“MỸ THUẬT XƯA & NAY” CÁCH ĐÂY 40 NĂM
lượt xem 10
download
Gà mẹ và đàn con - Tranh tết dân gian làng Hồ, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh .Đúng hai tháng sau ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng,theo chỉ thị của Bộ Văn hóa, một sưu tập “Mỹ thuật Việt Nam xưa và nay” được tuyển chọn khá qui mô đưa vào trưng bày tại cố đô Huế. Sau đó, tiếp tục triển lãm tại các thành phố lớn: Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh, rồi Đà Lạt. Triển lãm được người xem chào đón, hưởng ứng nhiệt liệt. ...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: “MỸ THUẬT XƯA & NAY” CÁCH ĐÂY 40 NĂM
- “MỸ THUẬT XƯA & NAY” CÁCH ĐÂY 40 NĂM
- Gà mẹ và đàn con - Tranh tết dân gian làng Hồ, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh
- Đúng hai tháng sau ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng,theo chỉ thị của Bộ Văn hóa, một sưu tập “Mỹ thuật Việt Nam xưa và nay” được tuyển chọn khá qui mô đưa vào trưng bày tại cố đô Huế. Sau đó, tiếp tục triển lãm tại các thành phố lớn: Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh, rồi Đà Lạt. Triển lãm được người xem chào đón, hưởng ứng nhiệt liệt. Phát huy tác dụng tích cực, mỗi địa điểm đã lưu lại từ nửa tháng, một tháng đến hai tháng, đặc biệt tại Huế và thành phố Hồ Chí Minh. Tại Huế, triển lãm kéo dài một tháng. Ngoài người xem đông đảo là nhân dân, trong đó có các tầng lớp nghệ sĩ, nhân sĩ, trí thức, các tu sĩ Phật giáo, công giáo, doanh nhân… Cảm tưởng hầu hết đều bày tỏ niềm tin yêu, kính phục đường lối văn hóa - nghệ thuật của cách mạng. Xin ghi lại một số cảm tưởng của người xem để nhớ lại kỷ niệm đẹp một thời về cuộc triển lãm đã rung động trái tim những người con dân tộc một nửa nước vừa được giải phóng.
- Tượng Quan âm (gỗ mít sơn son thếp vàng), chùa Hội Hạ, xã Hợp Thịnh, huyện Tam Dương, Phúc Yên. Mỹ thuật thời Mạc, Thế kỷ 16
- - Anh Tường Linh, gốc Huế viết: “Ôi! Mấy chục năm qua đất nước ta bị chia cắt 2 miền. Hôm nay lại được thấy cảnh thấy người thủ đô Hà Nội. Thật không bút nào tả xiết cái hay, cái đẹp của người Tràng An - Một phần trong kho tàng văn hóa quý giá của dân tộc. Suốt mấy chục năm qua, hôm nay mới được xem những bảng màu đường nét hình khối của nền nghệ thuật cách mạng, của những người chiến sĩ kiên cường, dũng cảm, đầy sáng tạo trên mặt trận nghệ thuật. Chắc mọi người anh em ruột thịt miền Nam được nhìn những bức tranh đầy sáng tạo này hẳn sẽ xúc động đến chảy nước mắt và cũng sẽ vô cùng tin yêu”. - Anh Phan Huy, quê ở một tỉnh cực Nam ra Huế, ghé thăm phòng tranh đã viết: “Tôi ra Huế đã hơn một tháng nay. Vào xem phòng tranh tôi rất kính phục. Tôi thấy rõ ràng là Viện Bảo tàng ở Hà Nội rất lớn. Trước kia chưa được giải phóng, những lời mị tạc của Mỹ và chính quyền Sài gòn nói ở Hà Nội thành phố càng ngày càng sút kém, họ nói ở ngoài đó chùa chiền không có. Cấm tất cả các đạo. Qua đây, tôi thấy Hà Nội vẫn có những tượng Phật tạc rất công phu và cách mạng rất tôn trọng tín ngưỡng của dân chúng. Những lời vu cáo của chính quyền Sài Gòn và Mỹ rêu rao đã lộ rõ bộ mặt thực của kẻ xâm lược. Tôi đã thấy tận mắt nên tôi tin.”
- - Anh Hồ Đắc Hiền, thợ máy, trú tại số 61 đường Nguyễn Công Trứ, viết: “Qua triển lãm tôi thấy mọi giá trị chân chính đã được phục hưng hoàn toàn. Và cũng chỉ nghệ thuật chân chính mới đứng vững được, sống qua được bao thế kỉ của thời gian thử thách. Thật không ngờ trong thời gian ngắn Viện bảo tàng Mỹ thuật đã đưa triển lãm vào được nhìn tận mắt nền văn minh của dân tộc. Và những văn vật ấy tôi thấy tự hào vô cùng. Đây là một nỗ lực quá lớn trong trong khi miền Bắc phải trải qua những thử thách cam go, ác liệt. Qua những bức tranh hiện đại, tôi thấy rõ sự kết tinh, tính truyền thống. Có thể nói nó quán xuyến mọi chủ đề, đã tạo cho tranh Việt Nam có một phong cách riêng, độc đáo, mãnh liệt, tao nhã. Chỉ có cách mạng, nền nghệ thuật chân chính mới phát triển rực rỡ”. - Anh Ngô Thời Đô, 20 tuổi, sinh viên Đại học Sư phạm Huế, mở đầu cảm hứng bằng 2 câu thơ thật vui sướng, ngọt ngào: “Chào mừng Huế thắm màu xinh/ Chào hoa mỹ thuật ngoài mình gửi vô”. Và anh viết tiếp: “Thật xúc động làm sao khi tôi viết mấy lời này. Những tranh ở đây hầu hết đều rất đẹp. Mỗi bức một vẻ. Tranh thuần mô tả đời sống dân ta, đời sống của dân tộc nghèo đầy tai ách, nhưng kiên cường bất khuất. Qua tranh tôi thấy toát lên sức sống kỳ lạ - một sức sống mãnh liệt không có sức nào cản được. Những bức như Quê ta sạch bóng quân xâm lược (của họa sĩ Thế Hùng), Qua bản cũ (Sơn mài của họa sĩ Lê Quốc Lộc), Giặc phá nhà ta cứ đi (Tranh cổ động của họa sĩ Trường Sinh), Tây Nguyên bao la - Tây Nguyên hùng vĩ (Tranh sơn khắc của hai họa sĩ Nguyễn Như Huân, Nguyễn Như
- Hoành)..v.v.. là những nét dịu êm của người Việt. Cái dịu êm làm quân thù phải ngột ngạt. Rồi nữa, thương sao là thương cái dáng bé thơ, mũm mĩm tròn trịa, tinh khôi của chú bé con, em gái nhỏ bên người bộ đội; những ao hồ, tranh nứa, đường làng, chuối, ngô, hoa đăng ngày hội giải phóng, nụ cười như vang theo “Lời dặn dò cặn kẽ của Bác Hồ” trong bức Bác Hồ đến thăm một gia đình nông dân (của họa sĩ Nguyễn Văn Thiện) làm tôi say mê không muốn về. Đẹp lắm! Xinh lắm! Dịu dàng lắm! Nhưng cũng bất khuất kiên cường vô cùng. Sức sống Việt Nam đó. Dân tộc tôi đó. Mái đình cong, Đức Phật ngàn mắt ngàn tay. Tranh Thầy đồ cóc, Đám cưới chuột, Đánh ghen, Hứng dừa, Thô sơ thắng hiện đại. Giờ đây lại thôi thúc tôi thêm tin tưởng, thêm gắn bó thiết tha với quê hương xứ sở. Những tranh ấy, hồi còn nhỏ tôi đã tò mò thấy ở nơi nào - ở chợ Tết, dưới mái đình làng trong hội hè. Nhưng tôi không quên được những nét giản đơn, thuần phác dịu nhẹ và âu yếm gửi gắm đầy trìu mến ấy có bà con đang sống, đang vui, đang xây dựng cuộc đời… Trước giải phóng, khi đất nước chưa sạch bóng quân thù, mỗi lần Tết đến, tôi được xem những tranh mà người ta gọi là “Tranh dân gian” in sau những bìa trong trang ruột của tạp chí “Bách Khoa”, “Phổ Thông”, “Văn học” của Sài Gòn, nhìn vào những nét lu mờ, xám xịt, ảm đạm của màu mực sao chép lại, tôi buồn vô cùng! Màu sắc sao chép đã làm mất đi sự thật “đẹp như thật” mất rồi. Ai cho tôi xem lại tranh ấy nữa! Thầy tôi khi giảng về mớ tranh ấy cũng không khỏi tức tưởi nhớ tiếc. Thầy tôi thường bảo rằng rồi đây dân ta sẽ quên đi những công cụ hay dùng thường ngày
- của dân tộc. Bởi vì chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ mỗi ngày đẩy dân ta xa quê hương đất Tổ. Đời sống vật chất đã khó khăn, nói chi tranh treo cho vui mắt. Cũng có thể là nghệ sĩ bình dân đã chết, đã bị bỏ quên. Thảm thương lắm. Hôm nay nhìn lại những bức tranh Đông Hồ, Hàng Trống tôi càng thấy thân thương nếp sống dân ta, tôi lại càng tin tưởng vào ngày mai văn hóa nước nhà. Phải, Hà Nội là trái tim của dân tộc và Hà nội xứng đáng được vinh dự trân trọng lưu trữ, nâng niu những bức tranh “Ngày xưa” đầy tình dân tộc ấy”.
- TÔ NGỌC VÂN - Hai thiếu nữ và em bé - Sơn dầu 1944
- - Anh Đoàn Trần Đức, sinh viên trường Cao đẳng Mỹ thuật Huế viết: “Buổi sáng bước vào phòng tranh, một cảm giác mới và mạnh đập vào tâm hồn tôi, như một sức sống đang vươn lên. Tôi thích nhất là tranh mộc bản (tranh khắc gỗ) và ký họa. Vì nó nói lên được trọn vẹn tâm hồn vĩ đại Việt Nam”. - Anh Nguyễn Phạm Kim Sơn, nguyên Trung úy truyền tin quân đội Sài Gòn, ngụ tại chung cư Thương phế binh, đường Triệu Ẩu, Huế, viết: “Một buổi chiều bừng dậy trong tôi tình yêu thương dân tộc mãnh liệt. Dân tộc Việt Nam quả thật là một dân tộc anh hùng. Con người Việt Nam mang đầy tính chất hiền hòa, yêu hòa bình, yêu độc lập và cũng là con người rất kiên cường, bất khuất. Đó là cảm tưởng của tôi khi xem phòng tranh nghệ thuật tại cuộc trưng bày này.” - Một người xem Huế ký không rõ tên, viết: “ Những phút trôi qua đầy thi vị. Nghệ thuật cách mạng sâu sắc quá. Tôi cứ tưởng là từ trước - trong thời gian chống đế quốc - nghệ thuật ngoài đó (Miền Bắc) chắc bị bóp nghẹt, méo mó. Nhưng không. Sống động lắm. Thích nhất là những tác phẩm đề cao tinh thần đấu tranh của nhân dân ta. Những phút giây khơi động trong tôi rất nhiều. Nếu mà quân xâm lược còn trên đất nước này, trong giờ phút này, chắc là tôi không thể ngồi yên. Cám ơn ban
- tổ chức Viện bảo tàng. Cảm ơn các nghệ sĩ đã cho tôi được thưởng ngoạn hôm nay”. Tiếp theo Huế là Đà Nẵng, rồi thành phố Hồ Chí Minh, thành phố cao nguyên Đà Lạt (Lâm Đồng). Ở đâu người xem cũng ngỡ ngàng, cảm phục, tin yêu cái đẹp, cái hiền hòa, giản dị, cái hiện thực giàu tính sáng tạo, hào hùng của người nghệ sĩ hiện đại và các nghệ nhân xưa của nền mỹ thuật cổ dân tộc. Với công chúng Đà Nẵng, một trong số tác phẩm gây xúc động mạnh là bức tranh lụa vẽ bằng máu của họa sĩ - nhà điêu khắc Diệp Minh Châu đêm ngày 2/9/1947 tại chiến trường Nam Bộ Bác Hồ và ba thiếu nhi Trung Nam Bắc. Tiếp đến là bức chân dung Hồ Chủ Tịch. Tranh thêu chỉ màu của nghệ nhân Song Hỷ. Các nữ tu sĩ công giáo dòng áo trắng đánh giá “tác phẩm mang vẻ đẹp tinh tế, có thần, có hồn, có kỹ thuật tay nghề cao, giàu cảm xúc thẩm mỹ.” Một bà soeur phát biểu: “Người ta nói nghề thêu ngoài Bắc sút kém, chính phủ kháng chiến không dùng người tài. Qua tác phẩm, tôi thấy các nhà cầm quyền miền Nam đã nói sai không đúng sự thật. Vì vậy chúng tôi rất phục tài nghệ sĩ, rất tin tưởng vào đường lối văn hóa của mặt trận giải phóng”. Một sinh viên văn khoa Đà Nẵng phát biểu: “Đà Nẵng là một thành phố lớn của Miền Nam, sau Huế và Sài Gòn. Những người am hiểu nghệ thuật chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Vì vậy người ta thường mời các họa sĩ, nhà điêu khắc, kiến trúc
- sư từ Huế, Sài Gòn vào trang trí nội ngoại thất, hoặc vẽ kiểu biệt thự, building. Nhưng chính chủ nhân biệt thự, phòng trà, building không am hiểu mỹ thuật là bao. Kết quả các mẫu nhà, phòng trà đều mang vẻ đẹp lai căng, không có vẻ đẹp dân tộc. Bây giờ được xem phòng tranh của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, Hà Nội, chúng tôi mới thực sự hoàn hồn. Những vẻ đẹp lành mạnh, thân quên thật gần gũi với nếp sống dân ta. Cái cốt lõi của dân tộc, giống nòi được bảo tồn, tự tin không mất gốc. Như thế mới có được độc lập tự do thực sự đúng nghĩa”.
- NGUYỄN THỤ - HUY OÁNH - Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân. Tranh cổ động chống Mỹ (Màu bột 1970)
- Cuộc trưng bày ở thành phố Hồ Chí Minh được bổ sung quy mô hơn với con số 200 tác phẩm. Địa điểm trưng bày cũng rộng và thoáng (chính là Bảo tàng Mỹ thuật thành phố ngày nay). Nhà điêu khắc trẻ Phạm Văn Hạng (người đã vẽ bức tranh phản chiến, bố cục trên tranh có da thịt người đã khô, tóc rối, dây kẽm gai, quần áo rách... bị cấm không được treo) đã phát biểu: “Tôi vui mừng xúc động được xem tận mắt những tác phẩm trưng bày. Là nghệ sĩ điêu khắc tôi say sưa tìm kiếm vẻ đẹp nhiều nơi, nhiều nguồn khác nhau. Tôi học hỏi, sáng tạo, chung qui cũng không thoát khỏi cái nhìn của vẻ đẹp phương Tây. Tôi biết vẻ đẹp phương Đông là dữ dội, thâm trầm, đầy huyền thoại, nhưng chưa có dịp được nhận biết rõ ràng, thấu đáo. Nay được xem tận mắt những tác phẩm của các nền nghệ thuật Đông Sơn, đình làng Việt, tôi hoàn toàn kinh ngạc và thán phục. Tôi thấy anh em nghệ sĩ ngoài Bắc có một kho báu để khai thác, học tập. Chúng tôi trong này thiệt thòi, không có để học hỏi thật đáng tiếc. Vẻ đẹp cổ xưa thật hiện đại vô cùng. Chưa phải học đâu xa. Học ông cha suốt đời cũng chưa hết cái đẹp. Bức chạm gỗ Đánh cờ (Đình Ngọc Canh, Phúc Yên, cuối TK 17) thật là 1 tác phẩm hiện đại và cách tân lớn đối với điêu khắc. Tầm khái quát và cách điệu của nghệ sĩ xưa thật cao, thông minh, sáng tạo. Hà tất phải vẽ, nặn như thời Phục hưng Ý (TK 16) mới đẹp. Vẻ đẹp ấy chính các điêu khắc gia
- lừng danh châu Âu như Brancusi, Henri Moore cũng chối bỏ, không mặn mà gì. Qua đây cũng báo động cho lối đào tạo phương Tây cổ điển TK 17 ở các nhà trường mỹ thuật. Điều đó nói lên lập trường của chính phủ cách mạng là đúng, có chính nghĩa, văn hóa có niềm tự hào, tự tin, tự tôn dân tộc. Cuộc triển lãm thật lý thú và hấp dẫn”. Theo nguyện vọng của người xem, triển lãm đã kéo dài tới 2 tháng. - Với thành phố cao nguyên Đà Lạt, Lâm Đồng, triển lãm cũng mở cửa theo nguyên vọng của người xem đúng một tháng. 70.000 lượt người đã viếng thăm. Một con số kỷ lục với thành phố Cao Nguyên đất rộng, người thưa, nhưng bù vào đó là tác phẩm được phục vụ các đối tượng đặc biệt: Đồng bào các dân tộc ít người miền núi, các tu sĩ, tín đồ công giáo, Phật giáo, khách du lịch. Cảm tưởng về cuộc triển lãm thật phong phú, sống động. Tượng Phật Bà Quan Âm gỗ mít sơn son thếp vàng nguyên bản vào thế kỷ 16, thời Mạc. Điêu khắc đình làng ở thế kỷ 16, 17, 18. Tranh tượng hiện đại trước và sau Cách mạng tháng tám 1945 cho đến thời chống Mỹ. Đặc biệt những trang phục của các dân tộc miền núi rất gần gũi với đồng bào Tây Nguyên. Người xem vui mừng xúc động đến ngạc nhiên thật khó tả. Lần đầu tiên được xem những tác phẩm tượng đình chùa bề thế, giàu tính sáng tạo của “Văn hóa Đàng Ngoài” ai cũng bị hấp dẫn đến ngỡ ngàng hạnh phúc. Không chỉ với các tu sĩ Phật giáo mà cả các tu sĩ cơ đốc giáo cũng thích thú, nể trọng. Nhiều người
- đặt câu hỏi: “Chính phủ cách mạng vừa đánh giặc, vừa sản xuất, chưa đủ ăn mà vẫn bảo tồn văn hóa - nghệ thuật được tốt? Rõ ràng đó là những chiến thắng lớn lao, vĩ đại xuất phát từ lòng yêu nước, yêu văn hóa dân tộc mới làm tốt được công tác bảo tồn bảo tàng những giá trị văn hóa vật thể và tinh thần, cũng như văn hóa tâm linh - phi vật thể”. Xin cảm ơn Ban tổ chức, những nghệ sĩ vô danh và hữu danh của đất nước đã để lại trong lòng người xem những ấn tượng đầy tốt đẹp về cuộc trưng bày.” Một sự kiện đáng nhớ nữa là cùng với triển lãm còn chiếu bộ phim màu mang tên “Bác Hồ vẽ và những tác phẩm mỹ thuật về Bác” do xưởng phim đèn chiếu Việt Nam và Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam phát hành (Kịch bản và lời bình của Trần Thức - Người viết những trang hồi ký này). Đó là một phần cảm tưởng tóm lược của nhiều tầng lớp người xem có tên tuổi, địa chỉ, chức nghiệp cũng như những người không ghi rõ tên tuổi chức nghiệp. Tất cả họ đều gặp nhau ở tình yêu cái đẹp: Yêu con người, yêu văn hóa dân tộc, yêu lịch sử gian khổ hào hùng của quê hương đất nước.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Thú chơi cổ ngoạn
479 p | 295 | 96
-
Kiến trúc tháp Chăm - Người chăm xây dựng tháp như thế nào?
9 p | 312 | 55
-
Bát Tràng – Đặc sắc men GỐM
8 p | 144 | 22
-
Chọn tinh dầu chăm sóc da và tóc
3 p | 150 | 20
-
Làm đẹp da mặt bằng diên phu liệu pháp
7 p | 151 | 20
-
Tìm hiểu DI SẢN NGHỆ THUẬT CHĂM
9 p | 117 | 18
-
HÌNH TƯỢNG CON LỢN TRONG TRANH TẾT DÂN GIAN ĐÔNG HỒ
8 p | 138 | 15
-
KIẾN TRÚC MỸ THUẬT CỔNG LÀNG ƯỚC LỄ
11 p | 158 | 13
-
Chân dung và tự họa của các họa sĩ Hải Phòng
21 p | 92 | 10
-
Bài thuốc cho vòng một nở nang
5 p | 99 | 8
-
Xua tan quầng thâm quanh mắt bằng cách cực đơn giản
15 p | 57 | 6
-
Mật ong làm đẹp tóc
6 p | 102 | 6
-
Tác phẩm điêu khắc cổ xưa nhất thế giới
3 p | 117 | 5
-
Pudding mang tên “tiết kiệm”
3 p | 74 | 5
-
10 mỹ nhân gợi tình nhất với tóc retro
11 p | 58 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn