Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp (DN) đang bị cuốn vào “cơn lốc” thương hiệu, trong đó phải kể đến một loại thương hiệu đặc biệt là các danh hiệu, giải thưởng mà các cơ quan chức năng đang tự do ban phát.
AMBIENT/
Chủ đề:
Nội dung Text: "Bán danh ba đồng"
- "Bán danh ba đồng"!
- Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp (DN) đang bị cuốn vào “cơn lốc”
thương hiệu, trong đó phải kể đến một loại thương hiệu đặc biệt là các danh
hiệu, giải thưởng mà các cơ quan chức năng đang tự do ban phát.
Thậm chí ngay trong một hội chợ cũng có thể phong cho DN tới hàng chục
danh hiệu khác nhau.
Doanh nghiệp bị bội thực
Khoảng 2 năm gần đây, cụm từ “thương hiệu”, “danh hiệu” đã xuất hiện
nhan nhản trên bao bì các sản phẩm, mẫu quảng cáo. Thống kê sơ bộ, trong
tay chúng tôi hiện có khoảng vài chục danh hiệu, thương hiệu khác nhau.
Ngoài hai nhóm danh hiệu dành cho thương hiệu về sản xuất và quản lý như
ISO, HACCP, SA 8000, GMP và cho doanh nghiệp, doanh nhân như Sao
Đỏ, Sao Vàng Đất Việt, Doanh nghiệp Trẻ, Gương mặt doanh nhân tiêu
biểu… thì danh hiệu dành cho sản phẩm được gắn với đủ loại các hội chợ từ
quốc tế trong và ngoài nước đến khu vực, địa phương và chuyên ngành.
Chưa hết, gần đây hàng loạt danh hiệu mới cũng đã lần lượt ra đời với các
tên gọi rất kêu như “Cúp vàng doanh nhân tâm tài” và “Thương hiệu – nhãn
hiệu”; “Giải thưởng Rồng vàng”; “Giải thưởng Quả chuông vàng”; “Giải
Thương hiệu mạnh”; “Thương hiệu vàng”…
Nhiều DN họ cho rằng, nếu chịu khó bỏ vài chục triệu đồng tham gia các
loại hội chợ thì trong thời gian ngắn, công ty cũng có được cả mớ danh hiệu!
Chưa bao giờ danh hiệu, thương hiệu lại được ban phát dễ dàng như hiện
nay.
Lập lờ giải thưởng
- Thử tìm hiểu một số giải thưởng gần đây nhất, mới thấy giải nào cũng nêu
các tiêu chí khá “hoành tráng”. Với một số giải thưởng được xem là có uy
tín thì các DN phải mất khá nhiều thời gian, công sức để đổi mới quy trình
sản xuất, đảm bảo chất lượng sản phẩm thì mới có thể đạt được. Nhưng bên
cạnh đó, còn không ít giải thưởng mà ban tổ chức lại không có liên quan gì
đến đối tượng được bình chọn, như giải “Doanh nhân Tâm – tài” lại do
Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á phối hợp với một số cơ quan thực hiện
!?
Việc các đơn vị tổ chức mượn danh các cơ quan chức năng để tạo uy tín cho
giải thưởng cũng đang diễn ra khá phổ biến. Ví dụ, trong chương trình bình
chọn “Thương hiệu vàng” lần 1 năm 2007, thoạt nhìn vào danh sách các cơ
quan bảo trợ cho chương trình, người đọc không khỏi… choáng vì toàn là
những đơn vị tầm cỡ, có uy tín.
Tuy nhiên, nếu đọc sâu vào phần nội dung thì sau phần bảo trợ, đến cuối câu
lại là do Mạng Thương mại điện tử www.thitruongviet.com.vn tổ chức và
vào mạng này thì mới hiểu: cơ quan chủ quản và điều hành của mạng này là
Công ty CP Truyền thông Sao Hỏa!
Nên nhớ, cơ quan bảo trợ không đồng nghĩa với nhà tổ chức. Nếu để như
vậy sẽ gây hiểu nhầm đối với bạn đọc và các DN tham dự. Chưa hết, nhà tổ
chức còn “mời” DN: “Giải thưởng có giá trị pháp lý rất quan trọng đối với
các thương hiệu VN trên thị trường quốc tế hội nhập WTO, được ban tổ
chức đề cử tham gia chương trình Thương hiệu quốc gia VN…”.
Trong khi đó, tại Quyết định 250 của Thủ tướng ban hành ngày 31-10-2006
ghi nội dung quy trình bình chọn thương hiệu quốc gia dựa trên quy trình
bình chọn Giải thưởng xuất khẩu hàng năm của Thủ tướng Chính phủ… Đến
đây, chúng tôi có thể đặt dấu hỏi với các bộ, ngành chức năng cùng đứng ra
- tổ chức chương trình, điều này đồng nghĩa “thương hiệu quốc gia” sẽ được
đem ra ban phát chứ không phải xuất phát từ giá trị thực tiễn của các DN?
Tương tự, với chương trình bình chọn và giải thưởng “Sản phẩm Việt hợp
chuẩn WTO” do Hội Sở hữu Trí tuệ VN và Mạng
www.thitruongviet.com.vn tổ chức. Tên của giải thưởng này dễ gây ngộ
nhận cho các DN vì thực tế một chương trình chỉ do cấp… hội tổ chức thì
căn cứ nào để đảm bảo đó là sản phẩm “hợp chuẩn WTO”? Có khá nhiều
DN băn khoăn, có nên tham gia vào chương trình để có được một tấm giấy
công nhận hợp chuẩn và nếu không thì điều gì sẽ xảy ra?
Ngay như cả chương trình “Hàng VN chất lượng cao”, vốn được xem là có
uy tín và được điều tra một cách công khai nhưng gần đây cũng đã bắt đầu
xuất hiện các yêu cầu hoàn thiện. Sau sự kiện nước tương có chất 3-MCPD,
nhiều ý kiến cho rằng cần đặt lại vấn đề phải công bố đầy đủ thông tin kiểm
định của cơ quan chức năng để người tiêu dùng kiểm tra thường xuyên.
Chúng tôi có thể khẳng định việc tổ chức các giải thưởng, bình chọn thương
hiệu và danh hiệu là hoàn toàn phù hợp với chiến lược hỗ trợ DN xây dựng
thương hiệu. Đây là kênh hữu hiệu để truyền bá sản phẩm của DN đến với
người tiêu dùng. Nhưng với những bất cập nêu trên thì các cơ quan chức
năng cần xem xét lại, không nên để danh hiệu, thương hiệu được sử dụng
một cách phung phí như hiện nay.
Uy tín, chất lượng của danh hiệu cũng chính là uy tín của DN đang bị nhào
lộn trong mớ hỗn độn “thật giả, giả thật”. Nạn nhân không ai khác chính là
người tiêu dùng và các DN làm ăn chân chính bằng chính sự nỗ lực và phấn
đấu của mình để đưa ra thị trường sản phẩm có chất lượng.