Tài liệu "Viêm tiểu phế quản (J21)" nhằm cung cấp cho học viên những nội dung về định nghĩa, các nguyên nhân thường gặp, cách tiếp cận, xử trí cấp cứu, điều trị ngoại trú và theo dõi bệnh nhi. Mời các bạn cùng tham khảo!
AMBIENT/
Chủ đề:
Nội dung Text: Viêm tiểu phế quản (J21)
- VIÊM TIỂU PHẾ QUẢN (J21)
1. ĐẠI CƯƠNG
Viêm tiểu phế quản là bệnh lý viêm cấp tính của các phế
quản cỡ nhỏ và trung bình, gặp ở trẻ < 02 tuổi, đặc trưng bởi
hội chứng lâm sàng: ho, khò khè, thở nhanh và co lõm ngực.
VTPQ là hội chứng lâm sàng xảy ra ở trẻ dưới 02 tuổi,
đặc trưng bởi triệu chứng hô hấp trên (vd: chảy mũi), sau đó
là viêm đường hô hấp dưới (đường thở nhỏ/phế quản) dẫn
đến khò khè và/hoặc ran phổi.
VTPQ chủ yếu do nhiễm virus lần đầu hoặc tái phát, đôi
khi do vi khuẩn (vd: Mycoplasma pneumonia).
2. NGUYÊN NHÂN
- Respiratory syncytial virus (RSV): chiếm đa số hơn
50%, tiếp theo là Rhinovirus.
- Virus khác ít gặp hơn: Parainfluenza virus, Human
metapneumovirus, Influenza virus, Adenovirus, Coronavirus,
và Human bocavirus. [2]
- Ngoài ra có thể gặp Mycoplasma pneumonia và
Bordetella pertussis.
3. CHẨN ĐOÁN
Chẩn đoán xác định viêm tiểu phế quản dựa vào dịch tễ,
lâm sàng, cận lâm sàng ở trẻ dưới 02 tuổi.
37
- 3.1. Dịch tễ
- Lứa tuổi: dưới 24 tháng, thường gặp dưới 12 tháng,
đỉnh cao nhất 02-06 tháng.
- Mùa: xảy ra quanh năm tại các nước nhiệt đới và cận
nhiệt đới.
- Lây truyền: lây do tiếp xúc trực tiếp với người bệnh
qua giọt bắn khi ho, hắt hơi; hoặc gián tiếp qua tay người
chăm sóc, đồ chơi.
3.2. Lâm sàng
- Khởi đầu với các triệu chứng nhiễm siêu vi: sốt, ho,
sổ mũi.
- Một hai ngày sau trẻ khò khè, thở nhanh, co lõm
ngực, quấy khóc, bú kém.
- Khám:
+ Phổi nghe ran rít hoặc ran ẩm nhỏ hạt.
+ Trẻ có thể bị mất nước do sốt, thở nhanh và bú kém.
- Cần chú ý các dấu hiệu nặng để theo dõi sát và xử trí
kịp thời:
3.2.1. Liên quan cơ địa
- Tuổi < 03 tháng.
- Tiền sử sinh non ≤ 36 tuần, nhẹ cân, suy hô hấp
sơ sinh.
- Bệnh tim bẩm sinh thay đổi huyết động quan trọng:
tim bẩm sinh tím, cao áp phổi trung bình-nặng.
- Bệnh phổi mạn kèm theo: loạn sản phế quản phổi,
thiểu sản phổi.
- Tật bẩm sinh hoặc bất thường giải phẫu đường hô hấp.
38
- - Bệnh lý thần kinh cơ.
- Suy dinh dưỡng nặng.
- Suy giảm miễn dịch bẩm sinh hoặc mắc phải.
3.2.2. Liên quan hô hấp
3.3. Cận lâm sàng
- Công thức máu: bạch cầu bình thường hoặc tăng, chủ
yếu lympho.
- X quang ngực: không đặc hiệu.
+ Dày thành phế quản 50-80%.
+ Viêm phổi kẽ 50-80%.
+ Ứ khí phế nang: ứ khí đơn thuần 2%, ứ khí kèm các
tổn thương khác 50%.
+ Thâm nhiễm phổi 30%.
+ Xẹp phổi (thường ở thùy trên phổi phải) 25%.
+ Cũng có thể bình thường 10%.
3.4. Chẩn đoán phân biệt
- Suyễn nhũ nhi: khò khè ≥ 03 lần có đáp ứng với thuốc
dãn phế quản, gia đình có tiền căn suyễn hoặc dị ứng.
- Viêm phổi.
- Ho gà: trẻ < 03 tháng chưa được chủng ngừa.
- Dị vật đường thở.
- Suy tim sung huyết, viêm cơ tim siêu vi.
- Trào ngược dạ dày thực quản.
- Bất thường giải phẫu đường hô hấp.
39
- 4. XỬ TRÍ
4.1. Chỉ định nhập cấp cứu: khi có dấu hiệu suy hô hấp
nặng hoặc dấu hiệu nguy hiểm toàn thân.
4.2. Chỉ định nhập viện
- Trẻ ≥ 03 tháng tuổi: một trong những biểu hiện sau:
+ Nhịp thở ≥ 70 lần/phút.
+ Mạch ≥ 150 lần/phút.
+ Tím tái.
+ Thay đổi tri giác.
+ Xẹp phổi trên X quang.
- Trẻ < 03 tháng: có thở nhanh hoặc mạch > 140 lần/phút.
- Nguy kịch hô hấp trung bình-nặng: phập phồng cánh
mũi, co lõm ngực, thở rên, nhịp thở > 70 lần/phút, khó thở,
tím tái.
- Giảm oxy máu < 90%.
- Ngưng thở.
- Vẻ nhiễm độc.
- Bú kém.
- Lơ mơ.
4.3. Điều trị ngoại trú
- Các trường hợp nhẹ có thể điều trị ngoại trú, hay điều
trị ở tuyến cơ sở.
- Chỉ cần điều trị triệu chứng:
+ Tiếp tục cho trẻ ăn/bú bình thường.
+ Thông thoáng đường thở bằng NaCl 0,9%.
+ Cho trẻ uống nhiều nước.
+ Hạ sốt.
40
- - Không dùng kháng sinh, thuốc dãn phế quản,
corticoid, nước muối ưu trương.
- Theo dõi sát diễn tiến bệnh.
- Hướng dẫn các dấu hiệu cần tái khám ngay.
- Tái khám sau 02 ngày.
4.4. Điều trị khác
- Kháng sinh:
+ Không dùng kháng sinh thường quy trong điều trị
viêm tiểu phế quản (1B). Chỉ định khi có bằng chứng
bội nhiễm vi trùng hoặc lâm sàng có dấu hiệu nặng
chưa loại trừ nhiễm trùng:
§ Sốt cao đột ngột hoặc kéo dài.
§ Diễn tiến lâm sàng xấu nhanh trong vòng
24-48 giờ.
§ Bạch cầu tăng, bạch cầu đa nhân chiếm ưu thế.
§ CRP > 20 mg/l.
§ X quang có thâm nhiễm đông đặc phổi.
+ Có thể sử dụng kháng sinh như trong điều trị
viêm phổi.
- Thuốc dãn phế quản:
+ Không khí dung dãn phế quản thường quy cho trẻ
viêm tiểu phế quản lần đầu (2B).
+ Có thể sử dụng khi chưa loại trừ suyễn.
+ Khí dung Salbutamol: 0,15 mg/kg/lần (tối thiểu 2,5
mg; tối đa 05 mg/lần)/Adrenalin cho viêm tiểu phế
quản nặng hoặc suy hô hấp, đánh giá trước và sau
phun 1 giờ, nếu đáp ứng duy trì mỗi 04-06 giờ,
ngưng khi không cải thiện.
41
- + Không khuyến cáo dùng dãn phế quản đường uống.
- Corticoid: Corticoid.
+ Không khuyến cáo dùng thường quy ở trẻ khỏe mạnh
và trẻ nhỏ viêm tiểu phế quản lần đầu (1A).
+ Có thể có hiệu quả ở những bệnh nhân có bệnh phổi
mạn tính (loạn sản phế quản phổi) và bệnh nhân khò
khè nhiều lần trước đó.
+ Khí dung corticoid không hiệu quả trong dự phòng
khò khè tái phát.
- Vật lý trị liệu hô hấp: không chỉ định thường quy, chỉ
định trong những trường hợp có xẹp phổi.
42