YOMEDIA
ADSENSE
XẠ HÌNH HẠT NHÂN TIM
106
lượt xem 10
download
lượt xem 10
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Chụp xạ hình hạt nhân tim là phương pháp đưa vào cơ thể bệnh nhân một lượng chất phóng xạ thích hợp để đánh giá tưới máu cơ tim, chức năng thất, vận động thành tim. Chụp xạ hình hạt nhân tim được chỉ định rộng rãi vì bệnh nhân dễ chịu đựng khi thực hiện kỹ thuật, không khó làm, trang thiết bị không quá đắt tiền, bệnh nhân chịu lượng tia xạ ít hơn so với X quang mà lại cho kết quả đáng tin cậy. ...
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: XẠ HÌNH HẠT NHÂN TIM
- XẠ HÌNH HẠT NHÂN TIM 1. Đại cương. Chụp xạ hình hạt nhân tim là phương pháp đưa vào cơ thể bệnh nhân một lượng chất phóng xạ thích hợp để đánh giá tưới máu cơ tim, chức năng thất, vận động thành tim. Chụp xạ hình hạt nhân tim được chỉ định rộng rãi vì bệnh nhân dễ chịu đựng khi thực hiện kỹ thuật, không khó làm, trang thiết bị không quá đắt tiền, bệnh nhân chịu lượng tia xạ ít hơn so với X quang mà lại cho kết quả đáng tin cậy. 2. Chỉ định. - Bệnh động mạch vành. - Bệnh van tim. - Bệnh tim bẩm sinh. - Bệnh cơ tim.
- - Các rối loạn tim mạch khác. 3. Nguyên lý chụp xạ hình hạt nhân tim. 3.1. Hình ảnh tưới máu cơ tim: Để đánh giá hình ảnh tưới máu cơ tim, người ta thường dùng thallium 201 (201Tl). 201 Đây là một cation phóng xạ có đặc tính giống kali. Sau khi tiêm tĩnh mạch, Tl nhanh chóng tách khỏi dòng máu đi vào nội bào, khoảng 4% lượng 201Tl được tạm thời hấp thụ vào tế bào cơ tim, chính sự tích lũy này tạo ra hình ảnh nổi bật của 201 tim trên nền phổi bao quanh. Ở giai đoạn phân bố ban đầu của Tl, sẽ không có sự khác nhau giữa cơ tim và các tổ chức khác như mạch máu, cơ vân, gan, thận... 201 Ở giai đoạn này, mật độ Tl ở vùng cơ tim còn sống sẽ thay đổi và phản ánh dòng máu phân bố ở khu vực đó. Chính vì vậy, khi tiêm 201Tl vào bệnh nhân đang 201 làm nghiệm pháp gắng sức sẽ thấy sự thiếu hụt sự phân bố Tl ở vùng cơ tim đã chết (ví dụ: nhồi máu cơ tim, sẹo cơ tim) và ở các vùng cơ tim còn sống sẽ thấy giảm dòng máu tới đó (như ở các vùng thiếu máu cơ tim do hẹp động mạch vành 201 mức độ nặng). Sau nhiều giờ nghỉ ngơi, sự phân bố Tl sẽ thay đổi. Nếu vùng 201 thiếu hụt phân bố Tl gây nên bởi vùng sẹo hoặc cơ tim hoại tử thì hình ảnh xạ hình không thay đổi. Nếu đó chỉ là vùng thiếu máu thì sẽ không còn hình ảnh 201 201 trống Tl hoặc kích thước vùng thiếu hụt Tl sẽ giảm đi. Đây là nguyên lý để đánh giá kỹ thuật chụp xạ hình hạt nhân cơ tim bằng 201Tl khi gắng sức. Nghiệm pháp gắng sức thường làm là chạy trên thảm lăn theo qui ước của Bruce
- hoặc các phương pháp gắng sức tương tự có theo dõi bệnh nhân liên tục. Nếu không xuất hiện chống chỉ định thì sự gắng sức được làm đến 85% qui định gắng sức tối đa theo tuổi, lượng thallous chloride Tl 201 là 2 - 3,5mCi được tiêm tĩnh mạch khi bệnh nhân đang ở thời điểm gắng sức tối đa và tiếp tục vận động ở mức đó thêm 30 - 60 giây để cho phép phân bố chất phóng xạ dưới tác dụng của dòng máu trong khi gắng sức. Nghiệm pháp gắng sức có thể thay thế bằng sử dụng chất giãn động mạch vành là dipyridamole. Chất này làm tăng dòng máu ở động mạch vành bình thường nhưng không làm tăng dòng máu ở sau chỗ động mạch vành bị hẹp. Kết quả là tăng hấp thụ 201Tl ở vùng cơ tim bình thường, làm giảm tương đối lượng xạ ở vùng cơ tim tưới máu sau động mạch vành hẹp tương tự khi làm nghiệm pháp gắng sức. Hình ảnh thu được ở phút thứ 3 - 5 sau khi tiêm tĩnh mạch dipyridamole 0,56mg/kg/201Tl có độ nhạy tương tự nghiệm pháp gắng sức trong chẩn đoán bệnh động mạch vành. Tiêm tĩnh mạch dipyridamole th ường được dùng ở Hoa Kỳ. Dùng dipyridamole đường uống cũng được nhưng do hấp thu thuốc này rất khác nhau tùy theo cá thể nên ít được dùng hơn. Hiện tượng thiếu máu cơ tim gây ra bởi dypyridamole có thể khắc phục bằng tiêm aminophylin tĩnh mạch. 201 Kỹ thuật chụp ảnh cắt lớp hàng loạt để xem sự phân bố Tl, ở cơ tim được thực hiện theo nguyên lý phát xạ phôton (SPECT).
- So với chụp động mạch vành, độ nhạy của chụp xạ hình tim là 80-85% và độ đặc hiệu là hơn 90%. Xạ hình gắng sức với 201Tl có độ nhạy và độ đặc hiệu cao hơn so với điện tim gắng sức trong chẩn đoán bệnh thiếu máu cơ tim. Khi kết hợp cả xạ hình và điện tim gắng sức thì độ nhạy trong chẩn đoán bệnh thiếu máu cơ tim sẽ 201 tăng lên > 90%. Chính vì vậy, chụp xạ hình cơ tim bằng Tl được sử dụng để đánh giá bước đầu cho các bệnh nhân đau ngực (nhất là các bệnh nhân đau ngực chưa rõ nguyên nhân) để xác định mức độ ảnh hưởng của hẹp động mạch vành, theo dõi kết quả của phẫu thuật bắc cầu nối, nong động mạch qua da, hoặc sau dùng thuốc tan cục máu đông. Xạ hình tim còn giúp tiên lượng sau nhồi máu cơ tim cấp vì phương pháp này không chỉ cho biết độ rộng của vùng nhồi máu cơ tim cấp mà còn cho biết vùng 201 sẹo do nhồi máu cơ tim cũ. Xạ hình dùng Tl đặc biệt có lợi ở bệnh nhân đang dùng digitalis, người có blốc nhánh hoặc ở phụ nữ-đó là những đối tượng không dùng được phương pháp phân tích đoạn ST bằng điện tim gắng sức. Dipyridamole dùng trong xạ hình tim rất tốt khi bệnh nhân không thể gắng sức được như ở người béo phì, viêm khớp, người tuổi cao. Hình ảnh xạ hình cắt lớp cho phép đánh giá khá tốt kích thước và vị trí không có xạ của cơ tim. SPECT làm tăng độ nhạy của phương pháp trong chẩn đoán thiếu máu cơ tim lên 90%. Nó còn đánh giá được các vùng cơ tim bị nhồi máu, cơ tim còn sống nên rất có giá trị trong xác định tiên lượng cho bệnh nhân.
- Khi chụp xạ hình cơ tim bằng 201Tl không cho ảnh rõ ràng thì có thể dùng các hợp chất của technetium99m (99mTc). Người ta thường dùng một chất giống nitrile và một nhóm chất gọi là BATO (Boronic acid adducto of technetium oxine). Khác với dùng 201Tl, khi dùng technetium 99m, người ta không biết được tái tưới máu cơ tim. Hình ảnh thiếu máu trên xạ hình cơ tim với 99mTc dựa vào sự phân bố chất phóng xạ trên mặt cắt vùng cơ tim bị tổn thương. Tc99m pyrophosphat tập trung nhiều ở những vùng thiếu máu do sự tổn thương tế bào và vi tuần hoàn ở vùng này. Hình ảnh này xuất hiện sau khi nhồi máu cơ tim cấp 12 - 24h và tồn tại đến hết 1 tuần. Nếu bệnh nhân còn tiếp tục bị hoại tử cơ tim sau nhồi máu cơ tim hoặc ở nhiều bệnh nhân xuất hiện phình tim sẽ thấy hình ảnh trên tồn tại lâu hơn. Nói chung, xạ hình với 99mTc pyrophosphat để đánh giá hình ảnh nhồi máu cơ tim ít được sử dụng hơn so với 201Tl nhưng nó lại hiệu quả trong đánh giá nhồi máu cơ tim cấp không điển hình và để đánh giá nhồi máu cơ tim trong và sau phẫu thuật bắc cầu nối động mạch vành hoặc các loại phẫu thuật tim khác. 3.2. Đánh giá chức năng tim bằng xạ hình: Để đánh giá chức năng thất trái và thất phải, có 3 phương pháp: - Đánh giá nhát bóp (bcat to beat evaluation). - Ghi hình ảnh có kèm theo ghi ECG theo thời gian (ECG synchronized imaging
- studies). - Phân tích theo cửa đầu dò không hình ảnh (nonimaging gate probe studies). Có nhiều chỉ số về chức năng thất đ ược đánh giá (như phân số tống máu (EF), tỉ lệ tống máu và đầy máu, thể tích thất trái) và các chỉ số liên quan đến quá tải về thể tích (như tỉ lệ thể tích tống máu thất trái chia cho thất phải). Xạ hình cơ tim cũng rất có giá trị trong phát hiện phình thất trái. Độ nhạy và độ đặc hiệu đánh giá phình tim ở thành trước và trước mỏm là > 90%. Vì phương pháp xạ hình cơ tim khi nghỉ không có hại nên được sử dụng rộng rãi để đánh giá chức năng thất trái và thất phải ở nhiều bệnh khác nhau như: bệnh van tim, theo dõi các bệnh nhân dùng các thuốc độc với tim (như doxorobicin) bệnh động mạch vành hoặc nhồi máu cơ tim; đánh giá hiệu quả của nong động mạch vành, phẫu thuật bắc cầu nối và liệu pháp làm tan cục máu đông ở động mạch vành... 3.3. Ở các bệnh nhân có bệnh van tim: Kết hợp cả xạ hình khi nghỉ và gắng sức được dùng cho hầu hết các trường hợp có tăng thể tích thất trái. Ở bệnh nhân hở van động mạch chủ, giảm EF lúc n ghỉ và sự bất thường hoặc không tăng EF khi gắng sức là triệu chứng suy giảm chức năng tim và là một chỉ định cho phẫu thuật thay van. Hình ảnh xạ hình tim còn giúp cho ta tính được phân số hở của các van. Bình thường, thể tích nhát bóp ở cả 2 thất là
- bằng nhau, ở bệnh nhân có hở van ở thất trái thì thể tích nhát bóp thất trái cao hơn thất phải bằng một lượng của dòng hở. Nếu thất phải bình thường, phân số hở của van ở thất trái có thể tính được tỉ số thể tích nhát bóp thất trái/thất phải. 3.4. Đánh giá kích thước của các shunt trong tim: Tính được kích thước của các shunt trong tim nhờ tỉ số thể tích nhát bóp giữa thất trái và thất phải. Ngoài ra, một số các chất phóng xạ khác còn được dùng trong xạ hình tim như gallium citrat (Ga 67), Fluorine 18 (F18)... nhưng cần phải có những camera đặc chủng nên những chất phóng xạ này còn ít được sử dụng trên lâm sàng.
- CHỤP CỘNG HƯỞNG TỪ TIM (Magenetic resonance imaging of heart) Chụp cộng hưởng từ là phương pháp thăm dò không chảy máu để đánh giá cấu trúc và chức năng tim. Người ta có thể chụp tim bằng cộng h ưởng từ ở bất cứ góc độ nào, đồng thời với ghi điện tâm đồ. Hình ảnh một mặt cắt ở các pha khác nhau của chu chuyển tim có thể biểu hiện như một hình ảnh động cho phép quan sát và phân tích vận động của thành tim. Bằng hình ảnh cắt qua tim theo từng pha của chu chuyển tim, cho phép thầy thuốc tính toán được khối lượng cơ tim và sự biến đổi thể tích các buồng tim. Dòng máu tới từng vùng cơ tim có thể tính toán được bằng sử dụng chất cản quang từ. Ảnh hưởng lên cơ tim của thiếu máu, nhồi máu, thâm nhiễm, u tăng sinh... có thể quan sát được trên hình ảnh cộng hưởng từ tim. Những thể nhất định của bệnh tim bẩm sinh (ví dụ như hẹp quai động mạch chủ) và các phì đại tắc nghẽn trong tim, màng ngoài tim, và/hoặc trung thất cũng có thể được phát hiện bằng chụp cộng hưởng từ tim. Vì dòng máu thường không có tín hiệu, các cục tắc trong l òng mạch (u hoặc máu đông) sẽ được phát hiện và quan sát rất rõ. Sử dụng kỹ thuật cộng hưởng từ đặc biệt thì dòng máu có thể có tín hiệu dương tính, cho phép thấy được hình ảnh động mạch trên MRI và quan sát được những bất thường của dòng máu (như trong hở van thì có thể phát hiện và định lượng được độ hở van). Hiện tại, sử dụng MRI trong lâm sàng tim còn hạn chế, nhưng phương pháp này
- cho kết quả rất tốt trong chẩn đoán và theo dõi bệnh lý của các mạch máu lớn, nhất là phình mạch, lóc tách thành động mạch, hẹp tắc mạch. Điều hạn chế lớn nhất của MRI là trang bị máy móc quá đắt tiền, phải kết hợp theo dõi điện tâm đồ với thời gian lâu mà kết quả lại không rõ ràng như chụp cinê mạch máu và chụp cắt lớp vi tính. Một số bệnh nhân không chịu đ ược xét nghiệm này do lo sợ. Do từ tính lớn nên có thể nguy hiểm cho một số bệnh nhân như người có cấy máy tạo nhịp, đã được đặt stent...
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn