intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

“Nhịp sống mới” tạo nên những khoảnh khắc tác phẩm nhiếp ảnh

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

93
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mùa bội thu - Ảnh: Tô Châu Với số lượng 343 tác phẩm (của 254 tác giả thuộc 52 tỉnh, thành phố) được chọn trưng bày trong số 3.042 bức ảnh của 938 nghệ sĩ nhiếp ảnh cả nước. Triển lãm ảnh nghệ thuật toàn quốc lần thứ 24 – 2006 thật sự gây ấn tượng và là một hoạt động văn hóa lớn của nhiếp ảnh Việt Nam. Chủ đề của triển lãm ảnh lần này là “Nhịp sống mới”, ý tưởng của Ban tổ chức muốn các nhà nhiếp ảnh hướng ống kính máy ảnh để thể hiện...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: “Nhịp sống mới” tạo nên những khoảnh khắc tác phẩm nhiếp ảnh

  1. “Nhịp sống mới” tạo nên những khoảnh khắc tác phẩm nhiếp ảnh Mùa bội thu - Ảnh: Tô Châu Với số lượng 343 tác phẩm (của 254 tác giả thuộc 52 tỉnh, thành phố) được chọn trưng bày trong số 3.042 bức ảnh của 938 nghệ sĩ nhiếp ảnh cả nước. Triển lãm ảnh nghệ thuật toàn quốc lần thứ 24 – 2006 thật sự gây ấn tượng và là một hoạt động văn hóa lớn của nhiếp ảnh Việt Nam. Chủ đề của triển lãm ảnh lần này là “Nhịp sống mới”, ý tưởng của Ban tổ chức muốn các nhà nhiếp ảnh hướng ống kính máy ảnh để thể hiện những đổi thay của
  2. đất nước, con người Việt Nam, chớp được những khoảnh khắc ấn tượng thể hiện bước chuyển mình của đất nước trong những năm đầu của thế kỷ 21. Việc đặt ra chủ đề hay đề tài tự do cũng không quan trọng, cái chính là việc đặt vấn đề trong tác phẩm như thế nào để thể hiện sự sáng tạo của nghệ sĩ trước hiện thực cuộc sống. Cái quan trọng cuối cùng chính là tác phẩm, là ý tưởng của tác giả chuyển tải qua ngôn ngữ của nhiếp ảnh qua ánh sáng, màu sắc, đường nét, bố cục, sự phát hiện... Một nét mới trong Triển lãm ảnh nghệ thuật toàn quốc lần thứ 24 là ảnh kỹ thuật, kỹ xảo được công nhận là một loại hình của nhiếp ảnh xếp ngang với ảnh chụp trực tiếp và được phân chia một cách rõ ràng. Thực ra không phải bây giờ khi công nghệ thông tin phát triển mới có ảnh kỹ thuật, kỹ xảo. Trong lịch sử nghệ thuật, nhiếp ảnh và hội họa là hai ngành nghệ thuật thị giác có những nét tương đồng và khác biệt, cùng là thể hiện cái đẹp hiện thực trên mặt phẳng hai chiều nhưng ngôn ngữ hội họa là đường nét, màu sắc, ánh sáng, bố cục mà họa sĩ thông qua sự quan sát hiện thực thể hiện qua bàn tay. Còn tác phẩm nhiếp ảnh là người nghệ sĩ thông qua chiếc máy ảnh tái tạo lại hiện thực trên giấy bắt sáng. Vì không chủ động được như họa sĩ cho nên trong công đoạn để làm ra bức ảnh (buồng sáng, buồng tối) các nhà nhiếp ảnh đã phải sử dụng kỹ thuật, kỹ xảo để được bức ảnh ưng ý. Có thể dùng bút chấm máy.v.v... từ khi đất nước đổi mới, công nghệ tin học phát triển ở Việt Nam, việc ứng dụng kỹ thuật số trong hệ thống máy chụp ảnh và in phóng ảnh được sử dụng và ngày càng phát triển tạo cơ hội cho ảnh kỹ thuật, kỹ xảo. Có một thời chúng ta chỉ đề cao ảnh chụp trực tiếp, nhiều nhà nhiếp
  3. ảnh quay lưng với ảnh được sử dụng công nghệ tin học. Công nghệ tiên tiến giúp các nghệ sĩ dễ dàng tạo nên những ý tưởng mới, làm phong phú cho phương pháp thể hiện tác phẩm. Với 260 tác phẩm loại A (ảnh chụp trực tiếp), 83 tác phẩm loại B (ảnh kỹ thuật, kỹ xảo), Triển lãm ảnh nghệ thuật toàn quốc lần thứ 24 thể hiện sự đa dạng về đề tài và cách thức thể hiện. Ông Lê Đình Linh là người tìm mua tác phẩm nhiếp ảnh phát biểu: “Tôi để hàng giờ để chiêm ngưỡng tác phẩm trong triển lãm ảnh nghệ thuật toàn quốc này; có nhiều tác phẩm đặc trưng cho các vùng miền cả nước: Bắc, Trung, Nam, Tây Bắc, Tây Nguyên... là cán bộ khoa học kỹ thuật đã đi khắp mọi miền đất nước để thiết kế hệ thống điện quốc gia, tôi thật sự xúc động trước các tác phẩm ghi lại những cảnh đẹp của con người, thiên nhiên. Tôi thật sự khâm phục các nghệ sỹ nhiếp ảnh rất kỳ công chọn được những góc độ đẹp, đã chọn được những khoảnh khắc ấn tượng để bấm máy, sáng tạo nên những tác phẩm rung động lòng người. Đi nhiều, tôi biết để có được những bức ảnh đó không phải dễ, đó thật sự là lao động công phu. Tôi muón tìm mua các bức ảnh vì nhiếp ảnh có tính chân thực, tôi muốn mua tác phẩm đẹp để trang trí gia đình, để thu lại cảnh đẹp các vùng miền đất nước trong khong gian của mình, để cùng người thân bạn bè thưởng thức...”. Với chủ đề “Nhịp sống mới” đề tài các tác phẩm đã phản ánh khá phong phú cuộc sống, đất nước con người Việt Nam. Trong bối cảnh giao lưu, hội nhập, trong khí thế đất nước sau 20 năm đổi mới. Năm 2006, Việt Nam đã
  4. có nhiều đổi mới về mọi mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, cuộc sống với nhiều vận hội mới đã thể hiện trong mọi mặt của cuộc sống trong từng con người. Các đề tài: công nghiệp, nông nghiệp, quân đội, thể dục thể thao, văn hóa, sinh hoạt đời thường, chân dung, phong cảnh. Vì chủ đề là “Nhịp sống mới” cho nên các tác giả đã nỗ lực săn tìm các khoảnh khắc độc đáo ghi lại một thoáng đổi thay trong cuộc sống, chính vì vậy đã tạo sự “động” cho tác phẩm. 28 tác phẩm xuất sắc của các tác giả ở Đồng Nai, Tiền Giang, Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Bình Thuận, Huế, An Giang, Vĩnh Phúc, Lâm Đồng, Đăk Lăk, Long An, Hải Dương, Thanh Hóa, Hải Phòng đã được chọn để trao giải thưởng bao gồm: 19 giải cho ảnh loại A, gồm 1 Huy chương Vàng, 3 Huy chương Bạc, 5 Huy chương Đồng, 10 giải khuyến khích; 9 giải cho ảnh loại B gồm: 1 Huy chương Vàng, 1 Huy chương Bạc, 2 Huy chương Đồng, 5 giải Khuyến khích. Các tác phẩm “Mùa lúa mới” của Hoàng Thế Phúc, “Quà của biển” của Phạm Hữu Tiến đoạt Huy chương Vàng khá hoàn thiện, có những nét mới. “Chào đời” Của Trịnh Hải, “Sản phẩm mới” của Ngọc Bảo đoạt Huy chương Bạc phát hiện những nét hoành tráng trong cuộc sống từ những việc rất bình thường. Văn Thanh với tác phẩm “Chuông nón”, Đỗ Hữu Tuấn có “Cánh dù ngày mới”, “Đón nắng” của Cao Minh Dẹt, “Thảm xanh Tam Đảo” của Võ Huy Cát, “Mở đường vào bản” của Văn Vượng, “Xuân về bản em” của Tất Bình, “Sinh ra từ hạt bụi” của Huỳnh Như Lưu
  5. là những tác phẩm giành huy chương Đồng đã đề cập một khía cạnh của nhịp sống mới. Giải khuyến khích gồm các tác phẩm “Công đoạn cuối” của Nguyễn Bá Khiêm, “Công việc thời hiện đại” của Trần Hữu Cường, “Cô gái Êđê” của Chính Hữu, “Việt Nam bay cao” của Lê Chí Trọng, “Nguồn nguyên liệu giấy” của Tô Châu, “Tôi yêu Việt Nam” của Phạm Hùng Cường, “Bức tranh quê” của Ngọc Hà, “Nỏ thần ngày nay” của Đoàn Hoài Trung, “Đồng điệu” của Trần Thanh Hải, “Khởi sắc vùng đồi” của Thế Dũng, “Âm thanh Tây Nguyên” của Bảo Hưng, “Thêm công trình mới” của Nguyễn Lành, “Vầng trăng công nghiệp” của Trần Vĩnh Nghĩa, “Cuộc sống ven hồ” của Lại Hiển, “Bóng quê” của Vũ Dũng có những nét riêng. Tuy vậy, nhìn toàn cục người xem mong muốn tác phẩm đoạt giải trong triển lãm cần có sự nổi trội mạnh mẽ hơn, sự sàn sàn “trứng gà, trứng vịt” chưa đem lại cho khán giả sự thỏa mãn. Bám sát chủ đề “Nhịp sống mới”, ở một mức độ nào đó các tác phẩm ảnh nghệ thuật trong triển lãm lần thứ 24-2006 đã phản ánh sinh động đời sống xã hội Việt Nam, các tác giả đã cố gắng bám sát hiện thực để tìm ra những nhịp mới trong cuộc sống thể hiện những biến chuyển của đất nước. Vẻ đẹp của đất nước con người Việt Nam được thể hiện bằng cái nhìn ấm áp. Sự tmf tòi các góc đẹp, lạ đã làm cho tác phẩm có ấn tượng mạnh tạo cho người xem những cảm xúc thẩm mỹ. Khẳng định Triển lãm ảnh nghệ thuật toàn quốc lần thứ 24 là một thành công,
  6. nhưng để thành công hơn nữa người viết bài này xin đề xuất mấy ý kiến nhỏ. - Ủng hộ cách phân chia ảnh làm hai loại hình (chụp trực tiếp và ảnh kỹ thuật kỹ xảo) nhưng cần quy định rõ ảnh dùng kỹ thuật để chỉnh sửa đôi chút với ảnh được biến đổi về hình thức cho phù hợp với nội dung đề có thể sử dụng các phương thức biểu hiện thể hiện ý tưởng sáng tạo để giúp cho các giả tránh nhầm lẫn. - Việc chấm giải nên làm ngay để trao giải được trong Lễ khai mạc. Để gần cuối thời gian, triển lãm sắp kết thúc mới thông báo kết quả làm người xem và người được giải thấy thiếu hào hứng, việc tuyên truyền được dễ dàng hơn. Tất nhiên Hội đồng gồm các thành viên nào, chấm kiểu gì thì ý kiến đồng ý hay không đồng ý cũng là tất nhiên không bao giờ tránh khỏi. - Đã phân loại ảnh A, B thì khi trưng bày cũng nên bày riêng để người xem dễ theo dõi, người nghiên cứu dễ đánh giá khái quát. - Vựng tập rất đẹp nhưng cần ghi tên tỉnh kèm tên tác giả ở phần ảnh để dễ theo dõi...
  7. Triển lãm ảnh nghệ thuật toàn quốc lần thứ 24-2006 do Bộ Văn hóa – Thông tin phối hợp với Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức góp phần thể hiện diện mạo của nhiếp ảnh Việt Nam hôm nay. Đây là hoạt động lớn của giới nhiếp ảnh Việt Nam chào mừng thành công Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 10 và Quốc khánh lần thứ 51 của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Với lòng yêu nghề, say mê sáng tạo và trách nhiệm nghệ sỹ các nhiếp ảnh gia Việt Nam đã thể hiện thành công tôn vinh dân tộc Việt Nam bằng những tác phẩm chân thực say đắm lòng người. Triển lãm ảnh nghệ thuật toàn quốc lần thứ 24-2006 cùng với bộ ảnh Việt Nam đoạt Huy chương Vàng tại Triển lãm ảnh nhân dịp Đại hội Liên đoàn ảnh nghệ thuật quốc tế (FIAP) là minh chứng cho nghệ thuật nhiếp ảnh Việt Nam trên đà phát triển trong xu thế giao lưu hội nhập, góp phần làm nên bản sắc văn hóa Việt Nam thấm đậm tính nhân văn, góp phần là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống con người.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0