Vòng cung ánh sáng
lượt xem 5
download
Gọi là hoạ sĩ, nghĩa là hắn vốn có năng khiếu và được đào tạo bài bản để phát triển năng khiếu trở thành khả năng cảm thụ Cái Đẹp, trước hết là Cái Đẹp của Tự nhiên, sau đó là tài năng biểu hiện, tái tạo, phát huy và xiển dương Cái Đẹp cho Đời. Đó là bổn phận của hắn, nghiệp chướng của hắn. Gọi là nghiệp chướng vì thực ra nếu thiếu những bức tranh của hắn thì vẫn còn vô số những bức tranh khác cũng do những kẻ mang nghiệp chướng và tự nhận bổn...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Vòng cung ánh sáng
- Phạm Xuân Vòng cung ánh sáng Phụng Tặng Hoạ sĩ Trần Hữu Nhật Gọi là hoạ sĩ, nghĩa là hắn vốn có năng khiếu và được đào tạo bài bản để phát triển năng khiếu trở thành khả năng cảm thụ Cái Đẹp, trước hết là Cái Đẹp của Tự nhiên, sau đó là tài năng biểu hiện, tái tạo, phát huy và xiển dương Cái Đẹp cho Đời. Đó là bổn phận của hắn, nghiệp chướng của hắn. Gọi là nghiệp chướng vì thực ra nếu thiếu những bức tranh của hắn thì vẫn còn vô số những bức tranh khác cũng do những kẻ mang nghiệp chướng và tự nhận bổn phận như hắn tạo nên. Và giả sử rằng trên đời không có hoạ sĩ, không có các bức tranh thì người có đôi mắt tinh tường vẫn say mê chiêm ngưỡng bao nhiêu là cái đẹp mà tạo hoá đã vô cùng hào phóng tạo ra. Từ đó, có thể nêu lên một câu hỏi: "Đời có cần những bức tranh và những hoạ sĩ hay không?". Có thể cần, có thể không. Nhưng hắn đã nhất quyết phải trở thành hoạ sĩ để gánh lấy bổn phận không ai trao và cái nghiệp chướng mà cha mẹ hắn chắc cũng chẳng muốn con mình dính vào. Đầu tiên, hắn tự làm khổ mình! Tuy cha mẹ hắn không muốn con dính vào nghiệp chướng nhưng vì chiều con nên khi hắn thi đậu vào trường Đại học Nghệ thuật Huế thì họ đành tặc lưỡi, tiếp tục còng lưng vắt mồ hôi kiếm tiền nuôi thằng con ấp ủ mộng thiên tài. Để đến được cái đỉnh thiên tài, chắc hắn phải đi mòn hàng vạn đôi giày mơ ước, vắt hàng muôn ức chiếc áo đẫm mồ hôi, sải hàng triệu bước chân cuồng si và bấu đến bật máu hàng ngàn lần móng tay tróc rồi lại mọc để trèo lên, vượt qua những vách đá định kiến về Cái Đẹp. Nghĩa là hắn vừa làm khổ mình vừa làm khổ cha mẹ mình và tất cả những ai yêu thương, lo toan cho hắn!
- Chưa đủ, hắn lại lăm le và cuối cùng thực hiện chuyện để tóc dài. Nhìn sau lưng hoặc nhìn nghiêng, nếu không có bộ ria mép lởm chởm và mấy sợi râu cằm lơ thơ, khối người dễ nhầm hắn là thiếu nữ ngọt xanh như đọt su su đầu vụ ở xứ này. Đã có những anh chàng măng tơ tuổi nhưng đá cuội tình tang nhầm tưởng như vậy và lẽo đẽo theo sau hắn để ngắm, để tán tỉnh và lăm le luộc sống con mồi non, cho đến khi nhìn thấy bộ ria mép mới chưng hửng rút lui. Thế là hắn làm khổ những kẻ có đôi mắt lé! Với người thường, núi là núi, sương là sương. Với hắn, núi không chỉ là cây, lá, đá, hoa; không chỉ là biểu tượng của sự vững chãi, đức thanh cao, đỉnh cao trí tuệ, đại biểu của lòng nhân như những người mê Đạo học. Núi không chỉ là cơn nổi giận trào phun rồi lạnh lùng tạo kết của nham thạch, cú nhăn mặt xô đẩy đầy dồn nén hờn ghen của vỏ Trái Đất như cách nhìn của các nhà địa chất học. Là hoạ sĩ, hắn có cách nhìn khác người, khác cả chính hắn lúc buồn, lúc vui. Hắn đứng bên cửa sổ nhìn ra mặt đồi. Người dân Vĩnh Yên lên đây cày ải, đào đắp, xẻ cắt mặt đồi làm thành những mảnh vườn nho nhỏ, những luống rau xanh xanh, nom như những ruộng lúa bậc thang ở miền Tây Bắc, ai cũng thấy vậy. Để kiếm được mỗi ngày ba, bốn chục ngàn đồng, người dân Vĩnh Yên phải đi bộ hơn hai chục cây số từ ngoại ô thành phố lên đây vào lúc hai, ba giờ sáng cho đến khi tối mịt mới về nhà. Không mấy ai trong số khách lên đây biết vậy. Họ chỉ biết khen đọt su su xào thịt bò rất ngon, luộc ăn rất ngọt và thầm chê giá quá đắt, đắt thấu trời! Hắn lại nhìn mặt đồi theo cách khác và reo lên: "Ồ! Những nếp nhăn vô trật tự thời gian!". Đó là những nếp tất bật lo toan cuộc sống của người dân nghèo. Và mặt đồi cũng là chính là khuôn mặt đầy nếp nhăn trước tuổi của người nông dân! Khi hắn nói như vậy, những người chỉ biết thưởng thức cái ngon, cái khác lạ với cái thường ngày bỗng cảm thấy áy náy vì sự vô tâm có phần ích kỷ của mình. Thế là hắn làm khổ những người mới quen biết hắn, những người chưa kịp cảm được nỗi khổ của người dân nơi đây!
- Đoàn đi dự Trại sáng tác của Hội có mười lăm người, gồm hội viên của hầu hết các chuyên ngành: Văn học, Mỹ thuật, Âm nhạc, Sân khấu và Nhiếp ảnh. Khi lên đây, có những người lần đầu gặp nhau. Thế là họ làm quen bằng cách rủ nhau đi ngắm núi đồi. Họ tách ra từng nhóm, tuỳ theo sự lựa chọn có phần cảm tính những ai hợp tạng với mình. Hắn đi với một nhóm nhỏ. Và trong khi mọi người đang say sưa ngắm các ngôi nhà chen chúc nhau ở dưới đồi, bên sườn đồi, ở lưng chừng đồi... mà khi mới lên, không ai nghĩ ngọn đồi nhỏ phủ đặc sương mù lại chật ních nhà nghỉ, khách sạn, nhà hàng ăn uống như vậy... thì hắn bỗng reo lên: "A! Vòng cung ánh sáng!... Mọi người đổ xô tới, nhìn theo ánh mắt của hắn. Bên dưới ngọn đồi và bên sườn hai ngọn đồi lân cận đang ngập chìm trong biển sương mù xám xịt bỗng ánh lên một dải sáng trắng, đẹp như Bắc Cực Quang. Dải sáng hình vòng cung, lượn quanh sườn và chân ba ngọn đồi, tạo nên giữa bầu trời chiều âm u một cảnh tượng huy hoàng rực rỡ. Đẹp sững sờ! Những chiếc máy ảnh lập tức được rút ra, được giơ lên. Còn hắn... hắn biến đi đâu mất. Hắn sẽ làm khổ những ai đây? Khi tôi chạy băng từ lưng chừng ngọn đồi xuống chỗ mà tôi nhận thấy như là chỗ thấp nhất của vòng cung ánh sáng thì tôi gặp nàng. Nàng đột ngột hiện ra giữa vòng cung ánh sáng. Và tôi ngờ rằng nàng đã đứng đó đợi tôi từ lâu lắm rồi. Có thể từ kiếp trước. Khuôn mặt nàng đẫm đầy sương. Hay chính sương rừng như sữa đã đọng thành khuôn mặt nàng. Mái tóc không bợn chút thời trang, nguyên sơ như chùm lá thuỷ tùng. Đôi mắt trong veo như mắt chú sóc con trên cành cây trước ngõ nhà sáng tác vẫn thường tinh nghịch nhìn tôi mỗi sáng tinh mơ trước khi lẫn vào hốc. Nàng ước độ mười tám tuổi nhưng cái miệng vừa mím vừa cười lại hé lộ ước ao của tuổi lên mười chưa một lần rời ngõ vắng, còn đôi má là hiện thân của một búp hồng ấp ủ khát khao ngày hé nụ. Tôi cộng tất cả lại, lấy trung bình
- tuổi của nàng là Tuổi Đang Mơ. Khi nàng khẽ gật đầu đồng ý làm người mẫu "nguyên xi quần áo" để tôi vẽ chân dung Thiếu nữ bên đồi sương, tôi thấy tay mình run lên. Lần đầu tiên trong đời, tôi thiếu tự tin. Không biết mình sẽ tái tạo được hay chăng giọt sương nồng trong nắng lạnh, cái thắm đỏ giữa ngàn xanh, chút trong veo của đục ngầu nhân thế, hơi thở mong manh như làn gió lượn giữa lưng đồi! Và tim tôi dồn nhịp, chân tôi cứng đờ, lưỡi tôi thành mảnh đá! Nàng đội chiếc mũ len nâu pha đen viền trắng. Những sợi len trắng óng ánh sương. Chúng làm ngời lên khuôn mặt của Hương Phi dù nơi đây không có điệu nhạc rạo rực cuồng say của người Tây Hạ. Khi nàng cúi xuống nhặt rau, mắt len lén nhìn bà cô ruột đang âm thầm cảnh giác chàng trai lạ, tôi bỗng thấy mình hoá thân thành Gia Luật Đề, người tình thời thiếu nữ của Isramala, trước khi nàng về Kim Đô làm vợ của Đại Hãn Mãn Châu - Tề Tề Cáp Nhĩ - rồi sau đó thành Hương Phi của hoàng đế Thanh Triều. Cái đêm chúng tôi hẹn hò nhau lần cuối sau lùm cây xương rồng, cũng có một đôi mắt âm thầm dõi theo như thế. Những người đang yêu luôn làm cho những kẻ không muốn họ yêu nhau phải âm thầm đau khổ! Khổ thật! Hắn biến đi đâu mà tài thế? Rõ ràng hắn vừa ở đây, vừa bỏ đi. Vậy mà tìm hoài không thấy. Thị trấn nhỏ như bàn tay, tưởng chỉ một thoáng là đi khắp. Hoá ra đường sá ngóc ngách như bát quái đồ, nhà to nhà nhỏ, khách sạn lộng lẫy hiện đại nằm kề ngôi nhà kiểu cổ, sẵn sàng sụp đổ bất cứ lúc nào; chỉ nhìn cũng đủ rối mắt huống chi đi tìm một kẻ không biết đi về đâu! Bỗng một chàng hoạ sĩ trong đoàn reo lên: "A! Biết rồi! Thế nào hắn cũng đến chỗ đó!". Chỗ đó là một cái quán ven đường, nửa bán cà phê, nửa bày tạp hoá, rau quả. Ngôi quán nhỏ không đủ chỗ cho cả một bầy ong bướm đậu vào nhưng cũng vừa đủ cho nhóm văn nghệ sĩ chúng tôi - những người trông có vẻ đáng tin cậy vì tuổi tác và cách ăn mặc kiểu công chức, nhà giáo - ngồi uống, đợi chờ, dõi mắt tìm kiếm. Không ai biết vì sao hắn biến mất. Khổ thật! Chơi với đám
- nghệ sĩ trẻ bây giờ, lứa già không sao chịu nổi. Nhưng nếu đám nghệ sĩ già lánh xa lứa trẻ thì cầm chắc chẳng bao lâu sẽ cằn cỗi tâm hồn, cạn nguồn cảm xúc, khô cứng tư duy. Vậy nên vẫn phải chơi, vẫn muốn chơi và càng chơi càng thích lứa trẻ. Khổ thế đấy! Đúng lúc chúng tôi trăm mối tơ vò thì hắn đột ngột hiện ra. Tay hắn lấm lem vệt mực, vệt chì than. Miệng hắn cười và mắt hắn làm thơ. Anh bạn hoạ sĩ lớn tuổi vỗ đùi đắc thắng: "Biết ngay mà!... Hoá ra cái nơi mà hắn tìm đến thì bác hoạ sĩ già cũng đã mò đến từ trước và hào hứng mô tả cái vưu vật trời ban cho mảnh đất mù sương này. Hắn không vỗ đùi mà ria mép rung rung. Bước đến chỗ chúng tôi, hắn nhè nhẹ lật từng trang trong tập giấy dùng để phác thảo các bức ký họa - ngón võ đầu tiên của các bác thợ quẹt nhà ta - khoe với chúng tôi những gì hắn vừa thu thập được. Hắn giở rất nhẹ, rất khẽ như sợ gió rừng đưa hương rừng đi mất. Nếu ai hỏi tôi trên đời sợ điều gì nhất trong lĩnh vực văn học nghệ thuật thì câu trả lời đầu tiên của tôi là sợ xem tranh lập thể, trừu tượng. Nhưng đây là các bức ký hoạ nên nỗi sợ trong tôi cũng vơi bớt đôi phần. Mặc dù vậy, bảo tôi bình phẩm hoặc giản đơn là đoán thử xem hoạ sĩ vẽ cái gì bằng mấy nét nguệch ngoạc thì cũng chẳng khác chi bắt tôi dạy tiếng Anh cho người London đang học ngành ngôn ngữ học. Trang đầu tiên hiện rõ mồn một hai con sâu róm đen ngòm. Tôi nghĩ thế. Rừng này nhiều cây lắm. Từng sợi lông đen lởm chởm bắt rùng mình! Đang đi dạo dưới tán cây mà vô phúc gặp phải một chú sâu róm rơi vào cổ thì ôi thôi! Hay là hắn vẽ phác hình con vắt? Ở đây, vắt nhiều vô kể. Chính hắn đã bị một con vắt "cư ngụ" bất hợp pháp ở đỉnh đầu lúc nào không biết, đến khi hút máu no nê rồi rớt xuống, to bằng ngón tay, hắn mới hay có kẻ ở nhờ ăn bám, ngứa gãi suốt mấy ngày. Nhưng con vắt thì làm gì có lông? Thôi được, sâu róm hay vắt cũng đều đen thui và cong cong như nhau cả, đều là giống độc cả. Hắn vẽ để làm gì? Hắn đâu phải là nhà sinh vật học? Dở hơi! Trang thứ hai, hình như hắn vẽ phác một chiếc dù đi mưa. Rõ ràng hai mái
- cong cong hai bên, ở giữa là một nét xiên thẳng xuống một đoạn rồi uốn cong lại, rõ ra cái cán dù. Có lẽ đúng, vì ở đây trời đầy sương và mưa luôn hào hiệp tưới cho ai lững thững trên đường. Thực tế! Ở trang tiếp theo, tôi mường tượng hắn vẽ dở dang một chùm phong lan thì phải. Nhìn kỹ, nom giống cái đuôi chồn trắng với những sợi lông nhỏ mịn. Cũng không hẳn, vì cái đuôi chồn này rất dài, kết thành một vòng bên trên rồi thả thành hai tua bên dưới. Chịu! Vùng đồi này chẳng thấy chồn, cũng chưa thấy phong lan. A! Hay là hắn đang mơ màng tưởng tượng đến những đoá hoa rừng? Hay hắn bị ám ảnh bởi những con hồ ly tinh hoá thành giai nhân để mê hoặc văn nhân, nghệ sĩ trong Liêu Trai Chí Dị? Thế thì sợ thật! Rừng này nhiều cây to, đá lớn, hang hốc thiếu gì. Đêm về, trời mù sương, người cũng như ma, mờ mờ nhân ảnh cả! Lãng mạn, huyền ảo! Trang kế tiếp, thoạt nhìn, tôi không hiểu hắn vẽ phác cái gì! Từa tựa như một cái chậu có nắp. Một đường cong lớn ở bên dưới, nom như thân chậu. Một đường cong bên trên nhỏ hơn, úp lên đường cong lớn, nom như cái nắp đậy. A! Hiểu rồi! Hắn ta vẽ phác cái nồi lẩu. Kẻ háu ăn, mau đói như tôi bao giờ cũng lưu tâm đến các vật dụng hữu ích cho cái dạ dày và thoả thích cái miệng. Vùng đồi lạnh lẽo mù sương này khá khan hiếm thực phẩm. Ban đêm đói bụng chỉ có cách ăn mì tôm, còn muốn ăn bún, phở phải mò xuống chân đồi trong màn sương đêm dày đặc cũng không dễ dàng gì. Trời lạnh này mà có một nồi lẩu tươi sống nóng hổi thì thật hết ý. Hắn đang tuổi ăn tuổi ngủ, cầm chắc háu ăn mau đói hơn tôi. Vẽ cái nồi lẩu cũng là cách giải toả cơn thèm ăn. Tuyệt! Cứ thế, cứ thế cho đến trang cuối cùng. Khi hắn giở đến trang cuối cùng, nhiều tiếng "Ồ!" đồng loạt bật lên. Riêng mình, tôi trút một hơi thở phào nhẹ nhõm vì cái đầu óc hơi kém năng lực thẩm mỹ hội họa của tôi đã hết bị tra tấn. Tôi vừa xấu hổ vừa thích thú biết được ý nghĩa các bức ký họa của hắn. Hai con sâu róm hoặc hai con vắt do tôi tưởng tượng hoá ra là cặp lông mày. Cái cán dù biến thành cánh mũi. Nồi lẩu là phác thảo của đôi môi. Còn chùm phong lan hay cái đuôi chồn lại hoá thành dải
- khăn viền trắng. Tất cả hợp thành một bức chân dung hoàn hảo dù chỉ bằng chì than. Thằng này có tài! Cả đoàn đang nóng ruột và bực bội đợi hắn. Một vài người trong nhóm đi hoang cùng hắn hôm nọ thắc thỏm lo âu, hết nhìn đồng hồ lại ngóng ra cửa. Chiếc điện thoại di động của hắn suốt hơn hăm bốn giờ qua chưa từng lên tiếng, bỗng dưng sáng nay lại hoạt động. Tin nhắn hắn gửi về chỉ vỏn vẹn hai chữ: "Đói quá!". Nghĩa là hắn phải về trong buổi sáng nay sau hơn một ngày một đêm mất tích. Trong khu đồi cũng có một cô gái trẻ mất tích. Bà cô ruột của cô gái đã phóng xe máy ào ào vào cổng nhà sáng tác la toáng lên, khiến ông giám đốc - vốn là một nhà thơ và một giảng viên triết học ở trường Đại học Tổng hợp Hà Nội trước đây - quá ư hiểu sự đời và tâm hồn, tính cách dân văn nghệ cũng phải cuống quít thanh minh, hứa hẹn... để ngăn chặn dòng thác lũ tức giận của bà cô già của cô gái trẻ chưa hề biết mặt: - Chị bình tĩnh! Anh em văn nghệ sĩ ở Huế ra đây sáng tác. Họ đều là trí thức đàng hoàng cả. Nhiều người là cán bộ có cỡ của Đảng và Nhà nước ở địa phương. Xin chị đừng nghi ngờ! - Mấy bác già này, nhà em chả dám nghĩ xấu - Bà cô già rin rít giọng - nhưng cái thằng du côn tóc dài đi bụi đấy thì nhà em, xin lỗi các bác, đếch tin tí nào! Nó là nó tễnh con bé cháu nhà em đi mất rồi! Thằng mất dạy! Mày dẫn xác về đây thì liệu với bà. Mày tễnh cháu bà đi đâu? Bà xé tươi xé sống cái xác mày ra! Thằng mất dạy! Giọng bà cô càng lúc càng chan chát, chin chít như sắt miết vào đá khiến cả đoàn chúng tôi bị dựng dậy, bị bốc khỏi những bức tranh, những bản thảo dang dơ, bị tống văng ra khỏi cửa để chạy xuống cổng nhà nghe bà... chửi! Sau sự cố kinh hoàng đó, bác trưởng đoàn - một nhà văn nổi tiếng, từng làm Tổng Biên tập một tạp chí văn học có tiếng vang một thời - đành ỉu xìu tuyên bố: "Họp! Các cậu ơi! Họp!". Họp. Nhưng không ai biết họp để làm gì vì thủ phạm gây ra sự cố - có lẽ thế - lại vắng mặt. Dù sao, hắn cũng gián tiếp làm mất uy tín của đoàn. Ông giám
- đốc dù là một nhà thơ vẫn kiên định nguyên tắc của một nhà quản lý, nhẹ nhàng yêu cầu bác trưởng đoàn phải nhắc nhở anh em. Thì họp! Bực thật! Đang lúc cao trào cảm hứng tuôn ra ngòi bút, bỗng bị cắt ngang để họp vì một chuyện lãng nhách như thế này thì bực thật. Nhưng không họp cũng không xong với ông giám đốc nhà sáng tác, lại càng không thoát ra khỏi nỗi ám ảnh khủng khiếp vì lời đe dọa của bà cô già của cô gái trẻ: "Báo cho các bác biết! Con bé cháu nhà em mà bị sứt một tí tẹo nào thì em đào cả nhà thằng mất dạy ấy lên để đền đấy! Không xong với nhà em đâu!". Bà chống nạnh, bước huỳnh huỵch ra khỏi cổng nhà sáng tác, nện phịch tấm lưng cánh phản xuống chiếc yên xe máy rồi phóng vù đi. Cả đoàn chúng tôi tái xám mặt như gà bị cúm. Cái thằng! Nó làm khổ cả đoàn rồi! Mày sống khôn thác thiêng thì về ngay đi, em ơi! Chậm là chết cả lũ! Mà cầu cho mày chưa làm điều gì dại dột, con ơi!. Tôi kéo tấm chăn tơ tằm đắp cho nàng. Sương mai lạnh, tiết trời đang giữa mùa xuân nhưng ở bên con thác bé bỏng nên thơ này thì đá hoá thành sương, cây biến thành đá và khuôn mặt nàng như hoá thành mây. Ông già chủ quán cười cười: - Cháu cứ về đi! Để nó ở đây với bác. Ông lại tặc lưỡi: "Chà! Hết mì tôm rồi! Nếu còn, cháu khỏi mất công trở về. Tiếc quá! Mấy khi có được hoàn cảnh tốt đẹp như thế này!". Thực ra, tôi trở về nhà không hẳn vì đói. Dù sao tôi cũng biết mình vô tình vi phạm nội quy nhà sáng tác, đi qua đêm không báo cáo, cũng vô tình khiến cả đoàn phải lo âu vì bỏ đi không báo cáo với bác trưởng đoàn. Ở nơi núi rừng thiếu gì rắn độc, cũng không thiếu gì cạm bẫy giao thông, sẩy chân trên một mảng rêu trơn tuột là đi đời! Thực ra, tôi chưa có ý định rủ nàng đi vào rừng để làm mẫu cho tôi vẽ. Tôi mới chỉ mơ màng nghĩ đến khung cảnh con thác nên thơ bé bỏng làm nền cho nàng, khi đang đứng bên cửa sổ nhìn xuống chân đồi, nơi tôi gặp nàng mấy ngày trước. Mấy ngày trước, tôi đã bị bác trưởng đoàn nhắc nhẹ: "Đi đâu nhớ
- báo cho anh em biết, lỡ có chuyện gì còn biết chỗ mà tìm, biết phương mà gỡ". Khi đó, ông giám đốc còn cười độ lượng: "Tuổi trẻ mà! Chưa vấp, chưa biết sợ" Bây giờ thì chắc cả hai sẽ cạo đầu tôi trọc lóc. Nhưng vào lúc mơ màng ấy, tôi quên hết cả. Thấy dưới chân đồi có một bàn tay nho nhỏ, nhỏ như một búp sen hồng vẫy vẫy. Thế là đi! Không hiểu vì sao nàng cũng cùng ý định đi đến chỗ con thác. Khác với nhiều nơi có những con thác hùng vĩ đổ nước ào ào, con thác này cao chừng chục mét, dòng nước khiêm tốn nép mình vào một bên vách núi, chảy hiền hoà. Dưới chân thác là một vũng nước nhỏ. Có lẽ nó đẹp vì nét nguyên sơ, bé bỏng, hiền hoà. Có lẽ nàng yêu nó vì thế! Ở đầu con thác có một ngôi nhà, nửa chìm trong vách núi làm nơi ăn ngủ, sinh hoạt, nửa nhô ra sườn núi làm quán giải khát. Chủ quán là một ông già, cán bộ hưu trí (dĩ nhiên sau đó tôi mới biết), có mái tóc và chòm râu bạc phơ, khuôn mặt hồng hào phúc hậu. Thấy nàng, ông lộ vẻ mừng ra mặt. Thấy tôi, ông cười hiền từ: "Cháu là bạn của nó à?... Con thác được làm nền, viền khung bởi những tảng đá xanh xám, trắng đục, những tàng cây lá đỏ, những cành dây leo quấn quýt điểm xuyết những cánh hoa vàng, khiến cho cảnh núi rừng hoang vắng ấm áp hẳn lên, đẹp một cách rực rỡ nhưng bình dị. Rất hợp với khuôn mặt nàng! Bác trưởng đoàn cố ghìm cơn giận, trầm giọng hỏi: - Cậu bỏ đi đâu sao không báo cho anh em biết để khỏi chờ cơm, ngóng cửa. Sáng nay có người tìm cậu đấy! Khi chúng tôi lộn phèo gan ruột thì hắn thất thểu trở về. Tóc đẫm sương. Áo quấn ướt sũng. Duy nhất tập giấy vẽ còn khô. Dường như hắn kiệt sức vì mệt, vì đói. Hắn không đủ sức đưa tay xô cửa. Hắn tựa cả người vào đó. Cánh cửa từ từ mở ra. Tôi kịp chạy ra đỡ, nếu không chắc hắn ngã nhào xuống nền nhà. Dìu hắn vào phòng, chúng tôi lo nấu mì tôm cho hắn, khuấy sữa cho hắn, vắt cam cho hắn, cái trước làm sau, cái sau làm trước, lộn bậy cả. Cuộc họp phải dời đến buổi chiều, chờ hắn thức dậy sau một giấc thẳng cẳng, sau một bụng no đầy. Cũng chưa đến mức tử tù phải ra trước pháp trường .
- - Cậu nên nhớ - bác trưởng đoàn khó nhọc cất tiếng - tôi phải chịu trách nhiệm về cậu, về tất cả anh em trong chuyến đi này. Cậu hiểu? Hắn hiểu quá đi chứ! Nhưng hắn không biết trả lời sao cho mọi người, nhất là bác trưởng đoàn và ông giám đốc nhà sáng tác hiểu và cảm thông. Chuyến đi như định mệnh, lôi tuột hắn khỏi nhà, đẩy hắn đi như lao về con thác, chui vào ngôi quán... cùng nàng. Hắn còn nhớ cái gì khác đâu, ngoài nàng và những bông hoa dại trên cành dây leo, ngoài con thác và ngôi quán ấm cúng, ngoài màn sương và những giọt mưa rừng! Các hội viên khác ngành, lớn tuổi, có người cảm thông, độ lượng, có người khá nguyên tắc, nghiêm khắc phê phán. Hắn cúi đầu nghe... Xong cuộc họp, hắn lê bước vào phòng, đóng cửa lại, mặc kệ mọi người đang thắc thỏm không yên. Nhiều người ở gần quán cà phê của cô gái mất tích đã thấy rõ cô ấy đi với một cậu thanh niên tóc dài như con gái. Hắn chứ còn ai vào đó! Vậy mà lặng im! Bà cô già lại đến ! Ba ngày sau lần đến đầu tiên. Trời âm u! Ông giám đốc nhăn mặt, bác trưởng đoàn tái xanh, cả đoàn nhớn nhác. Đi cùng bà cô già của cô bé, có một người công an! Chúng tôi căng cứng người đón nhận một cú sấm sét từ cặp môi dày thâm đen của bà ta nện thẳng vào "thằng du côn tóc dài mất dạy", vào cả lũ chúng tôi, vào thanh danh xứ Huế! Lấy lại bình tĩnh, cố nén bực mình, ông giám đốc khoanh tay chờ đợi. Bác trưởng đoàn một tay khoanh trước ngực, một tay hết gãi đầu lại gãi tai, lúng túng thấy rõ. Riêng hắn nằm im trong phòng. Đã là ngày thứ ba, hắn không ra khỏi cửa. Chúng tôi phải mang cơm vào cho hắn. Đặt mâm xuống là chuồn ngay, để yên cho hắn một mình trong phòng với những mùi vị đặc trưng. Ngày thứ nhất, căn phòng tràn ngập mùi thơm của hoa rừng, mùi hăng hắc của sơn dầu, mùi nhàn nhạt của bột màu và vải toan, mùi nồng dịu của acrylic colour xen lẫn mùi hơi nước. Ngày thứ hai, xuất hiện mùi thum thủm, hỗn hợp
- của mùi mì tôm, quần áo ẩm, mùi chất liệu hội hoạ, mùi gì đó toát ra từ đâu đó hoặc từ đâu đó xì ra. Ngày thứ ba, một hỗn hợp mùi rùng rợn ngập ngụa căn phòng. Không ai chịu nổi, trừ hắn! Bây giờ không ai dại gì vào căn phòng đó để lôi hắn ra gặp bà cô già của cô gái trẻ đang cầm chiếc búa thiên lôi đứng trước cửa. Chúng tôi xác định sẵn sàng gánh chịu mọi sự phẫn nộ của bà, không phải vì hắn, không chỉ vì danh dự của cả đoàn mà trước hết vì sự cảm thông nỗi khổ của người cô ruột chịu trách nhiệm nuôi nấng, dạy bảo, chăm nom cháu gái của mình. Bà như con gà mái bảo vệ con gà con bé bỏng trước móng vuốt lũ diều hâu. Chỉ thoáng liên tưởng đến cảnh hắn và cô gái ngây thơ ở bên nhau suốt một ngày đêm, khi bên con thác, khi trong ngôi quán ven đường... là đủ để rùng mình nghĩ đến hậu quả. Thật là đại họa lâm đầu nếu như hắn... mà e rằng hắn khó mà... biết thoát cách nào đây? Nói dại, còn may là hắn chưa có vợ! Tạm thời, phải cho hắn lánh mặt. Phải khai hắn bị ốm! Buổi chiều, trời vẫn âm u tuy đã le lói ánh sáng chiếu xiên. Chiếc xe máy từ từ dừng lại trước cổng nhà sáng tác. Đi cùng bà cô già là một người đàn ông râu tóc bạc phơ, khuôn mặt phúc hậu. Như một phản xạ có điều kiện, tất cả đều chờ đợi, lặng im. Bỗng dưng, bà cô già cười toét, cúi đầu ngượng nghịu, tay ôm một bó đọt su su đẩy vội sang ông giám đốc: Nhà em biếu các bác! Ông giám đốc tròn xoe mắt. Bác trưởng đoàn ngẩn tò te. Cả đoàn há hốc miệng. Bà cô già lần này có vẻ bình tĩnh hơn, cất giọng nói nhanh như sợ bị cướp lời: - Các bác miễn lỗi cho nhà em! Cho nhà em gửi thằng cháu tóc dài mấy con cua núi bồi dưỡng. Tội nghiệp, nhà em nghi oan cho cháu quá! - Nhưng mà... nhưng mà... thế là thế nào? - Bác trưởng đoàn cùng ông giám đốc không hẹn mà đồng thanh hỏi. Bà cô ruột của cô gái bỗng dưng đỏ bừng mặt, quay sang ông già như nhờ cậy.
- Ông già cười tủm tỉm, vuốt râu: - Chả giấu gì các bác! Cô em tôi là "Tư lệnh phòng không" nên tính tình như vị tướng, chỉ sợ mỗi mình tôi. Cháu bé là con chú em ruột của tôi, nhưng lại lên đây ở cùng cô ruột cho vui cửa vui nhà. Bà cô quản cháu quá kỹ, dạy cháu quá nghiêm. Bà cô mà! Mỗi lần cháu nó hờn dỗi bà cô lại tìm lên chỗ tôi trò chuyện. Ngôi quán của tôi vì thế cũng đỡ cô quạnh. Cháu họa sĩ nhà ta rất đàng hoàng, rất tài hoa. Các bác miễn chấp cho cô em tư lệnh phòng không của tôi nhé! Hà hà! Bà cô ruột của cô gái chừng như quá mắc cỡ, bỗng hoá thành thiếu nữ thẹn thò, đấm lưng ông anh già nua thùm thụp. Còn chúng tôi? Dĩ nhiên quá vui mừng. Còn hắn? Sướng hơn tiên còn gì! Từ "thằng du côn tóc dài mất dạy" bỗng trở thành "cháu nó có tài", còn gì sướng hơn! Trời quang, mây tạnh. Nắng chiếu rạng cả ngôi nhà. Nắng dát vàng trên các tàng cây. Bao nhiêu là nắng nở trong lòng! Đột ngột, cánh cửa phòng của hắn bật mở. Hắn loạng choạng nhào ra. Tương phản với mái tóc bù xù nhàu quăn, bộ áo quần ẩm xì thối hoắc... là đôi mắt ngời ngợi nồng say. Cũng đột ngột như hắn, một khuôn mặt đẹp tựa thiên thần hiện ra, rực rỡ trong nắng ban chiều! Cặp lông mày đen dày, dài và cong vút như đôi cánh chim điêu lượn giữa bầu trời, vút qua đỉnh núi đá cao ngất màu nâu hồng phủ đầy mây trắng như một dải khăn trắng viền quanh trán rồi hợp với hai dòng thác bạc chảy xuôi từ đỉnh xuống hai vai, vừa dữ dội vừa gọi mời khách lãng du. Đôi mắt to tròn như hai hồ nước lưng chừng núi, trong vắt và lặng yên nhưng bên trong chứa cả mây trời nên ngả màu nâu tím, sâu đến hút hồn khách lãng du, chàng hiệp sĩ. Khuôn mặt núi màu nâu hồng được viền mây trắng càng rực hồng thêm. Từ đỉnh núi, dưới vầng mây bồng bềnh, giữa đôi cánh chim điêu, một vách đá thẳng tắp chạy xuống. Vách đá nhô cao hứng trọn ánh trời làm cho khuôn mặt nguyên trinh của núi rạng ngời lên. Tưởng như vách đá thẳng đường chạy mãi.
- Nhưng không! Dưới vách đá là một rừng hoa thắm đỏ mà tạo hóa khéo tay đã tạc thành đôi môi trinh nữ thẹn thò. Đôi môi đầy đặn và thấm đẫm ước ao, khao khát gọi mời, ngây thơ chờ đợi, bé bỏng dỗi hờn. Khi một ngọn gió vô tình lướt qua làm đôi môi hé nở, những viên bạch ngọc đều tăm tắp hiện ra, hé lộ một kho tàng báu vật chưa từng ai khai phá. Ôi! Khuôn mặt Thiên thần! Em vừa huyền ảo như khói sương, vời vợi như đỉnh Thiên Sơn xa xôi ngàn năm tuyết phủ, vừa gần gụi thân quen như Thiếu nữ bên đồi sương. Em! Isramala huyền thoại, có phải từ băng tuyết ngàn năm, dưới sức nóng hừng hực của đôi mắt chàng họa sĩ, em đã hiện dần lên, trong vắt như cội nguồn, gọi mời và ngăn cấm, thách đố và chờ mong... như một thiên thần trót yêu miền hạ giới! Khuôn mặt hắn bừng rạng niềm vui. Và chúng tôi vỡ òa trong sung sướng, hân hoan. Bởi vì, từ trong tận cùng nỗi lo âu, phiền muộn, cực khổ, khuôn mặt của Thiếu nữ bên đồi sương - Khuôn mặt thiên thần rực rỡ hiện lên giữa VÒNG CUNG ÁNH SÁNG.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Từ điển thông dụng về du lịch Anh-Việt: Phần 2
300 p | 328 | 139
-
Kỳ án dưới ánh trăng truyền kì - Chương 2
8 p | 571 | 39
-
Ánh sáng tình yêu P1
0 p | 106 | 24
-
Đi cùng ánh sáng - Tập 1
125 p | 499 | 20
-
Truyện ngắn chọn lọc của Anh: Phần 2
185 p | 76 | 12
-
Những thành phố du lịch được khao khát nhất thế giới
7 p | 96 | 10
-
Truyện ngắn Ánh Sáng Tình Yêu
190 p | 58 | 9
-
bên kia bờ ảo vọng
286 p | 101 | 8
-
Khát khao cùng vũ điệu Apsara
9 p | 95 | 6
-
Đêm tối và ánh sáng: phần 2
131 p | 50 | 5
-
10 màn tiệc ánh sáng đón giáng sinh lung linh
6 p | 62 | 5
-
emily trên dải cầu vồng: phần 1
198 p | 71 | 5
-
Bắc cực quang kỳ ảo tại Iceland
7 p | 85 | 5
-
Giọt sương trên cánh chuồn chuồn
31 p | 48 | 4
-
Ngắm hoa mận trên vòng cung Tây Bắc
7 p | 66 | 3
-
Vòng Bạc Đổi Màu
7 p | 65 | 3
-
Anh muốn ngủ với em thêm 1 chút
5 p | 52 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn