intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

"Kìm hãm" kẻ ngồi lê đôi mách

Chia sẻ: Anhtu Anhtu | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:2

91
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tổ chức nào cũng có những kẻ ngồi lê đôi mách, chuyên phát tán những chuyện tầm phào. Nguyên nhân chính có thể do họ không biết đầy đủ thông tin về những vấn đề mà cả tổ chức quan tâm. Rất khó để phát hiện những "kẻ rỗi việc", nhưng để hạn chế được họ thì cũng không có gì khó khăn

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: "Kìm hãm" kẻ ngồi lê đôi mách

  1. "Kìm hãm" kẻ ngồi lê đôi mách Tổ chức nào cũng có những kẻ ngồi lê đôi mách, chuyên phát tán những chuyện tầm phào. Nguyên nhân chính có thể do họ không biết đầy đủ thông tin về những vấn đề mà cả tổ chức quan tâm. Rất khó để phát hiện những "kẻ rỗi việc", nhưng để hạn chế được họ thì cũng không có gì khó khăn. Những câu chuyện tầm phào bàn tán trong tổ chức có thể có những giá trị riêng. Sẽ nhiều người biết thêm thông tin về một vấn đề gì đó bằng phương pháp truyền thông không chính thống này. Đôi khi, nhờ vào đó, các sếp biết được nhân viên đang cảm thấy thế nào, còn nhân viên cũng có thể biết thêm một số điều liên quan đến những vấn đề trong tổ chức. Tuy nhiên, về cơ bản, những chuyện ngồi lê đôi mách thường có ảnh hưởng tiêu cực lên các cá nhân, các nhóm và tổ chức và có thể huỷ hoại các mối quan hệ. Cái xấu thường dễ lan truyền nhanh hơn cái tốt. Thật khó để loại bỏ việc ngồi lê đôi mách chừng nào người ta còn sử dụng nó như là cách để trút sự thất vọng lên người khác hoặc xem nó như là một trò tiêu khiển, một lí do để liên hệ với người khác và làm tổn thương bất cứ người nào bị họ xem là "đối thủ cạnh tranh". Nhiều vị sếp không tin vào những chuyện ngồi lê đôi mách mà họ tình cờ nghe được từ nhân viên, thế nên, họ cho rằng những kẻ phát tán kiểu này không có gì nghiêm trọng. Nhưng đây là một quan điểm sai lầm. Dù trực tiếp hay gián tiếp, những chuyện ngồi lê đôi mách có thể "châm ngòi" cho hàng loạt sự việc có thể dẫn tới hậu quả như tổ chức phải đóng cửa, nhân viên giỏi thì tìm đến đối thủ cạnh tranh…Những thông tin nội bộ càng “kín như bưng”, càng dễ nảy sinh và lan truyền những câu chuyện ngồi lê đôi mách sai sự thực. Theo tâm lý thông thường, khi có chuyện gì đó không hay xảy ra người ta thường ngay lập tức tìm cách đổ lỗi cho một ai đó và kể ngay cho những người khác biết. Khi nghe được một chuyện gì đó, người ta gọi ngay cho bạn bè hoặc đồng nghiệp để bàn tán. Các câu chuyện ngồi lê đôi mách thường bắt đầu như vậy. Trong một lời đồn đại có thể có một phần sự thật, nhưng nó rất dễ “thất bản”. Do vậy, nếu tổ chức của bạn có chuyện gì đó không hay xảy ra, hãy tránh tình trạng “ngồi lê đôi mách” bằng cách hỏi trực tiếp với những người có liên quan để có được quan điểm của họ. Sau đó, bạn có thể tập hợp những người có liên quan lại và thảo luận vấn đề rồi thông báo công khai trong tổ chức. Là sếp, tiếng nói của bạn có ảnh hưởng lên nhiều nhân viên. Do đó, bạn phải chịu trách nhiệm về những từ bạn chọn để miêu tả một người hoặc một vấn đề nào đó. Có một nhân viên đã thẳng thắn phê bình một vấn đề với sếp và thể hiện rằng anh ta sẵn sàng đưa ra những lời nhận xét cho người chịu trách nhiệm về nó. Điều này ngược lại với quan điểm của sếp là mỗi người có công việc của riêng mình, nên tập trung vào phần mình và không nên can dự đến việc của người khác. Nhưng khi sếp truyền đạt lại với mọi người, cách dùng từ “sẵn sàng cộng tác” một cách mỉa mai để miêu tả nhân viên kia khiến những người khác nơm nớp lo sợ “biết đâu kẻ cộng tác này lại âm mưu cướp đi công việc của mình thì sao”. Vậy là tâm lý hoang mang phát sinh và lan truyền cùng với những lời bàn tán ra vào dành cho nhân viên tích cực kia. Nhiều người sử dụng các câu chuyện ngồi lê đôi mách với những thông tin sai lệch và góc nhìn một chiều để trả thù một ai đó. Nếu vội vàng tin ngay vào những câu chuyện tầm phào này và thiếu suy xét, nhiều người đã sa vào cái bẫy mà những kẻ phát tán vô tình hoặc cố tình giăng ra.
  2. Một sếp nữ kể về một tình huống bà ta đã gặp phải, đó là lần bà nghe được từ những lời xì xào của nhân viên về bà ta. Bà liền hỏi một nhân viên khác để xác minh lại xem bà ta có giống như lời xì xào đó hay không. Bà ta chờ đợi nhân viên này sẽ phủ nhận hoàn toàn, nhưng thực tế người này lại đã đồng tình với điều đó. Lẽ ra phải cảm ơn vì sự thẳng thắn đó, chẳng hiểu sao bà ta cảm thấy bị xúc phạm và gây khó dễ với nhân viên này. Khi nhân viên này bỏ việc, bà lại mắc thêm một sai lầm khác khi nói với nhiều người rằng cô nhân viên đó nghỉ vì không được việc. Thực hư thì không ai biết nhưng chuyện này lại nhanh chóng trở thành “đề tài” cho những câu chuyện ngồi lê đôi mách khác trong tổ chức. Một ông sếp mới cũng gặp tình trạng tương tự. Ông ta được tiếp quản một nhân viên có nhiều kinh nghiệm hơn ông ta vì thế ông cảm thấy vị trí của mình đang bị đe doạ. Trong một dự án, nhân viên này phàn nàn rằng có một số vấn đề cần phải xem xét. Thay vì tổ chức những cuộc họp công khai, ông sếp này lại nghe theo những câu chuyện ngồi lê đôi mách một chiều của những kẻ cũng ghen tị với nhân viên này và kết luận chẳng có vấn đề gì đang diễn ra cả, chỉ tại nhân viên đó cứ hay nghĩ đến chuyện tiêu cực mà thôi. Sau nhiều lần, ông sếp đã vin vào cái cớ đó để sa thải nhân viên này. Trong trường hợp này, ông ta đã không biết cách xây dựng một nhóm mà không chỉ gồm những người lúc nào cũng chỉ đồng tình và không đưa ra chính kiến nào. Tất nhiên hậu quả là dự án thất bại và sự yếu kém và nhầm lẫn của ông ta nhanh chóng được đem ra “thảo luận” trong tổ chức. Chúng ta thường tin rằng người nghe phải có trách nhiệm hiểu những gì chúng ta nói, thậm chí hiểu cả những điều chúng ta không nói ra bằng lời. Thật không may là chúng ta không sống trong một thế giới lý tưởng như thế. Không biết và không hiểu rõ là nguyên nhân dẫn đến những lời bàn tán ra vào của những kẻ thích ngồi lê đôi mách. Do vậy, hãy dành thời gian để kiểm tra xem nhân viên nghe được những gì và hiểu những điều bạn nói như thế nào. Sự khác biệt có thể sẽ rất thú vị. Chắc chắn tổ chức nào cũng có những kẻ ngồi lê đôi mách. Bạn chấp nhận thực tế đó như thế nào, bạn truyền đạt với nhân viên của mình và xử lý những kẻ ngồi lê đôi mách ra sao sẽ có ảnh hưởng lớn lên thành công của tổ chức. Giảm sự thiếu hụt thông tin của nhân viên đồng thời giảm cách truyền đạt có thể lệch lạc hoặc dễ gây hiểu lầm để hạn chế đề tài của những kẻ thích ngồi lê đôi mách. Nguyệt Ánh Theo womenof
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2