intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

"Rèn" cho bé vệ sinh răng miệng sạch sẽ

Chia sẻ: Bi Bo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

72
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với những bé sơ sinh Mẹ dùng gạc tưa lưỡi xỏ vào ngón tay trỏ, thấm nước muối sinh lý hoặc nước muối pha nhạt, hơi ấm để xoa đều các nướu răng và đánh lưỡi, lau vòm họng cho bé. Mẹ chà sát nhẹ nhàng, mặt trên, mặt dưới, trong và ngoài lợi bé. Mẹ cũng có thể dùng khăn sữa thay cho gạc tưa lưỡi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: "Rèn" cho bé vệ sinh răng miệng sạch sẽ

  1. "Rèn" cho bé vệ sinh răng miệng sạch sẽ Với những bé sơ sinh Mẹ dùng gạc tưa lưỡi xỏ vào ngón tay trỏ, thấm nước muối sinh lý hoặc nước muối pha nhạt, hơi ấm để xoa đều các nướu răng và đánh lưỡi, lau vòm họng cho bé. Mẹ chà sát nhẹ nhàng, mặt trên, mặt dưới, trong và ngoài lợi bé. Mẹ cũng có thể dùng khăn sữa thay cho gạc tưa lưỡi. Mẹ vệ sinh lưỡi cho bé để diệt vi khuẩn gây hôi miệng. Trên thị trường hiện nay cũng có bán rất nhiều loại thuốc đánh tưa lưỡi cho bé. Mẹ có thể chọn mua cho bé khi lưỡi bé bị trắng quá nhiều mà nước muối nhạt không thể lau sạch. Bé có nuốt những loại thuốc đánh tưa này mà không sợ nguy hiểm. Sau khi vệ sinh lưỡi, lợi, vòm họng cho bé sơ sinh, mẹ đợi 20 phút sau mới cho bé bú hoặc ăn sữa ngoài. Khi bé bắt đầu mọc răng Khi bé bắt đầu mọc các răng cửa, mẹ vẫn có thể dùng gạc tưa lưỡi để lau răng cho bé. Với những bé trên một tuổi, khi bé ngủ dậy, mẹ cho bé uống chút nước lọc rồi lấy khăn sạch, thấm chút mật ong, lau sạch sẽ răng, lợi, lưỡi của bé. Mật ong cũng có tác dụng làm cho bé thơm miệng và đề phòng đau họng. Với những bé đã mọc nhiều răng, mẹ hãy tập đánh răng cho bé ngày 2 lần vào buổi sáng và tối. Để rèn cho con thói quen này, mẹ mua bàn chải đánh răng, cho con tự cầm chơi và luyện động tác đánh răng. Chọn mua cho bé bàn chải đánh răng có cán làm bằng con thú dễ thương, lông bàn chải mềm, kem đánh răng có hương vị hoa quả. Chắc chắc bé rất thích. Nên chú ý mua loại kem đánh răng bé có thể nuốt được để đảm bảo an toàn. Mỗi tối, mẹ bảo bé ngoan đi đánh răng để đuổi con sâu đi. Mẹ lấy cho bé một lượng kem đánh răng nhỏ bằng hạt đậu thôi. Hai mẹ con có thể thi
  2. đánh răng, xem ai đánh nhanh và sạch hơn, tạo cảm giác thích thú cho bé. Mẹ ngồi cùng bé trên sàn nhà tắm để bé dễ dàng quan sát cách mẹ chải răng và bắt chước. Bé đã quen và có thể tự đánh răng, mẹ vẫn chú ý để có thể hỗ trợ bé, tránh trường hợp bé đánh răng không sạch. Thông thường, sau khi bé tự đánh răng xong, mẹ hãy đánh răng và lau lại răng, lợi cho bé sạch sẽ. Cần thay cho bé bàn chải mới khi đầu lông đã trở nên xơ, cứng. Sau khi đánh răng, có thể cho bé xúc miệng hoặc nuốt một chút nước muối để tiệt trùng và diệt khuẩn. Lưu ý: Mẹ nên tập cho bé đánh răng ngay từ khi có thể để hình thành cho bé một thói quen tốt từ khi còn nhỏ. Vì vệ sinh răng miệng sạch giúp bé ngăn ngừa cách bệnh về họng. Khi bé được 2 tuổi, mẹ mới nên cho bé dùng kem đánh răng. Nếu bé dùng kem đánh răng trước 2 tuổi (thường theo xu hướng là nuốt kem đánh răng), lượng fluoride quá nhiều sẽ dẫn tới hiện tượng fluoride hóa (fluorois), làm xuất hiện những đốm trắng trên răng khi bé lớn lên. Khi bé đi học mẫu giáo, đi sang nhà hàng xóm, đi chơi công viên, nhiều cách xưng hô không hay sẽ "ngấm" vào người bé. Vì vậy, bố mẹ cần phải lưu ý để kịp thời chỉnh sửa những xưng hô lạ của bé. Nếu bố mẹ không uốn nắn kịp thời, những suy nghĩ, hành động không tốt sẽ in sâu vào bé. Nếu bé bắt chước cách nói của người lớn, thiếu lễ phép, không nên áp đặt cho bé: "Bố mẹ làm thế được, con thì không". Bé sẽ dễ ấm ức và tìm cách làm trái ý kiến của bố mẹ. Thay vào đó, hãy giải thích cho bé hiểu điều gì đúng, điều gì sai. Nếu cần thiết, bố mẹ có thể nhận lỗi hành vi không hay của mình để bé học tập. Trong trường hợp cụ thể, bé hay "ừ" và "ơi" theo cách nói của bố mẹ, bố mẹ nên làm ngược lại như: khi bé gọi, bố mẹ sẽ "dạ". Khi bé nói gì, bố mẹ cũng "vâng". Bố mẹ cũng "vâng, dạ" trong những lời đối đáp giữa hai
  3. người lớn với nhau. Làm như vậy, bé sẽ cảm thấy thích thú và bắt chước bố mẹ "dạ, vâng" rất nhanh chóng và hiệu quả. Khi nào bố mẹ trót quên mà nói "ừ, ơi", bố mẹ cũng phải chỉnh lại, xin lỗi bé: "Sao mẹ lại nói ừ nhỉ? Đáng ra mẹ phải nói vâng chứ. Mẹ xin lỗi cu Tít nhé". Lần sau, bé có nói nhầm, bé cũng sẽ tự chỉnh lại và xin lỗi người lớn. Bố mẹ và bé có thể chơi trò "Để ý xem ai nói từ ừ, ơi" nhiều nhất sẽ bị phạt. Ai là nói đúng nhiều nhất, có công phát hiện người nói sai và chỉnh lại sẽ được khen ngợi và phần thưởng. Điều cần thiết nhất là bố mẹ phải luôn là tấm gương cho con noi theo trong tất cả mọi hành động, cử chỉ, lời nói của mình.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2