intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

"Lợi đủ đường" cho bé ăn khoai lang.

Chia sẻ: Hung Duong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

68
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Xin mách các mẹ một số cách chế biến khoai lang ngon khó cưỡng cho bé tuổi ăn dặm. Lượng dinh dưỡng “khổng lồ” cùng vị ngọt ngọt, mềm mịn dễ ăn của khoai lang đã giúp loại thực phẩm này dễ dàng “đánh bại” tất cả các lựa chọn khác để trở thành một trong những món ăn hàng đầu cho trẻ bắt đầu tập ăn dặm.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: "Lợi đủ đường" cho bé ăn khoai lang.

  1. "Lợi đủ đường" cho bé ăn khoai lang
  2. Xin mách các mẹ một số cách chế biến khoai lang ngon khó cưỡng cho bé tuổi ăn dặm. Lượng dinh dưỡng “khổng lồ” cùng vị ngọt ngọt, mềm mịn dễ ăn của khoai lang đã giúp loại thực phẩm này dễ dàng “đánh bại” tất cả các lựa chọn khác để trở thành một trong những món ăn hàng đầu cho trẻ bắt đầu tập ăn dặm. Khoai lang rất giàu vitamin A, E canxi, beta carotene và folate. Ăn nhiều khoai lang sẽ giúp bé mắt sáng, dáng cao và phát triển trí não, hệ thần kinh vượt trôi... Thêm vào đó, lượng chất xơ dồi dào có trong khoai lang giúp mẹ không còn lo lắng về vấn đề táo bón của trẻ. Theo Tổ chức dinh dưỡng sức khỏe thế giới, trong hơn 58 loại rau củ chứa vitamin A, C, Folate, sắt và canxi thì khoai lang là thực phẩm đứng đầu với 582 điểm. Đứng thứ 2 là cà rốt với 434 điểm. Khoai lang lành tính rất hợp cho bé tập làm quen với ăn dặm (ảnh minh họa) Lựa chọn và bảo quản khoai lang như thế nào?
  3. Khoai lang lọt top 1 trong 15 loại thực phẩm ít bị ảnh hưởng bởi thuốc trừ sâu nhất do có củ mọc ngầm dưới đất. Vậy nên mẹ hoàn toàn có thể yên tâm mua khoai lang tươi cho con. Cách lựa chọn khoai lang cũng không hề khó. Mẹ nên chọn củ khoai lang còn cứng, tươi, không bị thâm, dập hay bị nứt, sứt. Không nên mua củ to quá dễ bị xơ, mà chỉ nên chọn củ cỡ vừa. Những củ bị rỗ, có màu đen là những củ bị hà, đã hỏng không ăn được. Khoai lang mua không nên bảo quản trong tủ lạnh, nó sẽ nhanh hỏng và bị mất mùi vị, bị héo. Mẹ hãy để khoai ở nơi thoáng mát, không bọc kín trong túi nilon, đừng để ở chỗ ấm và ẩm thấp vì như thế khoai sẽ mọc mầm. Nếu bảo quản tốt có thể để khoai từ 7 – 10 ngày. Cũng như các loại thực phẩm khác, mẹ hoàn toàn có thể chế biến sẵn khoai và cấp đông trong ngăn đá cho bé ăn dần. Sau đây là một vài gợi ý để mẹ chế biến khoai lang cho bé yêu: 1, Khoai lang trộn sữa (4 tháng +) Khoai lang nhỏ rửa sạch, gọt vỏ, hấp chín trong vòng 10 phút. Mẹ lưu ý nên thái mỏng khoai thành miếng vừa ăn, như thế khoai sẽ dễ chín hơn.
  4. Nghiền nhuyễn khoai lang rồi trộn với sữa công thức đến khi đạt độ dẻo dính phù hợp. 2, Cháo khoai lang trứng gà (6 tháng +) Cháo khoai lang trứng gà bé thích mê (ảnh minh họa) Khoai lang rửa sạch, gọt vỏ, hấp chín. Nghiền nhuyễn/ xay sinh tố khoai lang với một chút sữa công thức hoặc nước lọc. Đun nóng cháo, cho khoai lang vào quấy đều. Cho thêm ½ lòng đỏ trứng, đun thêm 1 - 2 phút. Trước khi cho bé ăn có thể rây lọc thêm một lần nữa. 3, Khoai lang nghiền táo (6 tháng +)
  5. Khoai lang, táo gọt vỏ, rửa sạch thái miếng quân cờ Hấp khoai và táo từ 5-10 phút. Nghiền nhuyễn khoai cùng với táo. Mẹ có thể cho thêm ít nước để đạt độ loãng như ý 4, Súp khoai lang (8 tháng + ) Nguyên liệu: Khoai lang 30g, 1 thìa cà phê bột mì, bơ nhạt, dầu oliu, 1 chén con nước dùng (nước xương gà hoặc nước rau củ), 1 chén con sữa, gừng, đường. Cách làm: Xào bơ và bột trong chảo đến khi có màu cánh gián. Thêm nước dùng và đường nâu đun sôi. Khi nước sôi, nhanh tay bỏ khoai lang và một chút gừng vào đun tiếp đến khi chín. Cho hỗn hợp vào máy xay sinh tố, nghiền nhuyễn rồi lọc qua rây. Bắc thành phẩm lên bếp, đun nóng cùng sữa rồi cho ra bát, để trẻ ăn khi nóng ấm. Chúc mẹ và bé ăn dặm vui vẻ!
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2