intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các cây thủy sinh Tảo Spartina anglica

Chia sẻ: Nguyễn Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:15

188
lượt xem
39
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Loài cỏ biển Spartina là thực vật thuỷ sinh có khả năng thích nghi cao, phát triển tốt ở các vùng ven biển và lan tràn rất nhanh. Chúng xâm lấn các vùng đầm lầy nơi có nhiều động vật không xương sống là thức ăn của chim cạn và chim nước, xâm lấn quần xã thực vật bản địa đa dạng và tạo điều kiện xâm lấn sản xuất nông nghiệp gây ra phá huỷ các sinh cảnh đầm lầy nước mặn ven biển. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các cây thủy sinh Tảo Spartina anglica

  1. Các cây thủy sinh Tảo Spartina anglica Loài cỏ biển Spartina là thực vật thuỷ sinh có khả năng thích nghi cao, phát triển tốt ở các vùng ven biển và lan tràn rất nhanh. Chúng xâm lấn các vùng đầm lầy nơi có nhiều động vật không xương sống là thức ăn của chim cạn và chim nước, xâm lấn quần xã thực vật bản địa đa dạng và tạo điều kiện xâm lấn sản xuất nông nghiệp gây ra phá huỷ các sinh cảnh đầm lầy nước mặn ven biển. Cỏ biển Caulerpa Cỏ biển Caulerpa là loài thực vật thuỷ sinh được du nhập đến vùng Địa Trung Hải vào khoảng năm 1984, có thể dưới dạng cặn lắng trong nước bể nuôi sinh vật biển của bảo tàng sinh vật biển Monaco. Cỏ biển Caulerpa thích nghi tốt với các vùng
  2. nước lạnh và đã phát triển phủ kín nền đáy của các loài cỏ biển bản địa, ảnh hưởng có hại đối với nhiều loài sinh vật thuỷ sinh. Bèo Nhật Bản èo Nhật Bản phát triển nhanh trong các thuỷ vực là làm tắc nghẽn đường thuỷ, cản trở giao thông thuỷ, làm ảnh hưởng đến việc bơi lội và câu cá. Bèo Nhật Bản phát triển lấp kín mặt nước, che hết ánh sáng của các loài tảo, cạnh tranh với các loài thực vật thuỷ sinh bản địa và làm giảm đáng kể tính đa dạng sinh học trong các hệ sinh thái thuỷ vực.
  3. Tên thường gọi: Bèo Nhật Bản, Bèo Lục Bình (có ở Việt Nam) Cây Tiêu Thảo Đặc tính: Tiêu thảo phù hợp với môi trường ít ánh sáng, dư sáng sẽ tạo điều kiện cho tảo mọc phủ trên lá vốn chậm phát triển của loài này. Tiêu thảo phát triển chậm mà chắc, nên hạn chế di chuyển, mỗi lần trồng lại làm chúng ngừng phát triển trong 1 thời gian dài. Tốt nhất là trồng tiêu thảo vào chậu để tiện di chuyển.
  4. Kẻ thù. Không cần lo lắng khi trồng tiêu thảo trong hồ có các loài cichlids như thần tiên, phượng hoàng, cá dế. Cần tránh các loại cá như silver dollars và plecos. Nếu trồng chung với các loại cây phát triển nhanh, cần bón thêm phân cho tiêu thảo. Bón thường xuyên với lượng nhỏ thì tốt hơn là thỉnh thoảng với 1 lượng lớn. Chăm sóc. Tiêu thảo (cũng như hầu hết các cây thân rễ) bám rễ tốt trên nền sỏi cỡ nhỏ. Bộ rễ phát triển và lan rộng ngay bên dưới bề mặt nền. Nếu nền chặt khít sẽ làm ảnh hưởng tới bộ rễ. Nhân giống. Ít người thu hoạch cây con từ hạt tiêu thảo. Cần phải từ từ hạ mực nước tới khi xuất hiện nụ hoa bé xíu rồi thụ phấn. Thường thì người ta nhân cây con từ bộ rễ.
  5. Tiêu thảo bị tàn. Không nên ngâm tiêu thảo trong nước quá lâu hay di chuyển chúng sang hồ có điều kiện ánh sáng khác biệt, chúng sẽ có hiện tượng úa hoặc rữa lá. Trồng chúng xuống nền và kiên nhẫn chờ, qua 1 thời gian tiêu thảo sẽ mọc lạ i . Bèo Tai Chuột Bèo tai chuột lớn có tên khoa học Salvinia molesta D.S. Mitchell, họ Salviniaceae, tên tiếng Anh là giant water fern, hay giant salvinia). Đây là loài khuy ết thực vật thủy sinh có nguồn gốc ở Nam Mỹ (nam Brazil đến bắc Argentina), thích nghi với khí hậu nóng ẩm của vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Bèo tai chuột lớn sống ở nước ngọt, nổi trên mặt nước, thường mọc ở môi trường nước tĩnh hoặc chảy chậm trong các ruộng lúa, ao, hồ, đầm lầy, kênh mương và sông rạch nhỏ. Ngoài tự nhiên, chúng lan tràn t ừ nơi này sang nơi khác chủ yếu qua dòng nước, ngoài ra còn bám vào các phương tiện vận tải thủy. Bèo tai chuột lớn cũng hay được sử dụng trong các hồ thủy cảnh và việc buôn bán sinh vật cảnh là một trong những con đường lan truyền quan trọng.
  6. Bèo tai chuột lớn có tốc độ mọc rất nhanh, hình thành nên những thảm dày, có khi đến 60 cm, che phủ hoàn toàn mặt nước. Lớp thảm đó có tác dụng ngăn cản ánh sáng và làm giảm sự xâm nhập của ôxy vào môi trường nước. Chúng có khả năng tạo ra một lượng sinh khối tươi rất lớn, đến 400 tấn/ha. Sự phân hủy lượng sinh khối này làm hàm lượng ôxy hòa tan trong nước tiếp tục suy giảm, tạo nên một môi trường bất lợi cho phần lớn các thủy sinh vật. Sự xâm lấn của bèo tai chuột lớn vào các thủy vực tự nhiên và nhân tạo có thể gây thiệt hại lớn về kinh tế. Chúng có khả năng làm tắc nghẽn các kênh cấp thoát nước, các cửa lấy nước của công trình thủy lợi, hạn chế giao thông thủy, làm giảm lượng thủy sản và gây khó khăn cho việc đánh bắt. Lớp thảm dày còn tạo điều kiện cho sự gia tăng các bệnh truyền qua môi trường nước như sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não. Khảo sát thực địa trên cả nước trong các năm qua chưa ghi nhận sự hiện diện của bèo tai chuột lớn trong các thủy vực tự nhiên ở Việt Nam. Cơ sở dữ liệu toàn cầu mới nhất về sinh vật ngoại lai xâm hại (phiên bản tháng 7/2006) cũng không ghi nhận loài này có mặt tại Việt Nam. Tuy nhiên, mới đây, bèo tai chuột lớn đã xuất hiện trong một số vườn thủy cảnh ở TP HCM. Giám đốc một công ty thiết kế sân vườn nổi tiếng ở TP HCM cho biết loài này đã được sử dụng trong các hồ thủy cảnh một vài năm nay. Kỹ thuật viên của công ty cũng cho biết bèo tai chuột lớn được công ty ươm nuôi trong các lu vại để sử dụng cho các công trình và phải thường xuyên vớt bỏ đi vì tốc độ mọc quá nhanh. Một khi đã có mặt trong các hồ thủy cảnh, không sớm thì muộn bèo tai chuột lớn sẽ thoát ra ngoài tự nhiên. Do đây là một loài có khả năng xâm hại rất lớn nên Việt Nam phải sớm áp dụng những biện pháp cần thiết để hạn chế sự lan tràn của
  7. chúng. Trước tiên, những người kinh doanh và thưởng thức thủy cảnh không nên sử dụng loài này trong các hồ thủy cảnh; nếu bỏ chúng đi thì phải tiêu hủy (cho vào túi nylon hoặc chôn lấp. Đối với các khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước trong môi trường nước ngọt (ví dụ Tràm Chim, Láng Sen, U Minh Thượng, U Minh Hạ, Cát Tiên, Lò Gò Xa Mát) và ban quản lý các hồ chứa nước, việc lưu ý đến sự xuất hiện của bèo tai chuột lớn càng trở nên quan trọng. Một khi bèo tai chuột lớn đã lan tràn ở mức độ rộng thì biện pháp phòng trừ sinh học được xem là rất có hiệu quả. Nghiên cứu ở Australia cho thấy loài mọt Cyrtobagous salviniae có khả năng diệt trừ bèo tai chuột lớn rất hữu hiệu. Loài côn trùng nhỏ này đục vào thân ngầm và đi lần lên ăn đọt non, nhanh chóng làm giảm quần thể bèo tai chuột lớn. Trân Châu Cuba Phân loài Hemianthus này nhanh chóng tạo nên 1 tấm thảm dày màu xanh sáng bò sát nền hồ. Bọt ôxy đọng trên lá, phản chiếu dưới ánh đèn tạo ra một cảnh trí lung linh nơi tiền cảnh. Hemianthus callitrichoides có thể được trồng thẳng xuống nền hay cột vô đá & lũa, chúng thích hợp cho cả hồ to lẫn hồ nhỏ.
  8. Hemianthus callitrichoides được tìm ra bởi Holger Windeløv tại vùng bờ sông không xa Las Pozas cách Havana 90 km về phía đông trong mùa khô. Chúng bám rễ trên bãi đá sỏi, cách dòng nước sông khoảng 50cm. Thảm cây dường như mọc ken dày nhằm chống lại dòng chảy xiết về mùa mưa, khi ấy chúng bị chìm sâu dưới 1m nước. Theo tài liệu, Hemianthus callitrichoides chỉ được tìm thấy ở Cuba, tuy nhiên người ta cũng tìm được chúng tại khu vực Bắc Mỹ. Hemianthus callitrichoides thuộc họ Scrophulariaceae, có liên quan tới phân nhánh Callitriche thường phân bố nhiều ở phía Bắc. Hemianthus callitrichoides rất nhỏ (3 - 6 cm) vì vậy chúng rất khác với Hemianthus micranthemoides (trân châu thường) bởi thân ngắn và lá cực nhỏ. Hemianthus callitrichoides ra hoa theo kiểu độc nhất vô nhị, giúp chúng dễ dàng
  9. lan nhanh. Hoa 4 cánh ( các loài khác là 5) quả chỉ có 1 khoang chính giữa chứ không phải là 2 như loài trân châu khác. Dễ dàng phân biệt Hemianthus callitrichoides với loài trân châu thường. Hơn nữa lá chúng cũng sẫm hơn lá trân châu thường 1 chút. Hemianthus callitrichoides rất nhỏ (3 - 6 cm) vì vậy chúng rất khác với Hemianthus micranthemoides (trân châu thường) bởi thân ngắn và lá cực nhỏ. Hemianthus callitrichoides ra hoa theo kiểu độc nhất vô nhị, giúp chúng dễ dàng lan nhanh. Hoa 4 cánh ( các loài khác là 5) quả chỉ có 1 khoang chính giữa chứ không phải là 2 như loài trân châu khác. Dễ dàng phân biệt Hemianthus callitrichoides với loài trân châu thường. Hơn nữa lá chúng cũng sẫm hơn lá trân châu thường 1 chút. Các trại rong thường ươm cạn Hemianthus callitrichoides, cấy chúng lên các giá thể sợi len hay sơ dừa. Nên trồng Hemianthus callitrichoides thành thảm dày làm tiền cảnh trong hồ thủy sinh. Một giá thể có thể được tách thành 7 - 8 cụm, trồng cách nhau vài cm. Chỉ sau 3 - 4 tuần chúng đã tạo nên 1 tấm thảm xanh rì tuyệt vời. Khi bọt ôxy đọng trên lá sẽ tạo ra hiệu ứng rất lung linh cho hồ. Hemianthus callitrichoides không đòi hỏi về ánh sáng, nhưng càng cung cấp nhiều, chúng càng nhanh phát triển 1 cách khỏe mạnh. Trong môi trường yếu sáng, chúng mọc dài ra tới 20 cm. Hemianthus callitrichoides là loài phát triển nhanh nên đòi hỏi bổ sung dinh dưỡng trong vòng 3 - 4 tuần, nếu trong hồ có nhiều cá thì lâu hơn. Khi thiếu sắt chúng có biểu hiện vàng lá non. Tuy nhiên, ta có thể giải quyết bằng cách châm loại phân nước có chứa sắt theo liều lượng chỉ định. Khi chúng mọc quá dày, ta cần tỉa bớt theo kiểu xén cỏ. Cũng giống các loài cây khác, chúng phát triển mạnh khi có Co2 nhưng đôi khi không cần CO2 chúng vẫn tạo ra bọt khí trên lá. Hemianthus callitrichoides thích
  10. hợp nhiệt độ khoảng 25 ºC và dao động từ 20 tới 28 ºC. Hemianthus callitrichoides có thể là loài cây tiền cảnh dể chịu và đẹp nhất với thảm xanh sát nền, dễ dàng tạo ấn tượng với những bong bóng nhỏ li ti trên lá. Tuy nhiên cũng cần để ý tỉa bớt các loài cây khác mọc trùm lên Hemianthus callitrichoides. Cho tới nay, loài cây này còn khá mới mẻ trong giới thủy sinh nên thông tin, tài liệu còn khá ít ỏi. Cây dương xỉ Dương xỉ châu phi và các loại dương xỉ họ Microsorum là những loài có điều kiện sống thích hợp với ánh sáng nhẹ. Hầu hết mọi người đều nghĩ chúng thích ánh sáng nhẹ.Vâng ,chúng mọc tốt trong môi trường ánh sáng yếu, nhưng nếu bạn thích chúng mọc với tán lá to và rám nắng một chút thì cung cấp đủ ánh sáng là một điều không thể bỏ sót. Hầu hết các loại dương xỉ thích ứng với ánh sáng mặt trời yếu, bất kể thể nước hay thể cạn, nhưng chúng có thể thích nghi với môi trường một cách dễ dàng. Chỉ từ
  11. ngoại thể của chúng, bạn có thể thấy khi dương xỉ mọc gần mặt nước, cuống lá của chúng dày và ngắn, còn lá của chúng thì hẹp và xanh đậm. Nhưng khi chúng mọc được trên giá thể và mọc dưới ánh sáng yếu, lá của chúng sẽ to và trong. Những người chơi thủy sinh thiết kế những mẫu hồ pha trộn giữ nhiều phong cách sẽ phải chỉnh anh sáng cần thiết cho nhiều loại cây khác nhau trong một bể.Ví dụ như chúng ta đặt gỗ lũa ở tầm thấp trong bể, khi những cây đỏ mọc cao lên trên,chúng sẽ tạo một khoảng “bóng râm” đó sẽ là những nơi có môi trường tốt nhất cho các loài dương xỉ và anubias. 2 yếu tố khác để trồng tốt dương xỉ CO2 và dòng chảy của nước là 2 yếu tố khác để trồng Bolbitis và Java ferns.Nếu bạn quan sát kỹ vào gốc và rễ của những cây này, bạn sẽ thấy nó thuộc loài thân mộc, vậy nên nó hợp với nơi có dòng nước chảy và có đủ Co2. Nhưng nếu bạn trồng nó ở nơi có dòng chảy yếu, bộ rễ của nó sẽ có điều kiện tốt hơn để để bám nhưng đồng tất nhiên, bộ lá của nó sẽ ko đẹp như khi ở nơi có dòng chảy mạnh. Nếu rêu tóc mọc trên dương xỉ châu fi và các loại dương xỉ Java, đồng nghĩa là lượng CO2 của bạn thấp hoặc là bạn đã bơm quá nhiều phân nước và dòng chảy ko đủ. Để tránh vấn đề này, trước tiên bạn phải cắt những lá đã “dính chưởng” , giảm số lượng cá và giảm lượng thức ăn lẫn lần cho ăn. Nếu nhiệt độ trên 28 độ, bạn có thể thay nước thường xuyên để cải thiện chết lượng nước. Vớt cá chết và lá rữa có thể cải thiện nước nhanh hơn. Và giảm bớt sự thất thoát hệ vi sinh. Những bước đó có thể dùng để “đồ sát” lũ rêu tóc. Dương xỉ và các loại cây mau xanh sinh trưởng tốt với nhiệt độ ~ 22-24 độ C với lượng CO2 cao; dòng chảy tốt. Nếu bạn dự tính trồng dương xỉ và các loại cây màu xanh vào mùa hè. Bạn phải tránh để nhiệt độ quá cao; thiếu CO2, chất lượng nước không tốt và hệ vi sinh không ổn định.
  12. Cột dương xỉ như thế nào ? Hầu hết trong tự nhiên các loại dương xỉ có đặc tính là bám và bò trên đá hoặc các loài cây cạn. Chúng ta có thể mô phỏng môi trường sống tự nhiên của chúng bằng cách cột chúng lên lũa hay đá. Kỹ thuật này thường được dùng trong trường phái Tự nhiên, hoặc còn được gọi là “Amano” hay “ADA”. Để chúng có đủ chỗ để sinh trưởng, khi chúng ta cột dương xỉ lên lũa hay đá, khi cột chúng ta phải chừa chỗ cho rễ của chúng bám. Chúng tôi dùng dây để cột chúng, khi chúng đã mọc rễ đủ để bám, chúng ta có thể có thể tháo dây ra, khi đó chúng ta sẽ có 1 tác phẩm tự nhiên sống trong bể của bạn. 1. Cắt hết lá và giữ phần thân. 2. Dùng dây cột 2 hay 3 thân dương xỉ vào gỗ lũa. 3. Khi rễ phát triển, dương xỉ sẽ bò lên gỗ lũa và có thể cắt bỏ dây. Cây Chọi Lưới Điểm cơ bản của choi lưới: Bất cứ ai khi nhìn thấy loài cây thuộc xứ sở Madagascar này đều kinh ngạc vì vẻ đẹp của nó. Choi lưới luôn tạo điểm nhấn khi bạn trồng chúng vào hồ. Bạn sẽ cảm thấy chán nản khi thấy 1 cây choi còi cọc hay 1 cái củ choi trần trụi. Rất khó khăn và tốn kém khi vận chuyển 1 cây choi lưới hoàn chỉnh, vì vậy mọi người thường tin tưởng khi bắt đầu trồng bằng củ.
  13. Tên gọi: Trong vài thập kỷ gần đây, tên khoa học của loài này được đổi từ A. fenestralis sang A. madagascariensis. Bạn thường thấy cả 2 tên này ở mọi nơi. Vậy không hay lắm, Fenestra tiếng latin có nghĩa là cửa sổ - từ này hàm ý miêu tả chiếc lá đặc trưng. Tuy nhiên hầu hết cây họ choi đều xuất xứ từ madagascar, để tránh nhầm lẫn, ta cứ gọi là choi lưới.
  14. Vì sao thực vật thủy sinh không bị thối rửa Giữa đầm, những cây sen, cây súng ngâm nửa mình dưới nước, kiêu hãnh xoè lá và chìa hoa lên trời. Trong khi đó, cánh đồng ngô, bông chỉ gặp cơn mưa dai dẳng vài ngày, đất vũng nước là đã ngắc ngoải rồi chết, lâu dần thối rữa. Cơ chế nào đã giúp sen? Rễ cây hút nước và chất khoáng trong đất, nhưng cần phải có đủ không khí nó mới phát triển bình thường. Nếu rễ bị ngâm lâu trong nước, thiếu không khí nó sẽ ngừng sinh trưởng, thậm chí chết ngạt. Khi rễ đã chết thì thân cây cũng đổ theo. Nhưng rễ của cây thuỷ sinh lại khác. Chúng đã thích nghi hoàn hảo với môi trường "khó thở" này. Đặc điểm rõ nhất là chúng đều có thể hấp thụ ôxy trong nước, vẫn thở bình thường trong điều kiện ít ôxy. Trong lớp vỏ rễ cây thuỷ sinh đều có những khoang rỗng tương đối lớn giữa các tế bào, thông với nhau thành một hệ thống dẫn khí. Đặc biệt, biểu bì rễ cây là một lớp màng mỏng mờ đục, cho phép lượng ôxy ít ỏi hoà tan trong nước thấm qua
  15. (thẩm thấu), vào trong rễ. Theo các khoang rỗng giữa các tế bào, ôxy được phân tán đi khắp rễ, cung cấp đầy đủ dưỡng khí cho bộ phận này hô hấp. Ngoài ra, để thích nghi với môi trường nước, một số thực vật thuỷ sinh còn có cấu tạo đặc biệt. Ví dụ loài sen. Tuy chúng sống trong bùn, một môi trường rất yếm khí, hô hấp tự nhiên gặp khó khăn, nhưng trong ngó sen lại có rất nhiều lỗ to nhỏ khác nhau. Những lỗ này ăn thông với các lỗ trên cuống lá, đồng thời trong lá lại có nhiều khoang rỗng ăn thông với khí khổng của lá. Vì vậy ngó sen tuy nằm sâu trong bùn nhưng vẫn sống bình thường nhờ tự do thở qua mặt lá. Một ví dụ khác là củ ấu, rễ của nó cũng mọc trong bùn, nhưng cuống lá phình to, hình thành rất nhiều túi khí, chứa đủ khí để cho rễ thở. Hay như bèo ong, dưới lá có rất nhiều rễ củ. Kỳ thực không phải rễ thật mà là biến dạng của lá, đảm nhiệm tác dụng của rễ. Lớp biểu bì của thân thực vật thuỷ sinh cũng có tác dụng như rễ. Lớp cutin (vốn giữ cho khỏi mất nước ở mặt lá) không phát triển hoặc hoàn toàn không có. Tế bào lớp vỏ chứa chất diệp lục có khả năng quang hợp, tự tạo chất hữu cơ. Nhờ có thể hô hấp bình thường, lại có “thức ăn để ăn”, nên thực vật thuỷ sinh có thể sống lâu dài trong nước mà không bị thối rữa.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1