intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Xem ti vi quá nhiều: Trẻ bị tự kỉ nặng hơn

Chia sẻ: Ma Nhac Phi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

73
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Từ một học sinh giỏi, hiếu động, chỉ sau một kì nghỉ hè làm bạn với ti vi, nhiều cô cậu học trò trở nên “hiền lành” đến trầm cảm nặng nề. Học hành sa sút vì xem ti vi Trần Tuấn Đạt từ một học sinh giỏi nhất lớp 1A tại Phúc Thành – Kinh Môn – Hải Dương chỉ sau một kì nghỉ hè làm bạn với ti vi, cậu bé đã nhanh chóng bị tụt xuống vị trí vùng nguy hiểm của lớp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Xem ti vi quá nhiều: Trẻ bị tự kỉ nặng hơn

  1. Xem ti vi quá nhiều: Trẻ bị tự kỉ nặng hơn
  2. Từ một học sinh giỏi, hiếu động, chỉ sau một kì nghỉ hè làm bạn với ti vi, nhiều cô cậu học trò trở nên “hiền lành” đến trầm cảm nặng nề. Học hành sa sút vì xem ti vi Trần Tuấn Đạt từ một học sinh giỏi nhất lớp 1A tại Phúc Thành – Kinh Môn – Hải Dương chỉ sau một kì nghỉ hè làm bạn với ti vi, cậu bé đã nhanh chóng bị tụt xuống vị trí vùng nguy hiểm của lớp. Nghỉ hè, Tuấn Đạt được bố mẹ cho về quê nội hưởng một kì nghỉ trọn vẹn hai tháng. Cậu bé vốn nghịch ngợm nhất quả đất. Những ngày đầu, cậu lục tung cả nhà cửa, vườn tược, bày đủ thứ trò láu cá, khiến ông bà bở hơi tai.
  3. Được mấy ngày khám phá thế giới mới, cậu bắt đầu ôm lấy cái ti vi. Khi ở thành phố, phần vì học hành cả ngày, phần lại bị anh trai tranh xem nên giờ Đạt chiếm luôn 1 cái ti vi, cậu thích thú ra trò. Ông bà thấy cháu ngoan ngoãn ngồi ở nhà xem tivi lại càng động viên cháu xem để ông bà có thể rời mắt làm việc lặt vặt. Cậu gần như bật ti vi cả ngày. Lúc ăn cậu cũng ôm bát và dán mắt vào ti vi. Bà nội bón cho miếng nào thì ngậm một lúc lâu rồi nuốt chửng cả miếng cơm mà không thèm nhai. Trưa cậu ngủ cũng phải để tiếng ti vi. Ông thấy cháu ngủ say nên tắt ti vi, Đạt chồm ngay dậy gào thét, giằng lấy điều khiển. Sau một kì nghỉ hè triền miên với ti vi, Đạt bỗng hiền lành trông thấy. Tuấn Đạt ngoan ngoãn ngồi trong nhà không quấy mẹ làm việc nhà, cũng không nhõng nhẽo đòi bố cho đi vườn thú này nọ. Cậu không còn tha thiết với đống đồ chơi xếp hình, lắp ráp nữa mà chỉ lăm lăm chiếc điều khiển ti vi trong tay.
  4. Yêu sức khoẻ! Trang tin tức sức khoẻ tổng hợp, đem lại kiến thức sức khoẻ, mẹo vặt phòng bệnh chữa bệnh cho gia đình, những bài thuốc chữa bệnh nhân gian. ạt động vui chơi tập thể sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện Gần như mỗi lần xem ti vi là cậu bé không còn quan tâm đến người khác làm gì. Bố mẹ có vào hỏi Đạt chỉ phẩy tay ra, mắt vẫn dán lấy cái màn hình ti vi. Đến giờ cơm nếu không cho xem ti vi cậu sẽ nhảy lên gào thét và nhất định không chịu ăn cơm. Bố mẹ cậu lại phải chiều theo ý cậu quý tử.
  5. Tuy nhiên tai họa thực sự ập đến khi năm học mới bắt đầu. Đạt không tập trung nghe giảng bài, không chịu làm bài tập, không chơi với bạn bè trong lớp. Cậu liên tục kêu đau đầu khi phải học bài. Ngủ trưa, cậu liên tục nói mê man, hoảng loạn, gào thét. Bố mẹ Đạt lo lắng đưa cậu đến khám tại Khoa Tâm Bệnh Bệnh viện Nhi trung ương. Thạc sỹ, Bác sĩ Quách Thúy Minh Trưởng khoa Tâm bệnh cho biết: “Cháu Đạt đang có những biểu hiện của chứng rối loạn tâm lý. Nguyên nhân chủ yếu là xem ti vi nhiều quá, gây ức chế cho hệ thần kinh của trẻ.” Bác sĩ Minh cho biết thêm: “Khi xem ti vi trẻ chỉ có giao tiếp một chiều nên hạn chế khả năng giao tiếpcủa trẻ. Các hoạt động thể chất của trẻ cũng không còn nhanh nhạy, hòa đồng với mọi người xung quanh. Trẻ dễ rơi vào tình trạng khủng hoảng nếu ngay lập tức bị cắt mất thói quen xem ti vi.” Khả năng bị tự kỉ nặng vì ti vi
  6. Không thể phủ nhận những tính năng tích cực của ti vi đối với trẻ nhỏ. Đặc biệt những chương trình khoa giáo: giáo dục nhân cách, trí tuệ cho trẻ hiện nay khá đa dạng. Tuy nhiên, nếu người lớn không định hướng nội dung, thời gian xem cho trẻ sẽ “lợi bất cập hại”. dễ bị nặng hơn nếu xem ti vi quá nhiều Trẻ nhỏ nếu xem quá nhiều ti vi sẽ gặp phải nhiều vấn đề như chậm nói, hạn chế khả năng giao tiếp với người khác, biếng ăn, dễ gặp những vấn đề về tiêu hóa, thị lực, cột sống…Trẻ
  7. đang tuổi đi học còn khiến việc học hành mất tập trung, trí nhớ giảm sút. Mỗi ngày ở khoa khám bệnh Bệnh viện Nhi Trung ương có khoảng từ 10 – 25 trẻ đến khám vì có những biểu hiện giao tiếp kém. Theo thống kê của bệnh viện, năm 2010 có khoảng 90% trong số trẻ chậm nói đến khám được xác định tự kỉ ở những mức độ khác nhau. Trong 3,4 năm gần đây, số trẻ bị tự kỉ càng gia tăng nhanh chóng. Đặc biệt, các trẻ có dấu hiệu tự kỉ, khi xem ti vi nhiều dễ bị trầm cảm, tự kỉ nặng hơn. Bác sĩ Minh cho biết: “Với trẻ bị tự kỉ, khi xem ti vi nhiều càng làm cho khả năng giao tiếp, hòa đồng của trẻ bị mất đi. Trẻ không phát triển tư duy mà có nhiều hành động, lời nói bắt chước theo ti vi. Do đó ti vi thực sự không tốt cho trẻ bị tự kỉ, trầm cảm.”
  8. nên cho trẻ dưới 2 tuổi xem ti vi Theo bác sĩ Quách Thúy Minh trẻ nhỏ dưới hai tuổi không nên cho trẻ xem ti vi để trẻ có thể phát triển một cách toàn vẹn về trí tuệ cũng như hoạt động thể chất. Trẻ lớn hơn có thể cho trẻ tiếp xúc với ti vi, nhưng các bậc phụ huynh cần xem cùng trẻ, chuyện trò với chúng về nội dung của chương trình. Các bậc phụ huynh cũng không thể ngăn cấm trẻ xem ti vi một cách đột ngột khi trẻ đã có thói quen xem ti vi nhiều. Bác sĩ Minh cho biết: “Bố mẹ cần cho trẻ xem ti vi như một phần
  9. thưởng nếu trẻ chăm học, giúp việc nhà. Mỗi lần cho trẻ xem chương trình chúng yêu thích khoảng 15, 20 phút để trẻ có thể học hỏi những thứ tốt đẹp từ ti vi.”
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2