên cứu<br />
Nhằm trình bày đặc điểm lâm sàng, thảo<br />
luận về bệnh nguyên và các yếu tố liên quan đến<br />
tiên lượng bệnh viêm phúc mạc sơ sinh.<br />
<br />
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Chúng tôi hồi cứu tất cả những trường hợp<br />
viêm phúc mạc sơ sinh đã được chẩn đoán và<br />
được phẫu thuật trong 2 năm từ 1/2009 đến<br />
12/2010. Các dữ kiện được ghi nhận như: giới,<br />
tuổi nhập viện, cân nặng lúc sinh, triệu chứng<br />
lâm sàng, nguyên nhân, các yếu tố góp phần và<br />
kết quả điều trị.<br />
<br />
Tiêu chuẩn loại trừ<br />
Viêm phúc mạc sơ sinh không được phẫu<br />
thuật.<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Có 62 trẻ nam và 27 trẻ nữ viêm phúc mạc sơ<br />
sinh đã được chẩn đoán, điều trị phẫu thuật tại<br />
khoa Ngoại bệnh viện Nhi Đồng 1 trong 2 năm<br />
từ 01/2009 đến 12/2010<br />
Cân nặng trung bình 2695 g (nhỏ nhất 800 g<br />
và lớn nhất 4200 g).<br />
Diễn tiến bệnh lý xuất hiện từ ngày thứ 1đến<br />
ngày thứ 25 sau sinh (trung bình 3,77 ngày).<br />
Triệu chứng thường gặp là nôn dịch<br />
vàng/xanh 54/89 trường hợp (60,7%), chướng<br />
bụng 87/89 trường hợp (97,8%), thành bụng nề<br />
đỏ 50/89 trường hợp (56,2%), suy hô hấp trước<br />
mổ 48/89 trường hợp (53,9%), sốc trước mổ 27/89<br />
trường hợp (30,3%).<br />
Các dị tật phối hợp bao gồm: Teo thực quản,<br />
teo tá tràng, teo ruột non, ruột xoay bất toàn, tim<br />
bẩm sinh, não úng thủy, bất sản hậu môn trực<br />
tràng, omphalocele.<br />
Chẩn đoán hình ảnh với XQ bụng không sửa<br />
<br />
64<br />
<br />
soạn: hơi tự do 59/86 ca (68,6%)<br />
Siêu âm: 43/80 trường hợp có hơi tự do<br />
(53,8%), dạng dịch không thuần nhất 57/80<br />
trường hợp (71,3%).<br />
Các yếu tố nguy cơ: 30 trường hợp có cân<br />
nặng lúc sinh thấp < 2500 g (33,7%), 32 trường<br />
hợp sinh non (36%).<br />
Bảng 1: Nguyên nhân viêm phúc mạc và tử vong.<br />
Nguyên nhân<br />
<br />
Tần suất<br />
<br />
Tử vong<br />
<br />
Thủng dạ dày tự phát<br />
Viêm ruột hoại tử<br />
Teo ruột non<br />
Hirschsprung<br />
<br />
23<br />
18<br />
6<br />
5<br />
<br />
9 (39,1%)<br />
8 (44,4%)<br />
3 (50%)<br />
1 (20%)<br />
<br />
Bất sản HM-TT<br />
<br />
4<br />
<br />
0<br />
<br />
Xoắn ruột<br />
Thủng ruột tự phát<br />
<br />
9<br />
9<br />
<br />
2 (22,2%)<br />
0<br />
<br />
Thủng Meckel<br />
<br />
1<br />
<br />
0<br />
<br />
Tắc ruột phân su<br />
<br />
1<br />
<br />
0<br />
<br />
Không biết nguyên nhân<br />
Tổng cộng<br />
<br />
13<br />
89<br />
<br />
2(15,38%)<br />
25(100%)<br />
<br />
*Nhận xét: Trong 13 trường hợp không biết<br />
nguyên nhân chỉ ghi nhận đại tràng nhỏ về đại<br />
thể, không có kết quả sinh thiết.<br />
Bảng 2: Vị trí thủng<br />
Vị trí<br />
<br />
Tần suất<br />
<br />
Tỷ lệ<br />
<br />
Dạ dày<br />
Ruột non<br />
Đại tràng<br />
Đại tràng+ruột non<br />
Meckel<br />
Không xác định<br />
Tổng cộng<br />
<br />
23<br />
32<br />
26<br />
6<br />
1<br />
1<br />
89<br />
<br />
25,84%<br />
35,96%<br />
29,21%<br />
6,74%<br />
1,12%<br />
1,12%<br />
100%<br />
<br />
*Nhận xét: Không xác định vị trí thủng 1<br />
trường hợp nghĩ do thủng bít.<br />
Bảng 3: Xử trí<br />
Xử trí<br />
Khâu dạ dày vỡ<br />
Dẫn lưu ruột ra da<br />
Cắt nối ruột<br />
Dẫn lưu ổ bụng đơn thuần<br />
<br />
Số ca<br />
23<br />
48<br />
19<br />
3<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Viêm phúc mạc sơ sinh do thủng đường tiêu<br />
hóa với tỷ lệ tử vong theo nghiên cứu của chúng<br />
tôi phù hợp với các báo cáo gần đây là 28,1%.<br />
Tình hình tử vong cải thiện do sự tiến bộ của<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Nhi<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011<br />
gây mê hồi sức sơ sinh, kỹ thuật mổ và của liệu<br />
pháp kháng sinh. Hiện nay, tỷ lệ mắc bệnh toàn<br />
bộ có khuynh hướng tăng trong các đơn vị phẫu<br />
thuật sơ sinh(3).<br />
Nguyên nhân sinh bệnh của viêm phúc mạc<br />
sơ sinh rất phức tạp,còn nhiều tranh luận. Trong<br />
nghiên cứu của chúng tôi, thủng dạ dày nguyên<br />
phát là tổn thương hàng đầu khác với các<br />
nghiên cứu khác đây là nguyên nhân đứng thứ 2<br />
sau viêm ruột hoại tử. Đặc điểm của những trẻ<br />
thủng dạ dày giống các nghiên cứu khác như<br />
thường gặp ở trẻ nam, lỗ thủng khu trú ở bờ<br />
cong lớn phần phình vị của dạ dày trong phần<br />
lớn các trường hợp và thời gian thủng xảy ra<br />
trong 2 tuần đầu đời.<br />
Nguyên nhân của thủng dạ dày còn nhiều<br />
bàn cải. Mô dạ dày thiếu máu thứ phát sau giảm<br />
oxy huyết, bất thường bẩm sinh lớp cơ, vỡ cơ<br />
học, chấn thương trong suốt quá trình hồi sức<br />
tích cực, tất cả được cho là yếu tố nguy cơ của<br />
thủng dạ dày.<br />
Có 9/23 trường hợp thủng dạ dày tử vong<br />
(39,1%) theo nghiên cứu chúng tôi, tương đương<br />
với các tác giả khác(1,3)<br />
Viêm ruột hoại tử được xếp vào nguyên<br />
nhân thứ 2 của viêm phúc mạc sơ sinh theo<br />
nghiên cứu (20,2%), ít hơn với các nghiên cứu<br />
khác (62,5%) và (68%). Sự khác biệt này có thể<br />
liên quan đến 13 trường hợp không biết nguyên<br />
nhân mà ghi nhận đại thể là đại tràng nhỏ trong<br />
một số trường hợp và đó có thể là viêm ruột<br />
hoại tử không điển hình do khó phát hiện tổn<br />
thương bằng mắt thường lại không được sinh<br />
thiết(3)<br />
Chúng tôi ghi nhận có 9 trường hợp thủng<br />
đường tiêu hóa khu trú mà không có bằng<br />
chứng tổn thương thực thể khác trên đường tiêu<br />
hóa. Năm 1987, Aschner mô tả hội chứng thủng<br />
đường tiêu hóa tự phát trên những trẻ nhẹ cân.<br />
Những trường hợp này được xác định lúc mở<br />
bụng và sinh thiết đoạn ruột quanh lỗ thủng<br />
thấy bình thường.<br />
Thủng đường tiêu hóa tự phát xuất hiện<br />
trong 2 tuần tuổi đầu tiên ở trẻ sinh sớm, bệnh<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Nhi<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
nguyên không rõ ràng. Các giả thuyết đưa ra<br />
như sự khiếm khuyết lớp cơ bẩm sinh đường<br />
tiêu hóa hay thiếu máu thành ruột(3,4).<br />
Ghi nhận có 1 trường hợp viêm phúc mạc<br />
với tình trạng ổ bụng dơ, nhiều giả mạc nhưng<br />
không tìm thấy lỗ thủng có thể là thủng bít.<br />
Viêm thủng túi thứa Meckel hiếm gặp trong<br />
thời kỳ sơ sinh, là nguyên nhân chiếm 3%<br />
trường hợp thủng đường tiêu hóa, nghiên cứu<br />
chúng tôi có 1 trường hợp (1,1%). Chân túi thừa<br />
dài và hẹp dẫn đến tắc nghẽn và viêm. Theo<br />
thuyết Lumen cơ chế viêm thủng túi thừa giống<br />
như viêm thủng ruột thừa(6).<br />
Tiên lượng trẻ viêm phúc mạc sơ sinh phụ<br />
thuộc vào nhiều yếu tố. Những yếu tố này<br />
gồm:cân nặng lúc sinh, tuổi thai, mức độ và loại<br />
bệnh nền, các dị tật phối hợp St-Vil(3) thấy cân<br />
nặng lúc sinh là yếu tố tiên lượng nhiều hơn tuổi<br />
thai. Cả cân nặng lúc sinh thấp (33,7%) và tuổi<br />
thai < 35 tuần (36%) được chứng minh là yếu tố<br />
tiên lượng trong nghiên cứu của chúng tôi.<br />
Chẩn đoán được xác định bởi hơi tự do<br />
trong ổ bụng 62 trường hợp (72,1%), 27 bệnh nhi<br />
(27,9%) thủng được xác định lúc phẫu thuật từ<br />
tắc nghẽn đường tiêu hóa và viêm phúc mạc do<br />
nguyên nhân viêm ruột hoại tử.<br />
Nguyên nhân chẩn đoán trễ là do ít thực<br />
hiện X quang bụng kiểm tra và không phát hiện<br />
ra dấu hiệu hơi trong phúc mạc trên phim thẳng<br />
thế nằm ngửa như hình ảnh “vòm hơi” hay dấu<br />
“football”, hơi tự do 2 bên sườn, hơi trong bìu và<br />
dấu Rigler’s (hơi trong thành ruột)(3,5).<br />
Phẫu thuật khâu lỗ thủng bắt buộc được<br />
thực hiện, xu hướng gần đây điều trị thủng<br />
đường tiêu hóa là đóng lỗ thủng đơn thuần hoặc<br />
cắt bỏ đoạn ruột tổn thương và nối ruột thì đầu<br />
trên bệnh nhân viêm phúc mạc ở trẻ sơ sinh,<br />
nhằm giảm thời gian và chi phí nằm viện. Số<br />
liệu của chúng tôi cũng như các nghiên cứu khác<br />
ủng hộ tái lập lưu thông đường tiêu hóa là<br />
phương pháp điều trị tốt nhất.<br />
<br />
65<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
<br />
hướng điều trị thích hợp đạt kết quả tốt nhất.<br />
<br />
Biểu hiện lâm sàng thường không điển hình<br />
và kèm rối loạn của nhiều cơ quan,nhiều tạng.<br />
Triệu chứng bụng chướng xuất hiện có hầu hết<br />
các trẻ viêm phúc mạc. Do đó cần kiểm tra X<br />
quang bụng nhiều lần để phát hiện hơi trong<br />
phúc mạc ở trẻ có chướng bụng.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
Nhiễm trùng, cân nặng lúc sinh thấp, sinh<br />
non và chẩn đoán trễ là yếu tố chính dẫn đến<br />
tử vong.<br />
Thủng dạ dày tự phát và viêm ruột hoại tử<br />
là nguyên nhân chính gây viêm phúc mạc ở trẻ<br />
sơ sinh. Hiểu biết nguyên nhân sinh bệnh để có<br />
<br />
66<br />
<br />
1.<br />
2.<br />
3.<br />
4.<br />
5.<br />
6.<br />
<br />
Jaward AJ (2002). Spontaneous neonatal gastric perforation.<br />
Perdiatr Surg Int;18: 396-399<br />
Asabe K, Oka Y, Kai H, Shirakusa T (2009). Neonatal<br />
Gastrointestinal perfopration. Turk J Pediatr ;51: 264-70<br />
Elhalaby<br />
EA<br />
(2000):<br />
Neonatal<br />
gastrointestinal<br />
perforation.Egyptian Jounal of SurgeryApril;19 (2):78-86<br />
Kuremu RT (2004). Neonatal gastric perforation. Afr Med<br />
JJan; 81(1): 56-8<br />
Miller JA (1962). The football sign in neonatal perforate<br />
viscus. American Journal of Disease of Children: 104-311<br />
Oyachi N, Takano K (2007). Perforation of Meckel’s<br />
diverticulum manifesting as aseptic peritonitis in a neonate.<br />
Report of a case. Surg Today; 37:881-3<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Nhi<br />
<br />