intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

‘Kê đơn’ cho bé chậm tăng cân

Chia sẻ: Ma Nhac Phi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

73
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Dù được mẹ tẩm bổ nhiều lắm nhưng cân nặng của bé vẫn cứ ‘lẹt đẹt’, chẳng nhỉnh được lạng nào. Tại sao thế nhỉ? Nguyên nhân khiến bé chậm tăng cân 1. Bé không nhận được đầy đủ dinh dưỡng Không được cung cấp đủ dinh dưỡng là lý do phổ biến nhất khiến các bé tăng cân chậm, gây lo lắng cho cha mẹ. Ngoài ra, việc bé không dung nạp tốt Lactose cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến kết quả của việc bé không tăng cân, bởi vì cơ thể bé khi ấy sẽ không hấp...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: ‘Kê đơn’ cho bé chậm tăng cân

  1. ‘Kê đơn’ cho bé chậm tăng cân
  2. Dù được mẹ tẩm bổ nhiều lắm nhưng cân nặng của bé vẫn cứ ‘lẹt đẹt’, chẳng nhỉnh được lạng nào. Tại sao thế nhỉ? Nguyên nhân khiến bé chậm tăng cân 1. Bé không nhận được đầy đủ dinh dưỡng Không được cung cấp đủ dinh dưỡng là lý do phổ biến nhất khiến các bé tăng cân chậm, gây lo lắng cho cha mẹ. Ngoài ra, việc bé không dung nạp tốt Lactose cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến kết quả của việc bé không tăng cân, bởi vì cơ thể bé khi ấy sẽ không hấp thụ được các protein có trong sữa. Vì sao bé chậm tăng cân? Có rất nhiều nguyên nhân. (Ảnh minh họa). Yêu sức khỏe - Sức khỏe! Chuyên mục về tin tức sức khỏe, tư vấn trực tuyến, gia đình, tin tức làm đẹp, đời sống, y tế. 2. Bé bị đường tiêu hóa
  3. Với những bé có dạ dày quá mẫn cảm hoặc bị trào ngược dạ dày, bị kích thích thực quản có thể là thủ phạm khiến bé không tăng cân hoặc tăng cân chậm. Nguyên nhân là vì quá trình này có thể khiến cho một em bé trở nên không muốn ăn hoặc rất khó tiêu. Ngoài ra, bé hay bị tiêu chảy (mãn tính) có thể cũng là thủ phạm khiến bé không tăng cân bởi vì các chất dinh dưỡng không được hấp thụ đúng cách khi vào cơ thể bé. 3. Ăn uống không đúng cách Nguyên nhân ăn uống không đúng cách thường gặp ở những trẻ nhỏ. Thời điểm ăn dặm lý tưởng cho trẻ vào khoảng từ 4 – 6 tháng tuổi. Nếu cho trẻ ăn dặm quá sớm khiến bé không tận dụng được sữa mẹ đồng thời dễ gây rối loạn tiêu hóa dẫn đến suy dinh dưỡng. Yêu sức khoẻ! Trang tin tức sức khoẻ tổng hợp, đem lại kiến thức sức khoẻ, mẹo vặt phòng bệnh chữa bệnh cho gia đình, những bài thuốc chữa bệnh nhân gian.
  4. 4. Mắc nhiễm trùng Khi bị mắc những bệnh nhiễm trùng tai-mũi-họng, viêm gan, viêm phổi… bé thường biếng ăn, lâu dần gây sút cân. Bạn cần chú ý đến giai đoạn hồi phục sau khi bé mắc bệnh. Do bồi dưỡng sau khi ốm không đúng phương pháp, cơ thể đã suy nhược sẵn, hệ tiêu hóa chưa ổn định (do uống nhiều kháng sinh, hệ vi khuẩn đường ruột bị ảnh hưởng) nên càng khó hấp thu thức ăn, trẻ càng biếng ăn, càng gầy ốm và chậm tăng cân. 5. Sinh non và trọng lượng lúc sinh thấp Với những bé được sinh ra sớm hơn ngày dự sinh quá nhiều ngày thường có xu hướng tăng cân chậm hơn so với những em bé được sinh đủ tháng, đủ năm so với tuổi thai. Chưa kể, những chị em khi mang bầu mà vẫn hút thuốc và lạm dụng ma túy sẽ đặt con vào nguy cơ sinh non, sinh nhẹ cân khi chào đời và tăng trưởng về thể chất, tinh thần chậm sau khi sinh.
  5. Giải pháp cho bé chậm tăng cân Dù bé chậm tăng cân do nguyên nhân nào thì cũng có hệ quả là bé bị thiếu năng lượng và chất dinh dưỡng, ảnh hưởng đến việc phát triển chiều cao và trí thông minh của bé. Bé chậm tăng cân phải làm gì? Một vài điều chỉnh nhỏ trong bữa ăn cho bé sẽ giúp mẹ khắc phục hiệu quả tình trạng này! 1. Bổ sung dinh dưỡng cho bé Khi bé được 1 tuổi, không nên chỉ cho bé uống nguyên sữa mẹ vì lúc này nhu cầu dinh dưỡng của bé cần nhiều hơn thế. Vì vậy, bên cạnh việc cho bé bú sữa mẹ thì cần bổ sung các dinh dưỡng khác theo tiêu chuẩn hợp lý. Khi bé đến tuổi ăn dặm, bạn nên nấu bột/cháo của bé đặc thêm một chút. Vì bột/cháo loãng thì lượng năng lượng trong đó rất thấp. Tăng lượng dầu mỡ trong bữa ăn của bé. Vì dầu mỡ cung cấp năng lượng gấp đôi chất bột và chất đạm. Mỗi chén bột, cháo hoặc cơm của trẻ cần có một muỗng canh dầu hoặc mỡ.
  6. Nhiều mẹ hiện nay chỉ ninh nhừ lấy nước, hoặc xay lấy nước các thực phẩm cho bé ăn. Điều này hoàn toàn sai lầm. Thức ăn nên đủ chất dinh dưỡng nhưng phải cho bé ăn cả xác các thực phẩm. Do đó, khi chế biến phải chú ý xắt nhuyễn, nấu mềm và nêm phù hợp với khẩu vị của bé. 2. Tăng bữa ăn hàng ngày Bạn có thể cho bé ăng ngày ăn 5 – 6 bữa thay vì chỉ ăn 3 bữa. Cho bé ăn thêm bữa tối trước khi ngủ. Cho trẻ ăn thêm bữa phụ. 3. Tăng hoạt động cho bé Bên cạnh việc bổ sung thêm nguồn dinh dưỡng cho bé, bạn nên cho bé tập những hoạt động thể lực vừa với độ tuổi như: giúp bé đi bộ từng bước, nằm trên giường và cho chân tay hoạt động hay cho bé tập bò để lấy đồ vật. Khi tham gia các hoạt động thể lực này, bé sẽ cảm thấy đói và cần nhiều năng lượng hơn, vì thế trẻ cũng sẽ ăn nhiều hơn. 4. Hỏi ý kiến chuyên gia
  7. Nên trao đổi với bác sĩ về tình trạng chậm tăng cân ở bé. Chỉ khi tìm ra nguyên nhân chính xác, bác sĩ sẽ chỉ định việc dùng thuốc điều trị và tăng cường lượng kalo nạp vào cơ thể bé. Lưu ý: không nên tự ý mua “thuốc bổ” quảng cáo trên thị trường cho con. Vì nếu không đúng liều lượng, sẽ gây hậu quả không tốt cho sức khỏe của bé. Nếu các mẹ muốn cho con dùng thuốc bổ, cần có sự tư vấn và chỉ định của các bác sỹ chuyên khoa.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2