intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Xử lý Chôm chôm ra hoa trái vụ

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

162
lượt xem
25
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Xử lý chôm chôm ra hoa trái vụ, tùy thuộc vào khí hậu, đất đai, độ ẩm, độ tuổi của cây và đê bao trong vườn. Sau khi thu hoạch chôm chôm vào mùa vụ trước, tiến hành cắt tỉa những cành bị sâu bệnh, xới đất, rải phân, tạo tán cho cây, nuôi đọt bằng cách giữ nước. Khi chôm chôm ra đúng 3 cơi đọt thì tiến hành đậy màng phủ. Đợt đầu tiên bón đạm, lân, kali sau đó hàm lượng kali tăng dần. Thiết kế màng phủ chôm chôm như dạng liều phơi lúa. Khi thấy...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Xử lý Chôm chôm ra hoa trái vụ

  1. Xử lý Chôm chôm ra hoa trái vụ Xử lý chôm chôm ra hoa trái vụ, tùy thuộc vào khí hậu, đất đai, độ ẩm, độ tuổi của cây và đê bao trong vườn. Sau khi thu hoạch chôm chôm vào mùa vụ trước, tiến hành cắt tỉa những cành bị sâu bệnh, xới đất, rải phân, tạo tán cho cây, nuôi đọt bằng cách giữ nước. Khi chôm chôm ra đúng 3 cơi đọt thì tiến hành đậy màng phủ. Đợt đầu tiên bón đạm, lân, kali sau đó hàm lượng kali tăng dần. Thiết kế màng phủ chôm chôm như dạng liều phơi lúa. Khi thấy trên đầu cành chôm chôm xuất hiện mầm hoa, cho nước vào vườn lần thứ nhất, ngập rễ khoảng 20cm tính số rễ gần dưới nước nhất đến 2-3 tiếng đồng hồ rút nước ra. Khoảng 7-10 ngày sau cho nước vào lần nữa nhưng lần này, nước ngập rễ cao hơn lần thứ nhất. Khi chôm chôm ra hoa khoảng 10cm, thì tiến hành xịt thuốc và sâu bệnh, chủ yếu là các loại Anvil, Tilt Super kết hợp bón với NPK, theo hàm lượng Kali tăng dần. Khi chôm chôm bung chà bón: 30-20-5. Trong thời kỳ nuôi trái bón: 20-20-15, trước khi thu hoạch 1 tháng bón: 15-15-15. Mùa thuận của chôm chôm là từ tháng 5, tháng 6 âm lịch. Đặc điểm cây chôm chôm chỉ ra bông ở những đọt từ 3 đến 5 cơi lá non và một chu kỳ từ ra bông đến thu hoạch là 9 tháng. Vậy là từ mùa thuận chuyển sang mùa nghịch
  2. năm đầu tiên phải chịu mất 5 tháng, nghĩa là từ tháng 5 đến tháng 10 âm lịch. Lúc này cắt cành. Đây là công đoạn đầu tiên, nói vậy nhưng thực chất là tỉa cành, tỉa những cành già, cành xấu, những cành đã cho trái mùa trước. Làm việc này có 3 cái lợi: Làm vệ sinh cây để ít sâu bệnh, tiết kiệm chất dinh dưỡng để nuôi nhánh và lá không cần thiết, và sau cùng là ra nhiều đọt non, đồng nghĩa với có nhiều bông, nhiều trái. Sau khi tỉa cành, thì 5 tháng sau chồi non cho ra 3 tầng lá, mà dân trồng chôm chôm gọi là 3 “cơi”. Đến khi ra xong “cơi” thứ 3 thì xiết nước, nghĩa là hút hết nước trong mương vườn ra và lấy màng nylon đậy kín mặt liếp vườn, chừng 1 tháng rưỡi thì các nhánh non ra hoa. Khi thấy hoa đã nhú, thì cho nước vô từ từ, cho đến khi hoa trổ ra đủ thì nước mới đầy mương. Đồng thời giở màng nylon trên mương vườn ra. Kỹ thuật “làm cây” đến đây là xong. Chỉ chờ đến ngày thu hoạch. Việc vô phân và thuốc bảo vệ thực vật là yếu tố vô cùng quan trọng, phải đúng cả liều lượng, từng loại phân, từng lúc, nếu không thì vừa lãng phí, tốn tiền nhiều mà không hiệu quả, thậm chí còn gây hại cho cây, trái. Theo ông Sáu Hớn, việc bón phân có thể chia làm 3 giai đoạn. Giai đoạn sau khi thu hoạch, tỉa cành thì bón phân, mỗi tháng vô một lần phân cho đến khi tược có ba “cơi” lá, chủ yếu là lân tổng hợp loại 30 lân – 20 đạm, tuyệt đối giai đoạn này không xài kali.
  3. Giai đoạn 2 là từ thấy đầu tược nhú ra hoa, thì sử dụng phân urê, cứ 7 ngày một lần cho đến thấy hoa trổ hoàn toàn. Giai đoạn sau cùng là nuôi trái, rải NPK loại 30 – 20 – 5, lần thứ hai rải NPK loại 20 – 20 – 15, lần 3 và lần 4 cũng như loại phân lần 2. Ở giai đoạn này, mỗi lần rải cách nhau 17 đến 18 ngày, rồi ngưng cả phân lẫn thuốc cho đến thu hoạch. Khi có hoa, sử dụng urê cho hoa mập, dài và đậu trái nhiều. Đến khi đã
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2