vũ khí uranium
lượt xem 23
download
vũ khí uranium nghèo và sức khỏe con người GS.TS Phan Văn Duyệt Đại học y Hà Nội Một trong các loại vũ khí độc hại được Mỹ và NATO sử dụng trong các cuộc chiến tranh với nước khác là loại vũ khí Uranium nghèo. Tuy chỉ có hoạt tính phóng xạ rất thấp nhưng Uranium nghèo vẫn đủ gây ra những hậu quả lâu dài về sức khoẻ (đa số là các bệnh ung thư, máu trắng, thận...) vừa do phóng xạ vừa do độc tính hóa học của kim loại nặng khi thâm nhập vào cơ thể...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: vũ khí uranium
- vũ khí uranium nghèo và sức khỏe con người GS.TS Phan Văn Duyệt Đại học y Hà Nội Một trong các loại vũ khí độc hại được Mỹ và NATO sử dụng trong các cuộc chiến tranh với nước khác là loại vũ khí Uranium nghèo. Tuy chỉ có hoạt tính phóng xạ rất thấp nhưng Uranium nghèo vẫn đủ gây ra những hậu quả lâu dài về sức khoẻ (đa số là các bệnh ung thư, máu trắng, thận...) vừa do phóng xạ vừa do độc tính hóa học của kim loại nặng khi thâm nhập vào cơ thể con người. Giới khoa học đã xác nhận điều này, tuy rằng Mỹ và các đồng minh vẫn viện ra nhiều lý do để chứng minh rằng không có mối liên quan giữa Uranium nghèo và các bệnh này. Thời gian qua, các phương tiện thông tin đại chúng thế giới và trong nước đã đưa tin về các hậu quả của việc NATO sử dụng vũ khí có chứa Uranium nghèo trong chiến dịch không kích chống Nam Tư năm 1999. Tới nay đã có những binh lính tham gia đội quân giữ gìn hòa bình ở Kosovo cũng như người dân Nam Tư bị bệnh máu trắng, ung thư và các triệu chứng khác mà người ta gọi là "Hội chứng Balkans" (Balkans Syndrome), trong đó hàng chục người đã chết và con số tử vong đang tiếp tục tăng lên. Trong các trận không kích Nam Tư, các phi đội ném bom của NATO có cả máy bay A-10 "Warthog" bắn ra các loại đạn làm bằng Uranium nghèo. Loại vũ khí này được Mỹ dùng lần đầu tiên, trang bị cho các máy bay và xe tăng trong chiến tranh vùng Vịnh chống Irắc năm 1991 và đã để lại hậu quả làm tăng tần số các bệnh máu trắng, ung thư và sinh con khuyết tật trong các cựu chiến binh Mỹ và đồng minh tham gia cuộc chiến này, mà người ta gọi dưới cái tên là "Hội chứng chiến tranh vùng Vịnh" (Gulf War Syndrome). Bài viết này trình bày các nội dung chủ yếu về Uranium nghèo, loại vũ khí sử dụng nó và những tác hại của Uranium nghèo lên sức khỏe con người. Uranium nghèo (Depleted Uranium, viết tắt là DU) để chỉ loại Uranium đã bị lấy đi đồng vị Uranium -235 là chất có khả năng phân hạch (fission) dùng làm nhiên liệu hạt nhân cho các lò phản ứng hay dùng làm bom nguyên tử. Trong kỹ nghệ hạt nhân người ta dùng Uranium thiên nhiên (chứa 0,71% đồng bị Uranium-235) làm giàu đồng vị này lên mức 3,2% (làm nhiên liệu cho kiểu lò phản ứng BWR) hay 3,6% (làm nhiên liệu cho kiểu lò phản ứng PWR) và được gọi Uranium giàu (Enriched Uranium). Quá trình tạo ra Uranium giàu đồng thời sinh ra một sản phẩm phụ (cũng có thể xem là chất thải) là DU chỉ còn chứa 0,2 - 0,3% Uranium-235. Với công nghệ hiện nay từ 8,05 tấn Uranium thiên nhiên (chứa 0,71% Uranium-235) người ta sản xuất được 1 tấn Uranium giàu (chứa 3,6% Uranium-235) đồng thời tạo ra 7,05 tấn DU (chứa 0,3%
- Uranium-235). Như vậy, khái niệm giàu hay nghèo ở đây có nghĩa là nhiều hay ít Uranium-235 hơn so với Uranium thiên nhiên. Về phần DU, chủ yếu gồm Uranium-238, chỉ có hoạt tính phóng xạ rất thấp nhưng vẫn đủ gây những hậu quả sức khỏe lâu dài vừa do phóng xạ vừa do độc tính hóa học của kim loại nặng khi thâm nhập vào cơ thể con người. Sở dĩ DU thu hút các nhà sản xuất vũ khí vì tỷ số cao giữa khối lượng và thể tích của nó (nói cách khác nó có khối lượng riêng cao cụ thể là gần gấp đôi chì). DU có khả năng xuyên thủng các lớp vỏ thép dầy nên được dùng rất hiệu quả trong việc làm đạn chống tăng mà Lầu Năm Góc gọi là "đạn bạc" (silver bullet). Sau đây là một đoạn tài liệu về "đạn bạc", được xem là vũ khí chống xe tăng chiến lược của quân đội Mỹ mà Lầu Năm Góc giới thiệu với binh sĩ của mình: "DU vẫn là Uranium. Có 3 loại Uranium: U238, U234 và U235. Uranium 234 và 235 là vật liệu phân hạch, thứ dùng trong bom nguyên tử. DU là thứ còn lại khi U234 và U235 được lấy đi. Phần U238 còn lại vẫn có hoạt tính phóng xạ cao. Đạn DU được tạo ra từ thứ U238 còn lại. Thanh giết người chính là cái lõi kim loại chắc DU trong viên đạn. Một viên đạn chống tăng 120 mm chứa khoảng 4000g hay 10 pounds DU thể rắn. Đạn DU có tỷ trọng rất cao. ở tốc độ nhanh, nó xuyên qua xe tăng như một nhát dao sắc chém vào bơ. Nó cháy khi tác động, tạo ra những hạt bay và bụi độc và có hoạt tính phóng xạ với nửa đời sống 4,2 tỷ năm". Thực tế là khi đạn DU nổ, Oxyd Uranium được tung ra dưới dạng hạt nhỏ 0,5 đến 5 micromét (10-6m). Những hạt nhỏ được gió mang đi hoặc lơ lửng trong khí quyển dưới dạng sương mù phóng xạ và vì Uranium có nửa đời sống hàng tỷ năm nên có thể xem là tồn tại vĩnh cửu. Trong chiến tranh vùng Vịnh, Mỹ đã bắn gần 1 triệu quả đạn DU, để lại chiến trường 1400 xe tăng bị phá hủy và nhiễm xạ, mà khi băng qua chúng các chiến sĩ đồng minh đã thở hít đầy bụi bị nhiễm xạ. Còn trong cuộc chiến chống Nam Tư, Mỹ thừa nhận đã bắn 31000 quả đạn DU từ các máy bay A10 vào các bãi pháo và các xe tăng của quân Serbi. Theo Hội nghị quốc tế về DU họp tháng 11 năm 2000 tại Manchester (Anh) mặc dầu DU nghèo về thành phần phóng xạ mạnh (U235) nhưng vẫn có hoạt tính phóng xạ. Trong chiến tranh vùng Vịnh năm 1991 cũng như các cuộc không kích ở Bosnia năm 1994, 1995 và chiến dịch chống Nam Tư năm 1999 đều có dùng đạn DU. Khi đạn nổ khoảng 70% DU cháy và oxy hóa tung ra những hạt nhỏ như bụi dễ lọt vào miệng hoặc mũi người. Tồn dư phóng xạ của các hạt DU trong cơ thể người có thể gây các bệnh máu trắng, ung thư. Ngoài ra, cũng giống như các kim loại nặng khác, Uranium là một hoá chất độc đối với cơ thể có thể làm suy thận và nhiều vấn đề sức khoẻ khác.
- Các nhóm cựu chiến binh Mỹ tham chiến ở vùng Vịnh cho rằng họ đã không được cảnh báo gì về nguy cơ sức khoẻ do đạn DU, làm cho hàng nghìn binh lính bị nhiễm xạ, và đó chính là nguyên nhân của "Hội chứng chiến tranh vùng Vịnh". Họ cũng cho rằng một lần nữa, lịch sử đã lặp lại ở Balkans với hàng nghìn binh lính tham chiến và các đội gìn giữ hoà bình đến sau đó bị rơi vào "Hội chứng Balkans". Paul Sullivan, giám đốc điều hành của "Trung tâm nguồn lực chiến tranh vùng Vịnh" chịu trách nhiệm phối hợp các nhóm chăm sóc sức khoẻ cho binh lính liên quân đã nói "chúng tôi có cảm tưởng là Lầu Năm Góc không huấn luyện gì cho binh lính về phóng xạ của DU... Các binh lính của chúng tôi không được chuẩn bị gì cả". Trong khi đó các bụi ô nhiễm DU có thể thâm nhập vào cơ thể do hít thở vào hoặc do không đeo găng tay và không rửa sạch tay trước khi ăn, uống hay đi vệ sinh. DU có thể làm hại bất kỳ bộ phận nào trong cơ thể tồn trữ nó, như phổi, hạch Lympho, gan, thận, cơ và xương. Các thầy thuốc Irắc cho biết có hiện tượng tăng bệnh máu trắng và ung thư dạ dày trong dân cư sống gần vùng chiến trước đây, có thể là do đất canh tác ở đây bị ô nhiễm DU. Vậy cái gì đang giết các binh sĩ bảo vệ hòa bình của châu Âu? Câu hỏi này đang đặt NATO vào tình thế khó xử, có thể làm rạn nứt quan hệ giữa châu Âu và Mỹ trong liên minh quân sự và đang đẩy xa thêm các lập trường khác biệt nhau. Cái chết do ung thư của 17 binh sĩ (trong đó 15 là máu trắng) châu Âu kể từ khi giải nhiệm sau các đợt phục vụ ở Bosnia và Kosovo đã gây tiếng vang lớn khiến nhiều chính phủ tin rằng nguyên nhân gây bệnh tật và tử vong của các cựu chiến binh này là do vũ khí DU mà NATO đã dùng để đánh các bãi pháo và xe tăng của quân đội Serbi. Mặt khác, Tổ chức y tế thế giới (WHO) cũng đã khuyến cáo về nguy cơ sức khỏe do trực tiếp tiếp xúc với các tiểu thể DU và cảnh báo dân cư, đặc biệt trẻ em đang sống trên các bãi chiến trường vừa qua ở Irắc hay Nam Tư là có nguy cơ cao. Tuy vậy, các chính phủ Mỹ, Anh và đại bản doanh NATO đang viện dẫn các nghiên cứu khoa học của WHO và nhiều nghiên cứu khác để chứng minh rằng không có mối liên quan giữa vũ khí DU và các bệnh làm chết các binh lính gìn giữ hòa bình. Các quan chức NATO tin rằng châu Âu chỉ đơn giản xem xét lại những điều mâu thuẫn của "Hội chứng chiến tranh vùng Vịnh" đã xảy ra ở Anh, Mỹ trong thập kỷ qua mà họ cho rằng sẽ chẳng tìm được bằng chứng khoa học liên quan nào. Họ còn lý luận rằng DU mà NATO sử dụng có mức phóng xạ thấp hơn 40% so với Uranium thiên nhiên, là chất vốn sẵn có trong môi trường. Các quan chức Hoa Kỳ còn cho biết Bộ quốc phòng Mỹ đã theo dõi chặt chẽ 33 lính Mỹ mà trong cơ thể họ có chứa các mảnh đạn DU, kết quả của sự kiện "bắn (nhầm) vào anh em" trong chiến tranh vùng Vịnh, mà không thấy ai trong số họ phát bệnh thận hoặc ung thư. Họ cũng cho rằng các nhà
- khoa học kêu gọi cấm các vũ khí có DU là một bộ phân của phong trào chống hạt nhân và dùng các biện pháp "kích động tình cảm" để chi phối công chúng. Theo giới luật sư, đã đủ bằng chứng về sự suy yếu sức khỏe của các cựu chiến binh do ảnh hưởng của gần 950000 quả đạn trái phá có DU đã dùng. Cần nhấn mạnh thêm là không phải chỉ các cựu chiến binh chịu tác hại sức khỏe. Irắc vừa công bố là 250000 thường dân đã bị nhiễm DU và tần số bệnh máu trắng ở trẻ em đã tăng lên 7 lần từ sau cuộc chiến 1991. Tỷ lê ung thư cũng tăng lên ở miền Nam Irắc, nơi là bãi chiến trường bị cày xới bởi nhiều quả đạn DU hiện vẫn còn ô nhiễm. Các nạn nhân ung thư ở Irắc đang bắt tay với các cựu chiến binh Mỹ bị hội chứng chiến tranh vùng Vịnh để kiện chính phủ Hoa Kỳ đã dùng vũ khí DU. Cuối cùng thì chính Liên Hợp Quốc đã phải quyết định sẽ dựng biển báo nguy hiển tại các địa điểm bị oanh kích bằng đạn DU ở Kosovo. Nội dung biển báo sẽ ghi: "Cẩn thận. Vùng có thể chứa độc chất kim loại nặng tồn dư". NATO xác nhận có 112 địa điểm như vậy, nhưng theo phát ngôn viên của lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc thì việc tìm ra tất cả các địa điểm này, mà nhiều chỗ nằm trên đồng rộng sẽ rất tốn kém. Ban công tác Kosovo của Liên Hợp quốc cũng phát động một chương trình khám bệnh tình nguyện tại các bệnh viện chính ở Pristina và WHO cũng sẽ gửi một số chuyên gia y tế đến.Pekka Haavisto, một chuyên gia đo đạc phóng xạ tại các địa điểm nguy hiểm lo ngại: "Một số địa điểm ở gần các làng mạc hoặc ở ngay trong làng. Trẻ em ở đấy, các đàn bò nuôi cũng ở đấy". Giám đốc điều hành Chương trình môi trường của Liên Hợp Quốc, Klaus Toepfer cho rằng cầm xem xét kỹ và khoanh vùng rõ ràng 112 địa điểm này để bảo vệ dân cư địa phương. Tổng cộng 340 mẫu đất lấy từ các địa điểm nguy hiểm ở Kosovo đã được gửi đến 5 phòng thí nghiệm hàng đầu châu Âu, kết quả xét nghiệm sẽ có vào đầu tháng 3 năm 2001. Tháng 1 năm 2001, Italy bắt đầu nghiên cứu kỹ 30 cựu chiến binh Balkans trong đó 7 người đã chết vì ung thư (5 là máu trắng). Còn ở Pháp, người ta đang điều trị bệnh máu trắng cho 5 cựu chiến binh Balkans. Nhiều nước châu Âu với sự tham gia của cơ quan cứu trợ dân sự, bắt đầu khám sức khỏe cho binh lính phục vụ gìn giữ hòa bình ở Balkans. Phong trào đấu tranh đòi cấm sử dụng các loại vũ khí có DU đang rộ lên ở nhiều nước. Biên tập: Nguyễn Hương Giang
- HOÁ CHẤT ĐỘC HẠI ”URANI UM” TRONG CÁC LOẠI ĐẠN. Sau cuộc chiến vùng Vịnh (1990), đến cuộc chiến ở Bosnia (1994-95), rồi mới đây là cuộc chiến ở Kosovo (1999), bấy giờ các nhà cầm quyền quân sự Mỹ với các đồng minh Tây phương mới bắt đầu nhận thấy hậu quả ngấm ngầm có tính ”ngoại vi” cuả 3 cuộc chiến kể trên. Căn cứ trên những tài liệu mới được tiết lộ từ các cơ quan thẩm quyền, một số lớn cựu chiến binh Mỹ từng tham gia chiến dịch ” Bão Sa Mạc” ( 1990-91) đã bất ngờ bị các chứng bịnh chưa từng xuất hiện trong cơ thể cuả họï bao giờ. Đó là các chứng đột biến do chiến tranh gây nên, nào là bịnh bạch cầu ( Leucemie), chứng suy yếu các hệ hạch ( ganglions) mất trí nhớ, mất khả năng tập trung tư tưởng, mệt mỏi dã dượi triền miên , mất cân, gầy ốm teo tóp, tinh dịch phát nhiệt, và đặc biệt nhất là chứng ngủ rũ ( narcolepsie) như con gà sắp toi!...Ấy là chưa kể đến trường hợp tệ hại là những người cựu chiến binh này đã tạo ra những quái thai hay những đưá trẻ bịnh tật bẩm sinh, cơ thể bất toàn v.v... Theo con số thống kê từ cơ quan” National Gulf War Resource Center” là một hội đoàn chính thức cuả giới cựu chiến binh Mỹ, thì trong số 697.000 lính Mỹ tham dự chiến dịch”Bão Sa Mạc” cho đến ngày nay, không kể số 10.000 người đã chết bất ngờ vì đột biến sức khoẻ, còn có tới 183.000 người đã phải rời khỏi thị trường lao động để sống bằng tiền trợ cấp hưu trí vì bất lực suốt đời. Mặt khác, về phiá binh sĩ đồng minh Âu châu, một số cựu chiến binh trong quân đội Pháp, Ý , Bỉ, Anh, Tây Ban Nha, Đan Mạch, Đức v.v...cũng đã phát hiện những bệnh trạng như kể trên. Trong năm 2000, đã có 5 binh sĩ Bỉ đột ngột chết vì chứng co quắp cơ bắp ngay trong vùng Ba Nhĩ Cán. Tại Pháp, cho đến nay đã có 18 người chết. Ngoài ra hiện
- có 6 cựu chiến binh bị chứng bịnh bạch cầu đang được điều trị tại một quân y viện... Do đó một số cựu chiến binh Bỉ và Pháp đã khởi sự báo động. Thoạt tiên chỉ có tính cách cá nhân lẻ tẻ. Nhưng không bao lâu sau họ đã kết tập thành nhóm khởi xướng, lập nên một tổ chức có danh xưng là” Hội những nạn nhân ở vùng Vịnh” ( Association des victimes du Golfe/ viết tắt: Avigolfe) , và họ bắt đầu lên tiếng trên báo chương. Mới đây, ngày 12.1.2001, một cựu chiến binh Pháp tên Hervé Desplat, chủ tịch cuả Avigolfe, đã nhân danh hội này nạp đơn tại toà án tỉnh Bordeaux , để kiện một nhân vật vô danh là X về tội ” đầu độc quần chúng”. Kể từ sau ngày hội Avigolfe ra đời , từ tháng 6.2000 cho đến nay chưa đầy 10 tháng đã qui tụ được tới 190 hội viên, hoạt động trong tinh thần cuả tiêu ngôn” Chúng tôi tham dự để phục vụ tổ quốc , chứ không phải đẩ làm con vật thí nghiệm!”. Mục đích chính cuả họ là chỉ muốn được biết sự thật và nguyên nhân về những chứng bịnh cuả họ mà thôi. Theo các nhà khảo cứu về bịnh lý thì thủ phạm đã gây ra các chứng bịnh kể trên không ai khác hơn là con ác quỉ võ khí có tăng cường thêm chất UA (Uranium Appauvri / thin Uranium) , một chất liệu phóng xạ nhẹ, kém chất uranium nguyên thuỷ khoảng 40%, nhằm để chống các loại chiến xa. Loại đạn này đã do quân đội Mỹ và Anh đem ra sử dụng lần đầu tiên khi đánh nhau với quân cuả Irak ở vùng Vịnh. Sau đó đến lượt quân đội đồng minh Âu Châu trong khối Nato đã dùng trong hai cuộc chiến ở Bosnia và Kosovo, để chống với quân Serbs cuả TT Slobodan Milosevic. Cho đến nay, trong phạm vi khoa học, nhiều người vẫn chưa khám phá được huyền thoại về chất UA .Người ta chỉ biết đại khái đó là một hoá chất độc hại chẳng khác nào như chì có thể tạo nên
- những biến chứng về bệnh thận. Nhưng còn về phần hậu quả tác hại do những hạt phóng xạ cuả nó, khi bốc hơi, người ta hít phải, thì chưa một ai nghiên cứu tới. Tuy nhiên, nếu tìm về cội nguồn cuả loại võ khí có tăng cường chất UA, người ta nhận thấy chẳng phải mãi đến bây giờ quân đội Mỹ, Anh và đồng minh Nato mớ½i phát minh. Thực ra nó đã được khai sinh từ trước đệ nhị thế chiến, và người đầu tiên đã đề ra sáng kiến dùng hợp chất UA tăng cường cho các loại đạn chống chiến xa là Albert Speer, tổng trưởng bộ Võ Trang cuả Hitler , năm 1942. Nên biết thêm vào muà Hè năm 1943, khi quân đội đồng minh đã thành công trong việc phong toả, không cho Đức Quốc Xã nhập cảng hoá chất ”vonfam”( tungstène), lúc bấy giờ thường dùng để tăng cường khả năng công phá cuả các loại võ khí chống chiến xa, Albert Speer đã ra lịnh cho sử dụng các loại đạn có chất UA. Theo kế hoạch nguyên thủy, Đức Quốc Xã trù liệu sẽ dùng khối lượng UA dự trữ ấy để chế tạo bom nguyên tử. Nhưng tình hình chiến tranh biến chuyển quá nhanh chóng, nên tới lúc này Albert Speer thấy không còn đủ thời giờ để hoàn tất kế hoạch chế tạo bom nguyên tử nưã. Lập tức ông ta ra lịnh dùng chất UA tăng cường cho các loại đạn chống chiến xa, giúp cho đoàn quân thiết kỵ Stuka đủ khả năng đối địch với số lượng đông đảo chiến xa cuả quân đồng minh Anh- Mỹ. Đến năm 1945, với ” dự án Manhattan” người Mỹ đã thành công trong việc cho nổ quả bom nguyên tử đầu tiên. Từ đó chất UA chỉ được sử dụng giới hạn trong phạm trù quân sự và đặc biệt ưu tiên trong cuộc chạy đua võ trang suốt thời kỳ chiến tranh lạnh. Như nhiều người đã biết Uranium gồm nhiều hoá chất đồng vị như U 235 (o,7%), U 238 ( 99,3%) và chất phụ U 234...mà
- trong quá trình chế biến đã tạo ra loại cặn UA. TIA PHÓNG XẠ ”AL PHA ” ĐỘC HẠI Với mức sản xuất hàng loạt năng lượng nguyên tử , khối lượng chất UA tích lũy đã gia tăng nhanh chóng . Ngày 29.6.1958, người Mỹ đã bắt đầu đem chất này dùng trong những lãnh vực kỹ nghệ. Về mặt dân dụng, người ta dùng nó làm màu nhuộm các loại thủy tinh hay các loại đồ gốm, và cả trong kỹ nghệ hàng không thương mại. Nên biết bất cứ một chiếc phi cơ thương mãi nào cũng đều dùng chất UA làm lực đối trọng( counterbalance / contrepoids). Theo cáùc nhà chuyên môn uớc tính, một chiếc Boeing 747 chưá đựng khoảng 450 kí lô chất UA, chủ yếu nằm trong chiếc bánh lái phi cơ và đôi cánh. Nơi đây, tôi tưởng cũng nên mở ngoặc để kể lại một số tai nạn phi cơ thương mãi dân sự điển hình, mà không mấy ai ngờ đều có chất phóng xạ nguyên tử UA tan ra trong không khí. Như trên vưà nói, chất UA còn được dùng làm lực đối trọng ( contrepoids / counterbalance, counterweight) cuả mỗi chiếc phi cơ phản lực hàng không dân sự, nên khi chiếc phi cơ rơi xuống đất bùng nổ, và bốc cháy, lập tức chất UA trong đôi cánh và cánh lái liền phóng ra các tia phóng xạ nguyên tử. Nhưng đặc biệt loại bụi phóng xạ này không theo gió bay lan ra xa, mà lả tả rơi ngay xuống vùng chung quanh cuả nơi xảy ra tai nạn. Còn nhớ ngày 4.10.1992 một chiếc Boeing 747 cuả hàng không Do Thái El Al đã bị rơi xuống một nơi gần Amsterdam, thủ đô Hoà Lan. Theo báo cáo chính thức chiếc phi cơ này có mang theo 380 kí lô chất UA. Nhưng theo cơ quan LAKA, một trung tâm độc lập chuyên nghiên cứu và sưu tầm phóng xạ nguyên tử , cho biết sự thực, số lượng UA chở trên chiếc phi cơ ấy lên tới 1.500 kí lô!
- Sau khi tai nạn này xảy ra đã có khoảng 6.200 người Hoà Lan bị nhiễm các chứng bịnh giống hệt các cựu chiến binh từng tham chiến ở vùng Vịnh Irak và vùng Ba Nhĩ Cán...như: khả năng miễn nhiễm cuả cơ thể bị suy yếu( immunodéficience), hô hấp khó khăn, mệt mỏi dã dượi cấp tính...Như thế cũng chẳng khác nào vụ tai nạn phi cơ, chiếc Boeing 747 cuả hàng không Nam Hàn Korean Airline mang theo 300 kí lô chất UA đã rơi xuống Stansted, một vùng gần Cambridge, thuộc miền Nam Luân Đôn, vào cuối tháng 12 , năm 1999. Cách nay không lâu, ngày 25.7.2000, chắc bạn đọc còn nhớ vụ chiếc phi cơ thương mãi dân sự tối tân nhất thế giới hiện tại loại ” Concorde” lần đầu tiên bị rơi xuống Gonesse, gần phi trường Charle De Gaulle, về phiá Bắc Paris. Dĩ nhiên chiếc này cũng mang theo không ít UA; nhưng cho đến nay, người ta vẫn không thấy một ai thuộc giới trách nhiệm lên tiếng một lời nào... Ngày 29.1.1960, theo bản báo cáo về tiềm năng sử dụng phi nguyên tử cuả chất UA đã chánh thức nêu lên lần đầu tiên những độc hại do chất phóng xạ cuả nó mà người ta hít phải” Mỗi phân tử cuả Uranium không tan nằm trong phổi tạo nên nguy cơ hiểm hoạ cho những tế bào chung quanh”. Vả chăng từ năm 1957, những hiệu ứng bức xạ vào những tế bào cơ thể cũng đã được giải thích trong một bản tường trình cho Ngũ Giác Đài nhan đề là” Hiệu ứng cuả các loại võ khí hạch nhân ” . Trong bản tường trình nghiên cứu này, tác giả Samuel Glasstone đã kết luận: ” Năng lượng phóng toả ra từ những tia bức xạ an pha cuả các phân tử hít phải sẽ gây nên những thiệt hại nghiêm trọng cho các mô tế bào cuả cơ thể ”. Như vậy biểu thị rõ ràng từ năm 1960 người Mỹ đã được biết những tiềm lực hiểm nghèo cuả chất UA. Sau đó đến năm 1966, ủy ban nguyên tử năng Hoa Kỳ cũng
- đã minh xác : Chất liệu ấy chính là cơ sở phát ra tia phóng xạ an pha nguy hiểm cho buồng phổi cuả con người trong trường hợp hít phải những phân tử ấy cuả nó và gây nguy hại cho thận nếu ăn uống nhằm. Tuy nhiên cuộc chạy đua võ trang vẫn tiếp diễn gia tăng cường độ. Năm 1960 Hồng Quân Nga đã tạo được một lực lượng chiến xa hùng hậu, với lớp vỏ thép được tăng cường rất dầy và rất kiên cố như một pháo đài di động. Hơn nưã số lượng chiến xa cuả Nga lại còn nhiều hơn chiến xa cuả Mỹ gấp bội. Trong khi đó, người Mỹ vẫn chưa tạo được một hệ thống võ khí chống chiến xa hiệu nghiệm. Nhưng lúc bấy giờ nhờ sáng kiến cuả Pierre Sprey, một khoa học gia Pháp di trú ở Hoa Kỳ, quân đội Mỹ đã sản xuất ra loại phi cơ chiến đấu A.10, có biệt danh là” kẻ diệt chiến xa”. Với độ bay thấp, chiếc A.10 có khả năng tấn công chiến xa địch bằng loại đại liên 30 ly, tăng cường đặc biệt chất UA, có thể đã sản xuất từ những năm đầu cuả thập niên 70. Từ đó UA được thừa nhận là một chất liệu lý tưởng đặc biệt dùng để sản xuất các loại đạn đại liên 30 ly cho phi cơ oanh tạc A. 10. Đến năm 1973, một cuộc nghiên cứu cuả viện thí nghiệm quốc gia Mỹ ở Los Alamos, trong vùng New-Mexico, thực hiện theo nhu cầu đòi hỏi cuả không lực HK là tăng cường chất UA. Chất này nặng hơn chất ”tungstène”, lại có đặc tính tự phát hoả ( bùng cháy ngay khi tiếp xúc với không khí) nên có thể xuyên thủng và đốt chảy ra thành chất lỏng bất cứ một vỏ bọc thép kiên cố nào. Mặt khác, đáng kể hơn nưã là giá cuả chất UA lại rất rẻ. Đây quả là một mối lợi bất ngờ cho không lực HK. Năm 1973, HK chỉ mới dự trử được khoảng 80.000 tấn, nhưng chẳng mấy chốc số lượng UA đã gia tăng nhanh chóng với nhịp độ sản xuất đều đều mỗi năm 20.000 tấn. Hiển nhiên lúc đó các nhà sưu tầm trong viện thí nghiệm ở
- Los Alamos đều đã biết rõ khả năng công phá chiến xa cuả UA. Nhưng họ vẫn giữ kín tiếng, làm thinh không nói gì về mặt tác hại cho sức khoẻ cuả con người khi các phân tử UA bùng nổ , và chất phóng xạ tan vào không khí khiến người ta hít phải. Đây là điều đáng quan tâm nhất . Hiện nay quân lực HK đã bắt đầu công cuộc khán nghiệm vấn đề này. Năm 1974, các cơ quan nghiên cứu và sưu tầm cuả quân đội HK đã đi đến kết luận sơ khởi là những loại chất nổ ấy có thể gây nên ảnh hưởng cho cơ thể khi người ta hít phải hay ăn uống nhằm, và đã đề nghị nên mở những cuộc nghiên cứu sâu xa hơn về hiệu ứng y tế về lâu về dài cho sức khoẻ cuả con người. Những nỗ lực buộc tội chính quyền Saddam Hussein sở hữu vũ khí hủy diệt hàng loạt (WMD) hầu như đã kết thúc trong thất bại, thì những tiết lộ mới đây lại cho biết WMD đã được Mỹ sử dụng tại Iraq. WMD ở đây chính là bom uranium nhẹ (DU). Là sản phẩm phóng xạ phụ trong quá trình làm giàu uranium, DU được sử dụng cho các loại tên lửa phá lô cốt và đạn xe tăng. Trước kia, hàng ngàn tấn DU đã được sử dụng tại các chiến trường Nam Tư và Afghanistan. Giờ đây, nó đã được rải xuống mảnh đất Iraq đầy đau thương. "Tất nhiên, Mỹ và đồng minh đã cố gắng hết sức để giấu nhẹm chuyện này bởi vì chính họ là thủ phạm" - kênh truyền hình Ả Rập Al-Jazeera đưa ra lời cáo buộc. "Họ đã và đang sử dụng chúng tại Falluja. Baghdad cũng tràn ngập DU. Chúng tôi có thể dễ dàng lấy được các mẫu phóng xạ ở những nơi này" - thiếu tá Doug Rokke - Giám đốc Chương trình DU của Mỹ giai đoạn 1994-1995 cho biết. Dù chỉ là uranium nhẹ, một lượng nhỏ DU cũng có thể gây ra hậu quả khôn lường như ung thư, thoái hóa chức năng sinh học, bại liệt, quái thai và cuối cùng là tử vong. Và với một lượng lớn DU được sử dụng, không chỉ vùng Lưỡng Hà mà mọi nơi trên thế giới đều có thể bị vạ lây. Một điều cần chú ý là DU có tuổi thọ trung bình hơn 2 tỉ năm, điều đó có nghĩa để những hóa chất này hoàn toàn phân hủy cũng cần một khoảng thời gian tương đương. Vết thương trên cơ thể lính Mỹ Trong cuộc chiến tranh vùng Vịnh 1990-1991, chỉ có 467 lính Mỹ bị thương và đó là thông tin biết được qua những báo cáo chính thức. Tuy nhiên, người phụ trách Văn phòng Cựu chiến binh Mỹ (VA) - ông Terry Jemison tiết lộ rằng ít nhất 179.310 trong số hơn 592.560 lính Mỹ tham chiến Iraq đã và đang là đối tượng của các quỹ bồi thường bệnh tật và 24.760 trường hợp khác đang chờ giải quyết. Thống kê trên chưa bao gồm số lính đang được điều trị trong quân đội và số người đã chết. Khoảng 16% trong số 168.528 cựu binh vừa tham gia cuộc chiến Iraq hiện cũng đang tìm kiếm sự giúp đỡ về y tế từ VA. "Đó là một con số kinh hoàng!" - Doug Rokke thốt lên. Hiện nay, Rokke và
- nhóm của mình đang nghiên cứu các phương pháp trị liệu cho binh lính, làm sạch môi trường những khu vực bị nhiễm phóng xạ và giúp đỡ những chiến binh từng sử dụng DU. "Không có vũ khí hóa học và sinh học ở Iraq, cũng không có những vụ cháy giếng dầu lớn tại Iraq. Vậy điều gì đã gây nên hiện tượng nghiêm trọng này?" - Rokke nghi ngờ. Hẳn nhiên, mối nghi ngờ của Rokke chĩa thẳng vào DU. Bởi tác động của loại hóa chất này là không thể kiểm soát được nên không chỉ người dân vùng chiến sự mà chính lính Mỹ cũng trở thành nạn nhân. DU trên cơ thể trẻ em Tiến sĩ Jenan Ali - chuyên gia y tế cấp cao của Bệnh viện Basra (Iraq) đã tiến hành nghiên cứu và đi đến kết luận số trẻ bị chứng máu trắng tại Iraq tăng đến 100%, các chứng bệnh hiểm nghèo khác tăng 242% sau hơn 10 năm kể từ chiến tranh vùng Vịnh. Hồi năm 2003, tiến sĩ Daud Miraki - Giám đốc Chương trình DU và Quỹ tái thiết Afghanistan - cũng khẳng định các chuyên gia của ông đã tìm thấy những dấu hiệu về tác động của DU lên người dân vùng Đông và Đông-Nam Afghanistan: "Rất nhiều trẻ em sinh ra không có mắt, chân tay; hoặc bị những khối u ở miệng và mắt". Tuy nhiên, do điều kiện an ninh và kỹ thuật, nhóm của Daud đã không thể tiến hành phân tích kỹ hơn. Một nguy cơ mà ai cũng thấy rõ là trẻ em Iraq và Afghanistan hằng ngày phải sống chung với những đống phế liệu chiến tranh mà các chuyên gia gọi là "những ổ phóng xạ". Trong khi đó, quân Mỹ không bao giờ thông báo các khu vực bị nhiễm vì làm như thế chẳng khác nào thừa nhận DU cũng nguy hiểm không kém uranium đã được làm giàu. "Đó là một thất bại được che đậy kỹ càng!" - Rokke bức xúc và ông cho rằng điều này hoàn toàn mâu thuẫn với những quy định của chính quân đội Mỹ, chẳng hạn như điều luật AR 700-48 quy định về việc cô lập và thông báo rõ các khu vực nhiễm xạ hoặc nơi chứa thiết bị phóng xạ cũng như cung cấp kịp thời các phương pháp y tế cho người bị nhiễm. "Đây là một tội ác chiến tranh - Rokke phẫn nộ - Tổng thống buộc phải đảm bảo rằng quân đội của mình không vi phạm những điều luật trên nhưng thực tế thì luật pháp đã bị giẫm lên". Nghiên cứu của Rokke tại Iraq cho thấy chưa có phương pháp nào có thể làm sạch những vùng nhiễm DU cũng như chưa có cách nào điều trị cho những nạn nhân nhiễm phóng xạ loại này. Trước đây, Tổng thống Mỹ G.Bush và Thủ tướng Anh T.Blair đã cáo buộc chính quyền Saddam Hussein sản xuất WMD để "hợp pháp hóa" cuộc tấn công Iraq. Tuy nhiên, những dấu hiệu về việc quân Mỹ sử dụng DU tại Iraq đã chống lại hai ông này. Phó chủ tịch Hiệp hội Luật gia Ấn Độ Niloufer Bhagwat cho hay ông và đồng nghiệp đã có những bằng chứng về việc "Mỹ sử dụng vũ khí hủy diệt cả hiện tại và tương lai nhân loại, một hành động diệt chủng không hơn không kém". Căn cứ theo nghiên cứu của các chuyên gia trên đây, DU quả thực đã được người Mỹ sử dụng tại chiến trường Iraq, Afghanistan. Liệu việc sử dụng loại vũ khí này có phải là hành động "chà đạp lên công ước quốc tế"?
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn