intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

“Cú sốc” ngược

Chia sẻ: Longlay Paris | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

148
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Những bỡ ngỡ, lạ lẫm ban đầu hay còn gọi là những “cú sốc văn hóa” mà các sinh viên gặp phải khi mới ra nước ngoài du học cuối cùng thường cũng qua đi một cách êm đẹp. Thế nhưng, điều đáng nói là khi trở về nước, một lần nữa họ phải cố gắng thích nghi với môi trường đã không còn quen thuộc. Những cú sốc văn hóa “ngược” này là một phần nguyên nhân của “chảy máu chất xám” hiện nay. Từ một “lời khuyên kiểu Úc”… “Hãy nói thật ít về Ô-xtrây-li-a!”. Minh Lễ, một cựu...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: “Cú sốc” ngược

  1. “Cú sốc” ngược Những bỡ ngỡ, lạ lẫm ban đầu hay còn gọi là những “cú sốc văn hóa” mà các sinh viên gặp phải khi mới ra nước ngoài du học cuối cùng thường cũng qua đi một cách êm đẹp. Thế nhưng, điều đáng nói là khi trở về nước, một lần nữa họ phải cố gắng thích nghi với môi trường đã không còn quen thuộc. Những cú sốc văn hóa “ngược” này là một phần nguyên nhân của “chảy máu chất xám” hiện nay. Từ một “lời khuyên kiểu Úc”…
  2. “Hãy nói thật ít về Ô-xtrây-li-a!”. Minh Lễ, một cựu sinh viên cho biết trước ngày tốt nghiệp, bạn đã rất bất ngờ khi nhận được lời khuyên này từ chính ngôi trường mình du học, trong một buổi trao đổi kinh nghiệm do trường tổ chức. Trong buổi gặp có cả những sinh viên từng tốt nghiệp tại Ô-xtrây-li-a, đã trở về nước một thời gian, nay lại có dịp quay lại để tiếp tục học tập hoặc làm việc. Họ chia sẻ với các sinh viên sắp trở về Việt Nam về kinh nghiệm bản thân, về việc “tái hòa nhập cộng đồng”. “Hãy nói thật ít về đất nước mà mình vừa du học, về ngôi trường cũng như về nền giáo dục mà bạn vừa được hưởng”. Các “tiền bối” giải thích điều này: Bạn là người có điều kiện đi xa, học tập và làm việc tại một nước tiên tiến nên trong suy nghĩ của những người “ở nhà” thì họ thiệt thòi hơn so với bạn. Nếu ngay khi trở về nước, bạn lại không ngừng kể về những điều tuyệt diệu vừa trải qua thì cũng tức là đang khơi gợi về những thiệt thòi của họ. Đứng về mặt tâm lí, thì vô hình trung bạn lại càng đẩy mình ra xa những
  3. người xung quanh. Vậy là để tránh bị cô lập hoặc ít nhất là cảm giác lạc lõng thì bạn phải tạm thời “quên” nước Ô- xtrây-li-a trong câu chuyện của mình. Vấn đề của bạn ngay khi trở về nước là hòa nhập càng nhanh càng tốt chứ không phải làm một đại sứ quảng bá cho một phương trời xa lạ. Rồi dần dà với thời gian, khi đã thực sự được “đón nhận” trở lại trong vòng tay bạn bè và đồng nghiệp, bạn mới có thể từ từ nói về những điều tai nghe mắt thấy trong thời gian du học. Lời khuyên thoạt nghe có vẻ vô lý này đã phản ánh phần nào những khó khăn mà nhiều bạn trẻ gặp phải khi “tái hòa nhập cộng đồng” sau du học. …đến “chảy máu chất xám” Chỉ sau 2 năm du học, sinh viên Hải Vinh của trường ĐH Công nghệ Namyang ở Xin-ga-po đã phải mất cả tuần đầu trong kỳ nghỉ hè ở Việt Nam mới cảm thấy không quá bất bình mỗi khi bị chen ngang lúc xếp hàng, với cảnh vô tư xả rác trên đường phố hay đối mặt với những nhân viên công quyền không thèm nhìn bạn tới lần thứ 2 khi tiếp xúc. Hải
  4. Vinh chia sẻ: “Nếu cách đây chưa lâu em còn cảm thấy gò bó khi chưa quen với những quy định khắt khe và nếp sống kỷ luật của người dân Xin-ga-po, thì nay, khi về nước lại cảm thấy khó khăn hơn để chấp nhận những điều đã từng là rất bình thường với mình”. Đáng nói hơn, không chỉ trong văn hóa giao tiếp hay nếp sinh hoạt, mà theo như bà Meg Holmberg, Giám đốc Dự án hỗ trợ học bổng phát triển Ô-xtrây-li-a: Phần lớn những cú sốc văn hóa ngược mà các cựu sinh viên nhắc tới nhiều nhất là sự khác biệt về phong cách làm việc, tiêu chuẩn chuyên môn, điều đó đã hạn chế các sinh viên ứng dụng hiệu quả các kiến thức và kỹ năng đã học được. Đó là trường hợp của Minh Hiên, 26 tuổi, từng tốt nghiệp đại học tại Pháp trở về, sau 1 năm làm việc tại một ngân hàng lớn trong nước đã quyết định quay trở lại Pháp để hoàn thiện bậc học cao hơn. Lý do chủ yếu khiến Minh Hiên, ở lần du học sau, có ý nghĩ sẽ ở lại châu Âu là do Hiên không thể thích nghi được với môi trường làm việc trong nước. “Quan niệm cứng nhắc về tôn ti trật tự, việc coi trọng tuổi tác và
  5. thâm niên hơn khả năng khiến tôi cảm thấy lạc lõng. Việc trao đổi thẳng thắn với cấp trên, như tôi vẫn thường làm ở nước ngoài là điều không thể có. Sẽ chẳng có ai nghe… Trong khi ngân hàng nơi tôi làm vốn đã được coi là có phong cách năng động, không biết những nơi khác thế nào…” – Minh Hiên giải thích. Còn Quý Hoàng, một nghiên cứu sinh tại Mỹ ngành Quản trị kinh doanh thì cho biết anh sẽ trở về vì được cử đi đào tạo theo ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, anh nhận định: “Thường những người học kinh tế, tài chính như tôi trở về nước nhiều hơn nhóm công nghệ, kỹ thuật hay khoa học cơ bản. Lý do trước tiên là điều kiện trong nước không đáp ứng được việc đào sâu nghiên cứu của các nhóm ngành trên, song những “va chạm văn hóa” rõ ràng ảnh hưởng không nhỏ tới quyết định của họ”. Theo Bộ GD&ĐT, hiện có hơn 30 nghìn lưu học sinh du học theo hiệp định giữa hai chính phủ, nhờ học bổng của các tổ chức nước ngoài, học bổng từ nguồn ngân sách nhà nước, và du học tự túc. Tới nay chưa có thống kê chính
  6. thức về số sinh viên ở lại nước ngoài sau du học. Nhưng trong số những người ở lại, liệu có bao nhiêu người không trở về bởi e ngại “cú sốc văn hóa ngược”? Nhiều người khác, khi không thể hòa nhập với môi trường làm việc tại các cơ quan nhà nước, nếu không ra nước ngoài thì cũng muốn chuyển sang các công ty nước ngoài ở Việt Nam, dẫn tới tình trạng chảy máu chất xám tại chỗ. Người ta nói “nhập gia tùy tục”, có thể vẫn có đâu đó những va chạm văn hóa không tránh khỏi, nhưng cú sốc rồi cũng sẽ qua đi. Điều quan trọng là phải thấu hiểu sự khác biệt và biết cách vượt qua. Bên cạnh đó, nguồn tài nguyên tri thức của đất nước rất cần sự nhìn nhận cởi mở hơn từ phía xã hội, để trí thức có cơ hội đóng góp trí lực cho quê hương.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2