intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Xác định cường lực và sản lượng khai thác bền vững tối đa tại vùng biển ven bờ và vùng lộng tỉnh Nghệ An

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm cung cấp cơ sở khoa học để các nhà quản lý đưa ra các giải pháp phát triển đội tàu khai thác hải sản theo hướng bền vững và hiệu quả, nghiên cứu này sẽ xác định cường lực và sản lượng khai thác bền vững tối ưu phù hợp với khả năng nguồn lợi hải sản ở vùng ven bờ và vùng lộng tỉnh Nghệ An.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Xác định cường lực và sản lượng khai thác bền vững tối đa tại vùng biển ven bờ và vùng lộng tỉnh Nghệ An

  1. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản, Số 3/2024 https://doi.org/10.53818/jfst.03.2024.495 XÁC ĐỊNH CƯỜNG LỰC VÀ SẢN LƯỢNG KHAI THÁC BỀN VỮNG TỐI ĐA TẠI VÙNG BIỂN VEN BỜ VÀ VÙNG LỘNG TỈNH NGHỆ AN EVALUATION OF THE MAXIMUM SUSTAINABLE YIELD AND FISHING EFFORT IN COASTAL AND INSHORE SEAWATER OF NGHE AN PROVINCE Đỗ Văn Thành1, Nguyễn Phi Toàn1 1 Viện nghiên cứu Hải sản Tác giả liên hệ: Đỗ Văn Thành (Email: dovanthanh86@gmail.com) Ngày nhận bài: 25/06/2024; Ngày phản biện thông qua: 09/09/2024; Ngày duyệt đăng: 25/09/2024 TÓM TẮT Dựa trên số liệu về cường lực và sản lượng khai thác của các đội tàu đánh bắt hải sản ở vùng ven bờ và vùng lộng biển Nghệ An trong giai đoạn 2017-2022, nghiên cứu sử dụng mô hình sản lượng thặng dư Schaefer (1954) để ước tính sản lượng khai thác bền vững tối đa và cường lực khai thác bền vững tối đa tương ứng cho vùng biển nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy, sản lượng khai thác bền vững tối đa ở vùng ven bờ và vùng lộng Nghệ An là 58.338 tấn; trong đó nghề lưới kéo là 32.652 tấn, nghề lưới rê là 12.312 tấn, nghề lưới vây là 2.507 tấn, nghề câu là 468 tấn, nghề lưới chụp là 5.570 tấn, nghề lồng bẫy là 615 tấn và nghề khác là 4.214 tấn. Tương ứng với sản lượng khai thác bền vững tối đa, cường lực khai thác bền vững tối đa ở vùng biển nghiên cứu là 2.483 tàu: nghề lưới rê là 1.429 tàu, nghề lưới kéo là 483 tàu, nghề câu là 147 tàu, nghề lồng bẫy là 137 tàu, nghề lưới chụp là 75 tàu, nghề lưới vây là 22 tàu và nhóm nghề khác là 190 tàu. Tổng cường lực của các đội tàu khai thác ở vùng biển đã vượt ngưỡng bền vững khoảng 20,8%; trong đó, nghề lồng bẫy vượt 29,2%, nghề lưới rê vượt 27,5% và nghề lưới kéo vượt 2,3%; cường lực khai thác của nghề lưới vây, nghề câu và nghề lưới chụp chưa đạt ngưỡng cường lực khai thác bền vững tối đa. Từ khóa: Cường lực khai thác bền vững tối đa, sản lượng khai thác bền vững tối đa, vùng ven bờ và vùng lộng Nghệ An. ABSTRACT Base on the data from the yield and fishing effort of fishing gears in Nghe An seawaters from 2017 to 2022, the study used surplus production model of Schaefer (1954) was applied to estimate the maximum sustainable yield (MSY) and the maximum sustainable fishing effort (fMSY). Results showed that the MSY in the coastal and inshore seawaters of Nghe An were 58,338 tons: the trawls were 32,652 tons, the gill nets were 12,312 tons, the purse seine were 2,507 tons, the hand line and longline were 468 tons, the stick-held falling were 5,570 tons, the trap were 615 tons and the others were 4,214 tons. The fMSY in coastal and inshore seawaters of Nghe An were 2,483 fishing vessels: the gill nets were 1,429 vessels, the trawls were 483 vessels, the hand line and longline were 147 vessels, the trap were 137 vessels, the stick-held falling were 75 vessels, the purse seine were 22 vessels and the others were 190 vessels. The total fishing effort was higher than fMSY around 20.8%. In which, the trap were higher than the fMSY around 29.2%, the gill nets were higher than the fMSY around 27.5% and the trawls were higher than the fMSY around 2.3%; the fishing effort of purse seine, hand line and longline and the stick-held falling were lower than the maximum sustainable fishing effort. Keywords: the maximum sustainable yield, the maximum sustainable fishing effort, the coastal and inshore seawaters of Nghe An. I. ĐẶT VẤN ĐỀ cũng đang phải đối mặt với nhiều tồn tại, thách Trong thời gian qua, công tác quản lý nghề thức, như: tình trạng nguồn lợi thủy sản bị suy cá của tỉnh Nghệ An đã đạt được nhiều kết quả giảm, số lượng tàu thuyền nhỏ khai thác ven tích cực, góp phần rất lớn vào việc ổn định sinh bờ vẫn chiếm tỷ lệ cao, tình trạng khai thác kế và nâng cao hiệu quả kinh tế của cộng đồng bất hợp pháp vẫn diễn ra dưới nhiều hình thức, ngư dân. Tuy nhiên, ngành thủy sản của tỉnh việc chuyển đổi cơ cấu nghề khai thác chưa TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 91
  2. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản, Số 3/2024 có nhiều chuyển biển rõ rệt, các nghề xâm hại 07 nhóm nghề chính, gồm: lưới kéo, lưới rê, lớn đến nguồn lợi thủy sản chưa giảm đáng kể, lưới vây, lưới chụp, nghề câu, lồng bẫy và nghề đặc biệt là nghề lưới kéo, nghề te, xiệp, … [9]. khác. Nội dung điều tra gồm: thông tin tàu Nguyên nhân của những tồn tại này là do hạn thuyền, ngư cụ, thời gian hoạt động, sản lượng chế về nguồn lực trong công tác quản lý và bảo khai thác, ngư trường khai thác,… vệ nguồn lợi thủy sản, thiếu cơ sở khoa học để - Số ngày khai thác tiềm năng (A): thu thập xác định hạn ngạch sản lượng khai thác của các thông qua việc tham vấn ý kiến của các chuyên đội tàu, chính sách quản lý nghề cá chưa đáp gia trong lĩnh vực khai thác hải sản. ứng được yêu cầu thực tiễn [8, 9]. Nhằm cung - Hệ số hoạt động tàu (BAC): được xác định cấp cơ sở khoa học để các nhà quản lý đưa ra dựa trên các kết quả nghiên cứu do Viện nghiên các giải pháp phát triển đội tàu khai thác hải cứu Hải sản thực hiện [7-9] và tham vấn ý kiến sản theo hướng bền vững và hiệu quả, nghiên của các chuyên gia. cứu này sẽ xác định cường lực và sản lượng 2.2. Phương pháp xử lý số liệu khai thác bền vững tối ưu phù hợp với khả a) Phương pháp xác định sản lượng và năng nguồn lợi hải sản ở vùng ven bờ và vùng cường lực khai thác bền vững tối đa: lộng tỉnh Nghệ An. Sử dụng mô hình sản lượng thặng dư II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP Schaefer (1954) [12] để ước tính sản lượng khai NGHIÊN CỨU thác bền vững tối đa (MSY) và cường lực khai 1. Tài liệu nghiên cứu thác bền vững tối đa (fMSY). Vùng biển Nghệ - Nguồn số liệu sơ cấp của đề tài “Điều An mang đặc trưng nhiệt đới gió mùa, có nhiều tra, đánh giá nguồn lợi hải sản vùng ven bờ nghề hoạt động và đối tượng khai thác phong và vùng lộng biển Nghệ An, đề xuất các giải phú. Do đó, để áp dụng mô hình sản xuất thặng pháp bảo vệ và khai thác bền vững” do Viện dự Schaefer, nghiên cứu này giả định nguồn lợi nghiên cứu Hải sản thực hiện trong giai đoạn hải sản và số lượng tàu thuyền ở vùng biển này 2021-2023 [9]. là ổn định, số tàu của Nghệ An đi sang vùng - Nguồn dữ liệu thứ cấp từ các cơ quan quản biển khác để khai thác đúng bằng số lượng tàu lý nghề cá ở tỉnh Nghệ An về cơ cấu tàu thuyền thuyền của địa phương khác vào đánh bắt. Khi và sản lượng khai thác hải sản trong giai đoạn đó, mô hình sản lượng thặng dư Schaefer được 2017-2022 [3]. mô tả theo biểu thức (2.1) [12]: - Các công trình nghiên cứu có liên quan đến nghề cá ở tỉnh Nghệ An do Viện nghiên (2.1) cứu Hải sản thực hiện trong giai đoạn 2017- Trong đó: Yi là sản lượng khai thác của năm 2022 [7, 8]. thứ i; fi là cường lực khai thác năm thứ i; a và 2. Phương pháp nghiên cứu b là các hệ số. 2.1. Phương pháp thu thập số liệu Giá trị cực đại của sản lượng bằng sản lượng - Số liệu thứ cấp: được thu thập từ các cơ khai thác bền vững tối đa, được xác định theo quan quản lý nghề cá của tỉnh Nghệ An (Chi công thức (2.2): cục Thủy sản, UBND các huyện/thị xã ven biển). Số liệu thu thập gồm: cơ cấu tàu thuyền, (2.2) tổng sản lượng khai thác trong giai đoạn 2017- 2022. Cường lực khai thác bền vững tối đa (fMSY) - Số liệu sơ cấp: được thu thập bằng cách được ước tính theo biểu thức (2.3). phỏng vấn trực tiếp các chủ tàu/thuyền trưởng (2.3) tàu cá tại các cảng cá/bến cá/làng cá. Việc lựa chọn mẫu điều tra được thực hiện theo phương b) Sản lượng và năng suất khai thác: pháp chọn mẫu ngẫu nhiên [10]. Quá trình điều - Sản lượng khai thác của đội tàu được ước tra được thực hiện hàng tháng và tập trung vào tính theo công thức (2.4) [12]: 92 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
  3. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản, Số 3/2024 (2.4) Trong thực tế, các tàu trong cùng một đội tàu có năng lực khai thác khác nhau nên trước Trong đó: Ci là sản lượng khai thác của đội khi xác định MSY và fMSY số lượng tàu thuyền tàu i; là năng suất khai thác trung bình cần phải được quy đổi sang một đơn vị tiêu của đội tàu i (kg/ngày/tàu); Ai là số ngày hoạt chuẩn (đội tàu chuẩn). Đội tàu chuẩn được lựa động tiềm năng của đội tàu i (ngày) ; Fi là số chọn là đội tàu có mức tương quan giữa cường tàu tham gia khai thác của đội tàu i (tàu); BACi lực và năng suất khai thác đạt cao nhất. Việc là hệ số hoạt động của đội tàu i. chuẩn hóa đội tàu được áp dụng theo công thức + Năng suất khai thác của đội tàu được ước của Robson (1966) [13]: tính theo công thức (2.5) [12]: (2.8) Trong đó: n là số mẫu thu thập được (tàu); Trong đó: Fci là tổng cường lực khai thác CPUEij là năng suất khai thác của tàu thứ j (kg/ của đội tàu (i) đã được quy chuẩn; Fi là tổng ngày). cường lực khai thác của đội tàu (i); là + Hệ số BACi được tính theo công thức năng suất khai thác của đội tàu (i); là (2.6) [11]: năng suất khai thác của đội tàu chuẩn. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (2.6) 1. Cơ cấu đội tàu khai thác thủy sản Tổng số tàu tham gia khai thác tại vùng ven Trong đó: aij là số tàu hoạt động vào ngày j; bờ và vùng lộng biển Nghệ An có xu hướng Nij là số tàu được chọn điều tra vào ngày j. tăng trong giai đoạn 2017 - 2022 với mức - Tổng sản lượng khai thác của một nghề tăng trung bình khoảng 4,1%/năm, trong đó trong một năm được xác định theo công thức tăng nhanh nhất là nhóm tàu
  4. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản, Số 3/2024 Nhóm chiều Nhóm nghề 2017 2018 2019 2020 2021 2022 dài tàu (m)
  5. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản, Số 3/2024 Hình 1: Năng suất khai thác trung bình của các đội tàu, giai đoạn 2017-2022. nghề lưới kéo và nghề lưới vây giảm lần lượt tăng trong giai đoạn 2017-2022, với mức tăng là 3,5%/năm và 2,8%/năm. Năng suất khai thác trung bình khoảng 3,4%/năm. Nghề lưới vây của các đội tàu được thể hiện ở Hình 1. và nghề lồng bẫy là các nghề có sản lượng tăng Sản lượng khai thác ở vùng ven bờ và vùng cao nhất, lần lượt đạt 19,9%/năm và 14,5%/ lộng biển Nghệ An bao gồm sản lượng của các năm. Năm 2022, tổng sản lượng khai thác ở đội tàu có chiều dài lớn nhất nhỏ hơn 15 m và vùng biể đạt 60.853 tấn, trong đó nghề lưới kéo sản lượng của các tàu có chiều dài từ 15 m trở và nghề lưới rê chiếm tỷ lệ nhiều nhất, lần lượt lên tham gia khai thác. Mặc dù, năng suất khai là 51,2% và 17,4% (Hình 2). thác có xu hướng giảm (Hình 1), nhưng cường 3. Chuẩn hóa cường lực khai thác lực khai thác ở vùng biển tăng nhanh (Bảng 1) Trên cơ sở tương quan giữa năng suất và nên tổng sản lượng của các đội tàu có xu hướng cường lực khai thác của các đội tàu, lựa chọn Hình 2: Tổng sản lượng khai thác của các đội tàu, giai đoạn 2017-2022. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 95
  6. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản, Số 3/2024 được đội tàu tiêu chuẩn của nghề lưới kéo, Từ kết quả lựa chọn đội tàu chuẩn, sử dụng nghề lưới rê, nghề lưới vây, nghề lưới chụp và công thức (2.8) ước tính được cường lực khai nghề khác là đội tàu ở nhóm chiều dài 12-
  7. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản, Số 3/2024 Nhóm chiều dài Cường lực khai thác theo đội tàu chuẩn (tàu) Nhóm nghề tàu (m) 2017 2018 2019 2020 2021 2022
  8. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản, Số 3/2024 Hình 3: Cường lực và sản lượng khai thác bền vững tối đa theo đội tàu chuẩn. Bảng 4: Cường lực và sản lượng khai thác bền vững tối đa theo đội tàu thực tế Nhóm Cường lực khai thác bền vững Sản lượng khai thác Nhóm nghề chiều dài tối đa theo đội tàu thực (tàu) bền vững tối đa (tấn)
  9. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản, Số 3/2024 https://doi.org/10.53818/jfst.03.2024.501 Nhóm Cường lực khai thác bền vững Sản lượng khai thác Nhóm nghề chiều dài tối đa theo đội tàu thực (tàu) bền vững tối đa (tấn)
  10. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản, Số 3/2024 dân thì việc điều chỉnh cơ cấu đội tàu cần thực nghề lồng bẫy là 137 tàu, nghề lưới chụp là 75 hiện theo lộ trình phù hợp và phải đảm bảo hài tàu, nghề lưới vây là 22 tàu và nhóm nghề khác hòa giữa các yếu cầu về quản lý nghề cá, mục là 190 tàu. tiêu bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản và - Tổng cường lực khai thác ở vùng biển điều kiện kinh tế của ngư dân. Giai đoạn đầu (năm 2022) đã vượt ngưỡng bền vững khoảng nên ưu tiên việc cắt giảm, chuyển đổi các tàu bị 20,8%; trong đó, nghề lồng bẫy vượt 29,2%, cấm hoạt động theo quy định của pháp luật [1, nghề lưới rê vượt 27,5% và nghề lưới kéo vượt 2, 4-6] như: các tàu làm nghề lưới kéo (trừ các 2,3%; cường lực của nghề lưới vây, nghề câu tàu làm nghề lưới kéo moi, ruốc), nghề te, xiệp, và nghề lưới chụp chưa đạt ngưỡng cường lực nghề lồng xếp và các nghề khai thác kết hợp khai thác bền vững tối đa. ánh sáng (như nghề lưới vây, nghề lưới chụp) - Sản lượng khai thác (năm 2022) của các có chiều dài
  11. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản, Số 3/2024 8. Đỗ Văn Thành (2022). Ứng dụng đèn LED cho nghề lưới chụp khai thác hải sản ở vùng biển khơi tỉnh Nghệ An. Báo cáo tổng kết đề tài, Viện nghiên cứu Hải sản. 9. Nguyễn Phi Toàn (2023). Điều tra, đánh giá nguồn lợi hải sản vùng ven bờ và vùng lộng biển Nghệ An, đề xuất các giải pháp bảo vệ và khai thác bền vững. Báo cáo tổng kết nhiệm vụ, Viện nghiên cứu Hải sản. Tiếng Anh 10. FAO (2002). Sample-based fi sheries surveys: A technical handbook. FAO Fisheries technical 425, Rome, Italy, 132pp. 11. FAO (2002). The state of world fisheries and aquaculture. FAO Fisheries Department, Rome. 12. Per Sparre và Siebren C.Venema (1992). Introduction to tropical fish stock assessment. FAO fisheries technical, paper 306/2, Rome. 13. Robson D.S. (1966). “Estimation of relative fishing power of individual ships”. Research Bulletin, Inter- national Commission of Northwest Atlantic Fisheries, 3, pp. 5-14. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 101
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2