intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

"Chớ mần răng chừ?!"

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

39
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chúng ta sáng tạo trong bóng đêm tăm tối. Làm được gì, ta làm. Có gì, ta cho. Nghĩ cho cùng, chính sự nghi hoặc của ta lại là nỗi đam mê của ta, cơn đắm say của ta là công trình vất vả của ta. Cái còn lại là gì? Nỗi điên dại của nghệ thuật đó thôi. Henri James Gần đây, trong một bài viết ngắn, tôi có nhắc đến Trịnh Công Sơn: “Họ Trịnh là một nghệ sĩ có tài. Nhạc ông nghe thấm thía, lời ca ông viết đi sâu vào lòng người. Ông bà...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: "Chớ mần răng chừ?!"

  1. "Chớ mần răng chừ?!" Võ Đình Chúng ta sáng tạo trong bóng đêm tăm tối. Làm được gì, ta làm. Có gì, ta cho. Nghĩ cho cùng, chính sự nghi hoặc của ta lại là nỗi đam mê của ta, cơn đắm say của ta là công trình vất vả của ta. Cái còn lại là gì? Nỗi điên dại của nghệ thuật đó thôi. Henri James Gần đây, trong một bài viết ngắn, tôi có nhắc đến Trịnh Công Sơn: “Họ Trịnh là một nghệ sĩ có tài. Nhạc ông nghe thấm thía, lời ca ông viết đi sâu vào lòng người. Ông bà ta thường nói: “Có tài thì có tật”. Như nhiều nghệ sĩ khác, TCS thường vướng vào cái tật “đại ngôn” (1). Câu “đại ngôn” đó, trong một thư riêng, nguyên văn như sau: “Làm người Việt nam là ôm lấy cái sinh mạng bão tố đến phút cuối cùng”. Đáng ra, tôi phải nói thêm, “đại ngôn”, nhưng đúng. Năm TCS viết câu đó, 1974, ông mới 35 tuổi. Cái “sinh mạng bão tố” ấy, làm người Việt chúng ta biết đến nhiều trong bao nhiêu năm thống khổ. Khổ lớn, khổ nhỏ, khổ vật chất, khổ tinh thần, khổ trí tuệ, khổ tình cảm... “Sinh mạng bão tố” ấy, chính là cái kiếp đọa đày của con người Việt nam. Cái kiếp ấy, nó đeo cứng lấy
  2. chúng ta. Chúng ta “ôm lấy cái sinh mạng bão tố” ấy, không chỉ như con người trong cuộc nhân sinh, mà còn như con người Việt nam, trong hoàn cảnh đặc thù của đất nước và dân tộc. Hoàn cảnh ấy sinh ra những trường hợp lạ kỳ. Như bài tiểu luận của ông Hoàng Ngọc Tuấn, được viết rất công phu, mà tôi mới được đọc hôm nọ.(2) Tôi thú vị, khâm phục, và... ngỡ ngàng. Thú vị ở giọng văn. Khâm phục cái kiến thức. Và ngỡ ngàng vì thấy rằng một tài năng như thế mà phải gồng mình viết một bài ba, bốn chục trang để thuyết phục người đọc về một lẽ...hiển nhiên. Tôi tin rằng tác giả bài viết cũng đã nghĩ như vậy nhưng ông vẫn cứ viết vì tin rằng việc đó cần phải được làm. Tôi hoan nghênh việc làm của ông mặc dù tôi ngờ rằng ông viết bài đó mà vô cùng khổ tâm. Một trí thức, một nghệ sĩ Việt nam, định cư ở một quốc gia giàu mạnh, tự do, lẽ cố nhiên không phải “ôm lấy cái sinh mạng bão tố” như một người hiện đang bị cầm tù, hành hạ, hay một người đói khát, bệnh tật trong cảnh màn trời chiếu đất ở quê nhà. Cái khổ của mỗi con người, trong những hoàn cảnh và điều kiện khác nhau, không thể đem so sánh, đo lường, phê phán. Tôi dám chắc ông Hoàng Ngọc Tuấn sẽ sung sướng hơn nếu ông dành thì giờ và năng lực có được để viết truyện hay làm nhạc (HNT cũng là một nhà văn, một nhạc sĩ có tầm vóc) thay vì để thuyết phục người đọc về những điều đáng ra đã được từ lâu coi như hiển nhiên. Hoàn cảnh
  3. đòi hỏi ông phải làm công việc thuyết phục đó, hoàn cảnh của một “sinh mạng bão tố”, hoàn cảnh của một người Việt nam. Tôi ngờ rằng ông viết mà “khổ”. Tôi chia sẻ cái “khổ” đó. Để phản bác thói quen xem “văn ra sao thì con người (xã hội) thế ấy” HNT chứng minh điều ông muốn nói với những trích dẫn văn liệu. Chúng tôi, những người viết về mỹ thuật, không làm thế được. Chúng tôi “ganh tị” với những người viết về văn chương. Cư ngụ ở một đất nước có nhân quyền và dân quyền, sự sống hàng ngày được bảo đảm, chúng tôi vẫn cứ phải “ôm lấy cái sinh mạng bão tố” của con người Việt nam. TCS đã viết một câu “lớn lối” tuy không phải là không đúng sự thật. Bấy giờ (1974), còn quá trẻ, ông chưa biết nói “chuyện lớn” với lời lẽ giản dị đấy thôi. * Ai cũng biết rằng ở hải ngoại có rất nhiều “báo bổ”. Riêng các báo văn học nghệ thuật có uy tín, được đông đảo văn nghệ sĩ hỗ trợ, cũng có đến cả chục tờ. Tầm vóc, cung cách, trình độ, mỗi tờ mỗi khác. Tuy vậy, có một mẫu số chung, ấy là tờ nào cũng kêu than: Độc giả ít oi, bài vở thiếu thốn, tài chánh lao đao, nhân sự eo hẹp. Tờ nào cũng khốn đốn với vấn đề tiền bạc. Người mua đã ít, mà những số báo bán được cũng phải chờ dài cả cổ mới nhận được tiền, v.v. Trong tất cả các tạp chí “văn nghệ”, chỉ có Hợp Lưu là thường xuyên
  4. có bài về nghệ thuật hình sắc (visual arts) Đối với người đọc trung bình, một bài về nghệ thuật hội họa, chẳng hạn, là một bài nói về thân thế và sự nghiệp của người họa sĩ hơn là về nghệ thuật của họa sĩ ấy. Một người đọc đặc biệt yêu thích và hiểu biết về hội họa đòi hỏi nhiều hơn. Người đọc đó đòi hỏi phải có những phân tích cặn kẽ, những suy xét chi li, những nhận định chính xác. Bản thân tôi là một người vẽ, không phải một học giả hay lý thuyết gia về hội họa. Tuy vậy, tôi vẫn ý thức rõ ràng rằng bàn về hội họa mà không trưng ra những tài liệu hình sắc cần thiết chỉ là bàn cho... “vui” thôi, không đào sâu thực chất của vấn đề. Cứ lấy một bài của chính người viết này làm thí dụ: Trong một số Hợp Lưu mới đây (3), bài “Gô Ganh & Noa Noa”, trang 179, đoạn 4, từ dòng 1 ,“Những phong cảnh trừu tượng...” đến dòng 7, “...thế giới ban sơ”: “Những phong cảnh ‘trừu tượng’ dệt trên thảm thời Trung cổ” là những cái gì ghê gớm thế, mà rất “rất gần gũi với lý tưởng này của Paul Gauguin”? Cần có một bức hình, nếu có màu càng tốt, của cái “phong cảnh ‘trừu tượng’ dệt trên thảm” này. Một thí dụ khác: Cũng bài “Gô Ganh & Noa Noa” ấy, ở trang 187, đoạn 5, những dòng nói về các tác phẩm “vũ nữ vú trần”, “Delicate Annamese”, “Robust Tonkinese” của họa sĩ Jean Despujols. Đây là nơi phải có ít nhất một
  5. tranh in lại (reproduction) của một trong ba tác phẩm ấy. Để người đọc có thể so sánh với những người nữ Tahiti của Paul Gauguin. Để thấy rằng ông Despujols đã vẽ như một khách du lịch khéo tay, sử dụng cây cọ một cách tầm thường, đầy ước lệ, còn ông Gauguin đã vẽ như một nghệ sĩ sáng tạo, với nhiều khám phá mới mẻ và độc đáo. Không phải chỉ hội họa mới gặp phải “vấn nạn” ấy. Tôi có người bạn vong niên, hiện định cư ở một nước thuộc khối Tây phương. Anh là một người đa tài: văn chương, kịch nghệ... Nhưng đặc biệt nhất là nỗi đam mê và sự thành tựu của anh về âm nhạc. Anh là một nhạc sĩ thực thụ với hơn 60 nhạc phẩm được cơ quan văn hóa nhà nước lưu trữ và xuất bản, được nhiều dàn nhạc trình diễn tại nhiều đại hội âm nhạc quốc tế, được phát thường xuyên trên nhiều đài phát thanh trên thế giới, được đem vào giáo trình âm nhạc của nhiều nhạc viện và đại học. Đã nhiều lần anh được mời tham dự và giảng thuyết tại các hội nghị quốc tế với tư cách đại biểu của quốc gia nơi anh định cư. Tên anh được tìm thấy trong “2000 Nhạc Sĩ Xuất Sắc Của Thế Kỷ 20” (2000 Outstanding Musicians of the 20th Century), v.v. Một người như thế mà vẫn “không có điều kiện để nói lên được điều gì cụ thể nhằm xoay chuyển tình trạng thương mãi hóa của âm nhạc Việt nam đương thời. Nghĩ thật buồn. Mà nói ở đâu bây giờ. Để nói về nhạc, bài viết phải có những cứ liệu âm nhạc mà không tạp chí nào có nhu liệu để trình bày nhạc. Nói về nhạc mà chỉ nói khơi khơi về ca từ thì hóa ra lại là bình thơ kiểu nửa mùa...” (4)
  6. Nghệ thuật tạo hình, đặc biệt điêu khắc và hội họa, thường được biết đến như một nghệ thuật của thị giác. Sự thật phức tạp hơn: Không phải chỉ thị giác mà...xúc giác, vâng, xúc giác, cũng là một phần quan trọng, rất quan trọng, của sự thưởng ngoạn. Một thí dụ quen thuộc, nhiều người từng có kinh nghiệm: họa phẩm (tranh sơn dầu) của Vincent van Gogh. Con mắt thấy được những hình tượng, những đường nét, màu sắc. Và, qua con mắt, bàn tay như được sờ mó những lồi lõm, những sần sùi, những vạch, những rãnh, những vết cào, vết cứa trên mặt tranh. Bản thân tôi, ngắm những đại tác phẩm hội họa ở bảo tàng viện nào đó, đã nhiều lần, nhìn quanh quất không thấy có nhân viên bảo vệ đứng canh, vội vàng đưa tay sờ tranh một cái, thú vị vô cùng. Thật tình, không nên làm vậy. Mỗi ngày có hàng ngàn khách yêu tranh đi qua, mỗi người sờ một cái thì còn gì là tranh! Cấm sờ tranh là một luật lệ hợp lý, hợp tình! Thấy một bức tranh mình yêu thích, bề mặt huê dạng, đầy ắp chất liệu (thí dụ thời hiện đại: tác phẩm của van Gogh, Gauguin, Rouault, Vlaminck, Gromaire, de Kooning,v.v.) mà chỉ được nhìn thôi, không được sờ, là một khổ tâm. Nếu bức tranh đó được đem in lại, dù phương tiện ấn loát có tinh xảo mấy đi nữa nó cũng chỉ là một bản sao, một copy, một reproduction. Ngắm nó là một việc cực chẳng đã. Nếu vì hoàn cảnh kinh tế và kỹ thuật, không có được cả bức in lại đó để nhìn đểø ngắm, nỗi khổ tâm lại càng to lớn hơn.
  7. Có lẽ vì thế mà, đặc biệt trong giới trí thức, mỹ thuật Việt nam, trong nước cũng như ngoài nước, người ta hay gồng mình thay thế hình ảnh bằng ngôn ngữ, thứ ngôn ngữ qui ước ai cũng hiểu được, ai cũng dễ cảm thấy xúc động. Ngôn ngữ ấy được dùng như những công thức. Có những công thức quen thuộc, dễ dãi, được sử dụng để đi loanh quanh vấn đề, và lúc nào cũng chứng tỏ hữu hiệu. Những công thức xoáy mạnh vào tình cảm ai cũng chất chứa trong tim: tình quyến luyến đất nước quê hương, lòng gắn bó với đồng bào dân tộc. Công thức được yêu chuộng và “chắc ăn” hơn cả là vuốt ve lòng tự ái vốn có ở mọi người: ngợi ca người phụ nữ Việt nam. Thế là tha hồ nhắc nhở và ca tụng quê hương dân tộc, tha hồ rót vào tai những lời ngon ngọt về đàn bà con gái Việt nam. Và không đụng chạm đến điều đáng nói nhất khi bàn về một tác phẩm hội họa: nghệ thuật đã tạo nên nó. Bưng chén cơm lên ăn, thú vị nhận thấy cơm ngon, không khê, không nhão, không khô, hạt cơm bùi, thơm, dẻo,v.v. Không loay hoay nói về màu trắng “trinh tuyền” của hạt cơm, gợi nhớ đến “ánh tuyết”, “ánh trăng”, đến “sương tang”, “sương bạc”, rồi tiện thể kéo vào câu Kiều “Sương in mặt, tuyết pha thân” ngõ hầu câu chuyện chén cơm thêm phần “văn nghệ” duyên dáng, đậm đà. Từ chén cơm đến nàng Đạm Tiên, đoạn đường khá xa. Và khá gập ghềnh. Nhưng như thế, khỏi phải bàn về người nhà nông nào, đã trồng lúa ở đâu, giống lúa nào đã cho hạt gạo ấy, người khéo tay nào, lửa,
  8. nước nào đã nấu nên nồi cơm ấy. *** Viết về mỹ thuật, hay viết về một lãnh vực chuyên môn nào đó, là “mách” độc giả về vấn đề ấy. Ông cha ta thường nói: “Nói có sách, mách có chứng”. Mách kiểu này hay mách kiểu kia, mọi “mách” đều cần có “chứng”. Chứng, thường là người ta không có, hoặc giả có đi nữa cũng không đủ phương tiện và khả năng trưng bày nó ra. Khổ tâm! Khổ tâm! Khổ tâm đó, khó giải quyết. Chúng ta, người đọc, ráng chịu. Người viết, với cố gắng và thiện chí, có thể cung cấp cứ liệu nhưng tờ báo khó kham nổi tốn kém. Quần chúng, nói chung, “hổng có ke”. Rốt cuộc, người viết về mỹ thuật, trong hoàn cảnh Việt nam, chỉ có thể có một thái độ không lấy làm đẹp đẽ cho lắm: “Ganh tị” với những cây bút viết về văn chương, về chữ nghĩa. Trong bài có nhắc đến Trịnh Công Sơn nói trên, tôi đã viết: “ ‘Ôm lấy cái sinh mạng bão tố’!!! Cùng là ‘dân Huế’ với nhau, chỉ có thể nói thêm: ‘Chơ mần răng chừ?!’” Bạn đọc dù không quen thuộc với lối nói địa phương Thừa Thiên/Huế này chắc cũng đoán được rằng “Chơ mần răng chừ?!” có nghĩa là “Thế làm sao bây giờ?!”
  9. Vâng, thế làm sao bây giờ?! 2001 -------- (1) Văn Học số 184, tháng 8/2001 (2) VIỆT số 8, giữa năm 2001 (3) Hợp Lưu số 59, tháng 6&7/2001 Trích thư riêng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2