intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

"Bí kíp" trang trí nhà ống

Chia sẻ: Trần Phúc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

48
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hầu hết nhà ở trong đô thị đều là nhà ống với hạn chết không gian, gây khó khăn trong việc sắp sếp đồ nội thất. Dưới đây là một số nguyên tắc giúp bạn có thể sắp đặt đồ nội thất một cách hợp lý đối với nhà ống.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: "Bí kíp" trang trí nhà ống

  1. "Bí kíp" trang trí nhà ống Hầu hết nhà ở trong đô thị đều là nhà ống với hạn chết không gian, gây khó khăn trong việc sắp sếp đồ nội thất. Dưới đây là một số nguyên tắc giúp bạn có thể sắp đặt đồ nội thất một cách hợp lý đối với nhà ống. Nhà ống dài, hẹp gây nhiều khó khăn trong thiết kế nội thất Đặc trưng của nhà ống là không gian mỗi nhà luôn bị kẹp giữa hai bức tường đã gây ra một thách thức lớn trong trang trí nội thất, kê đặt các loại đồ đạc. Nhà càng dài và hẹp sẽ càng khó xoay xở cho gia chủ. Yêu cầu đặt ra là vẫn phải đảm bảo sinh hoạt hàng ngày và "giao thông" qua lại thuận tiện tại những khu vực này.
  2. Xác định tiêu điểm của căn phòng Cần có những điểm nhấn để thu hút được sự chú ý của mọi người trong những căn nhà dài. Đối với mỗi một mặt bằng tầng trong nhà ống, trước khi bố trí nội thất chủ nhà nên xác định chính xác tiêu điểm chính của không gian này để có thể tập trung sự chú ý của mọi người vào vị trí đó thay vì chú ý đến những khiếm khuyết khác của căn phòng.
  3. Tập trung vào các tường bên. Tiêu điểm có thể là khu vực bàn sinh hoạt chung với các thiết bị âm thanh nghe nhìn là một chiếc TV màn hình lớn hay là mảng tường với nhiều bức tranh nghệ thuật. Tuy nhiên, chúng phải được đặt tại các bức tường bên chứ không phải là bức tường cuối của căn phòng. Điểm chú ý là cửa sổ cuối phòng.
  4. Cho dù có một cửa sổ ở cuối nhưng với nhà ống khi tập trung sự chú ý vào đó sẽ càng khiến căn phòng trở nên "sâu hút", mang đến cảm giác như các con ngõ. Điểm nhấn tại các cửa sổ trong nhà ống chỉ nên áp dụng cho những căn nhà có chiều sâu vừa phải hoặc những không gian đã bị chia nhỏ thành những phòng chức năng riêng biệt. Tạo khu vực trung tâm Vị trí tiếp khách hoặc sinh hoạt chung thường gây chú ý nhất với mọi người. Thông thường với những căn nhà ống, gia chủ hoặc kiến trúc sư sẽ cố tạo ra khu vực sinh hoạt chung hoặc phòng tiếp khách ở chính giữa mặt bằng tầng. Có thể đặt một bộ bàn ghế với hệ thống nghe nhìn hỗ trợ tối đa các mục đích giải trí sinh hoạt cho các thành viên.
  5. Góc thư giãn đặt ngay cạnh khu vực trung tâm của phòng. Hai bên còn lại có thể tạo ra một khu vực đọc sách báo với giá sách và ghế đọc thư giãn. Hoặc cũng có thể là một khu tiểu cảnh với giếng trời thông thoáng, vừa lấy ánh sáng vừa là chỗ lưu thông không khí cho toàn bộ căn nhà. Tủ sách đặt bên cạnh nơi tiếp khách.
  6. Tuy nhiên, do đặc điểm hẹp về chiều ngang nên chỉ sử dụng những đồ nội thất gọn và đơn giản, như vậy mới khiến cho căn phòng có vẻ rộng hơn về chiều ngang so với thực tế của nó. Chia không gian theo chức năng sử dụng Vách ngăn thoáng chia phòng khách với bếp và khoang cầu thang. Những căn nhà ống có chiều dài quá lớn, bạn có thể chia nhỏ chúng thành những không gian riêng biệt có chức năng sử dụng khác nhau. Có thể tạo thành nhiều không gian chức năng khác nhau ngay trên cùng một mặt bằng mà không nhất thiết chỉ là sự kết hợp đôi.
  7. Kệ trang trí dùng để phân chia không gian. Với những nhà quá sâu nhưng bề ngang cũng không lớn, khoảng 3 - 4m cũng không nên sử dụng tường kiên cố làm vách ngăn. Như vậy sẽ tạo ra những chiếc hộp nhỏ trong chiếc hộp lớn đồng thời lại không có sự đối lưu khí cho toàn mặt bằng. Trong trường hợp này nên dùng những vách ngăn động, có thể là các bức bình phong hoặc sử dụng ngay đồ nội thất, vừa tạo tầm nhìn rộng hơn lại tạo ra sự lưu thông khí trong nhà tốt hơn.
  8. Cũng có thể dùng thảm để chia chức năng sử dụng. Đơn giản bạn có thể ngăn phòng bếp với phòng ăn bằng những vách kính mờ lửng, hở trên, hở dưới, vừa kín đáo mà cũng không quá tách biệt. Cũng có thể sử dụng
  9. biện pháp giật cấp trần và sàn nhà để tạo sự phân chia không gian tạm thời mà vẫn có được sự liên hoàn trong sinh hoạt. Cũng có thể sử dụng thảm sàn để phân chia không gian, mỗi tấm thảm sẽ xác định những khu vực khác nhau với những hình thù đặc trưng riêng như hình tròn, vuông, lục giác hoặc những hình ảnh ngộ nghĩnh. Đảm bảo lưu thông dễ dàng Đảm bảo di chuyển dễ dàng. Xem xét đến khả năng di chuyển của các thành viên trong gia đình với từng khu vực để có thể mua sắm nội thất phù hợp.
  10. Nội thất đơn giản, không chiếm diện tích. Không nên mua các loại đồ đạc chiếm quá nhiều diện tích sẽ gây khó khăn cho việc đi lại của bạn cũng như mọi người. Sử dụng các thiết bị có kích thước phù hợp sẽ đem lại hiệu quả thẩm mỹ nhiều hơn. Màu sơn trung tính
  11. Màu sáng tạo cảm giác thoáng rộng hơn. Bất lợi với nhà ống là khó kê các đồ nội thất và không thể sử dụng các màu sơn tường mạnh. Để tạo cảm giác rộng rãi hơn, gia chủ nên sử dụng các màu sơn sáng, trung tính vừa phù hợp với phong cách trang trí hiện đại lại vừa tạo được cảm giác thoáng đãng cho không gian.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2